album của BCT

album của BCT
một vài hình ảnh chia sẻ với bạn đọc

Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

LỚP TẬP HUẤN “CÔNG TÁC LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT”

LỚP TẬP HUẤN “CÔNG TÁC LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT” Ghi chép của Bùi Công Thuấn
(TS Đào Duy Quat tổng kết hội nghị) Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương tổ chức Lớp Tập Huấn “ Công tác lý luận phê bình văn học, nghệ thuật” cho 31 tỉnh phía Nam, từ Quảng Ngãi đến Cà Mau. Danh sách được triệu tập có 273 người. Đối tượng là các cán bộ chỉ đạo, quản lý, các nhà lý luận, phê bình, cán bộ công tác trên lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, các Hội chuyên ngành trung ương, các báo, tạp chí, trường Đại học. Trong số tham dự viên tôi thấy có Hội Nghệ Sĩ Nhiếp ảnh, Nhạc viện Tp HCM, ĐH.KHXH&NV, Hội Kiến Trúc sư VN, các Trưởng, phó Ban Tuyên Giáo tỉnh, Sở VH –TT-DL, các đài PTTH, TBT và phóng viên các báo… PGS-TS Nguyễn Hồng Vinh, chủ tịch Hội đồng LLPB.VHNT TW trong phát biểu khai mạc Lớp Tập Huấn đã nhấn mạnh các họat động của Hội Đồng. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Ban Bí Thư giao, để góp phần triển khai hiệu quả Nghị quyết 23 của Bội Chính Trị về “ tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời lỳ mới”, hoạt động của Hội Đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương đã và đang hướng vào 3 nhiệm vụ chính : Hoạt động khoa học, tham gia đấu tranh với những quan điểm lý luận sai trái, lệch lạc trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, và bồi dưỡng đội ngũ những người hoạt động trên lĩnh vực lý luận, phê bình văn học nghệ thuật. Lớp Tập Huấn lần này nằm trong hoạt động bồi dưỡng đội ngũ những người hoạt động trên lĩnh vực lý luận, phê bình văn học nghệ thuật. Trong năm 2012 Hội đồng tổ chức 2 Lớp Tập Huấn, một lớp tại Ninh Bình (10-13/7/2012) một lớp tại Đồng Nai (18-21/7/2012) Nội dung tập huấn có 14 chuyên đề, kết hợp với tham quan chiến khu D, sinh hoạt với các tác giả trẻ, giao lưu văn nghệ với Hội VHNT Đồng Nai. Các chuyên đề trọng tâm là : 1.Một số vấn đề vền lý luận văn nghệ -GS-TS Đinh Xuân Dũng 2.Lý luận văn nghệ -GS Mai Quốc Liên 3.Các chiêu thức và thao tác phê bình một tác phẩm cụ thể - PGS-TS Phan Trọng Thưởng 4.Lý luận phê bình văn học những năm gần đây-TS Lê Thành Nghị 5.Một số vấn đề nghiên cứu lý luận, phê bình mỹ thuật hiện nay –Họa sỹ Trần Khánh Chương 6.Âm nhạc và một số vấn đề về lý luận, phê bình âm nhạc hiện nay-TS Nguyễn Thị Minh Châu 7.Lý luận và phê bình kiến trúc –PGS-TS, Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Thông 8.Đánh giá khái quát công tác lý luận, phê bình sân khấu trong thời gian qua-NSND Lê Tiến Thọ 9.Thực trạng sáng tác VHNT và tình hình lý luận, phê bình VHNT các dân tộc thiểu số-Inrasara 10.Bàn về thuộc tính của VHDG-GS-TS Nguyễn Xuân Kính… PGS-TS Nguyễn Hồng Vinh cũng nhấn mạnh đến mục đích của lớp tập huấn: 1.Lớp cung cấp thông tin về tình hình LLPB, và định hướng xử lý thông tin. 2.Trong tổ chức học tập, cá nhân học viên được quyền phát biểu ý kiến của mình trên nền Nghị Quyết, Cương lĩnh của Đảng. Cương lĩnh 2011 đã chỉ ra 8 đặc trưng, thì đặc trưng 3 nêu rõ : xây dựng nền VHNT tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất mà đa dạng trong 54 dân tộc anh em. 3.Báo cáo chính trị cũng lưu ý LLPB phải đứng trên nền tảng Mỹ Học Marxist, kế thừa kinh nghiệm của cha ông và tiếp thu tinh hoa VHNT nhân loại. Hội Đồng cũng xây dựng đề án về LLPB làm chuẩn cho công tác LLPB. Qua 4 ngày hội nghị, Các chuyên luận thực sự chạm đến những vấn đề “nóng” của đời sống văn học nghệ thuật hiện nay , từ thơ văn, đến âm nhạc điện ảnh, sân khấu, múa, kiến trúc... GS Mai Quốc Liên nói sâu sắc về lý luận văn nghệ Marxist. Lý luận Marxist mạnh vì gắn với chính trị, vì con người ở đâu cũng là con người chính trị. Lý luận văn nghệ của Đảng là đúng, vì nó đúng với con người VN. Không có chuyện văn nghệ chỉ là tự sự, chỉ là chữ, không có nội dung. Ông cũng nhấn mạnh đến sự kế thừa và sáng tạo. Kế thừa dân tộc và nhân loại để sáng tạo. Đặc biệt là tinh thần độc lập trong sáng tạo, không nô lệ trong quan điểm sáng tạo. Lâu nay lý luận phương Tây tràn vào VN rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở giới trẻ, quỳ mọp xuống sùng bái phương Tây đó là nô lệ tính. GS Mai Quốc Liên cũng điểm qua tình hình lý luận phê bình văn nghệ trên thế giới.Ông nhấn mạnh, phải có bản lĩnh văn hóa, bản lĩnh chính trị mới có thể trở thành nhà phê bình, cũng phải học tập liên tục. Nói văn nghệ, phải đặt văn nghệ trong văn hóa dân tộc. Nhà thơ Lê Quang Trang, PCT Hội Nhà Văn VN nói về sự đổi mới của Văn Học VN, những thành tựu của đổi mới. Đó là, có những sự việc ta nhận thức lại,có những việc ta nhận thức đầy đủ hơn, xét đến cùng, mục tiêu vì tổ quốc , vì chủ nghĩa xã hội là mục tiêu kiên định.Văn học nghệ thuật có nhiệm vụ phục vụ tổ quốc, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiều vấn đề được nhận thức lại như trước kia VH chỉ có 3 chức năng giờ chúng ta quan tâm đến những chức năng khác nữa như chức năng giải trí, chức năng dự báo. Sau đổi mới (86), VHVN, LLPB đã mở ra nhiều hướng, Phân tâm Học, chủ nghĩa Cấu Trúc, Hậu Hiện Đại… Đời sống PBVH rất sôi động, đã công bằng, khách quan và gần chân lý hơn. Chẳng hạn đánh giá lại phong trào Thơ Mới (1930-1945), Tự Lực Văn Đoàn, Chế Lan Viên, Vũ Trọng Phụng, Bích Khê, Vòng Trắng (Phạm Tiến Duật), đánh giá lại văn học Sài gòn (55-75). Lúc đầu chúng ta chưa hiểu hết. Giờ đọc lại , chắt lọc những tác phẩm gần với dân tộc. Tất nhiên, tác phẩm nào chống lại CM, chúng ta cần đánh giá sòng phẳng. Trong LLPB, việc vận dụng các lý thuyết phê bình đã có những thành tựu. GS Trần Đình Sử đã sớm đưa Thi Pháp Học xem xét thơ Tố Hữu. GS Hoàng Trinh, GS Trương Đăng Dung quan tâm đến VH so sánh.Phan Ngọc vận dụng chủ nghĩa Cấu Trúc để tìm hiểu truyện Kiều. Đỗ Lai Thúy dùng Phân Tâm Học để xem xét thơ Hồ Xuân Hương, Hoàng Cầm, gần đây các cây bút trẻ quan tâm đế Hậu Hiện Đại. Hội Nhà Văn đã tổ chức 2 đại hội LLPB (ở Tam Đảo, Đồ Sơn) Nhà thơ lê Quang Trang cũng đề cập đến các hoạt động của Hội Nhà Văn, như phục hồi cho Phan Khôi, Trần Dần, lê Đạt, Trương Tửu, Phùng Quán, Hoàng Cầm, xác định lại Nhân Văn Giai Phẩm là vụ án chính trị gián điệp mà một số nhà văn có dính líu. Hội cũng mở rộng giao lưu với nhiều nước trên thế giới… Khi được hỏi về tình hình lệch chuẩn, loạn chuẩn trong phê bình hiện nay, Nhà thơ LQT nhấn mạnh: Định hướng chính trị là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mục tiêu là văn nghệ vì tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội là khẳng định.Nếu chỉ phê bình chữ, chỉ phê bình cấu trúc không cần nội dung, chỉ xem xét tiềm thức vọt trào mà không quan tâm đến nội dung chính trị thì đó là lệch chuẩn, loạn chuẩn. Muốn hay không phải lấy phương pháp Marxist là chính, là chủ nghĩa Duy Vật (kể cả tiềm thức và vô thức), là duy vật lịch sử (vì con người tồn tại trong một xã hội nhất định.)… PGS-TS Phan Trọng Thưởng nói về các chiêu thức và thao tác phê bình. Chuyên luận này khá bổ ích cho những người làm công tác LLPB, bởi nó là những thao tác nghề nghiệp cụ thể để viết LLPB. Ông nhắc đến căn bệnh nghiệp dư của LLPB, hoặc những thái độ cực đoan khi độc tôn phương pháp Marxist, hội chứng Thi Pháp Học, Tự Sự Học, Phân Tâm Học. Thực ra những trào lưu đó đã có từ lâu (đầu thế kỷ 20) trên thế giới và du nhập vào ta cũng đã lâu. Chẳng hạn , về Thi Pháp Học, sách của Bak-tin đã viết từ 1929. TS PHT cũng nới đến tình trạng lệch chuẩn, tình trạng thiếu văn hóa phê bình (phê bình trịch thượng, mạt sát, quy chụp, phê bình đao búa, phê bình chặt chém…) Từ đó ông đề xuất cần thống nhất một số quan điểm 1. Bản chất của phê bình : Phê bình vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật 2. Đối tượng của phê bình : là tác phẩm cụ thể trong quan hệ với người đọc và tác giả 3. Chức năng của phê bình :Phát hiện cái hay cái đẹp, đánh giá, giá trị truyền rung cảm giá trị của văn học cho người khác, đánh thức khiếu cảm thụ nghệ thuật ở người khác. Phê bình thúc đẩy sáng tác, giúp VH phát triển, giúp hình thành cá tính sáng tạo, hoàn thiện quá trình sáng tạo. PB tác động đến người đọc từ đó tác động đến xã hội Phần trọng tâm của chuyên đề là các chiêu thức, quy trình PBVH TS Lê Thành Nghị gửi đến hội nghị những thông tin về tình hình LLPB hiện nay. Ông cũng điểm qua tình hình sáng tác: mở rộng đề tài (như sex, đồng tính, Cải cách Ruộng Đất, chiến tranh, đề tài thế sự, đạo đức đề tài lịch sử trong văn).Thơ có 3 dòng chính là thơ truyền thống (Hữu Thỉnh, Bằng Việt…),, dòng thơ nhiều lời (Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Trần Quang Quý…) và dòng thơ tắc tỵ… Ông bày tỏ rằng “tôi không mấy hy vọng vào dòng thơ tắc tỵ, vì không biết sẽ đưa thơ VN đến đâu. Nếu anh không đi từ văn hóa, thẩm mỹ dân tộc thì anh sẽ không thể tới đâu. Văn học không thể là “không thể hiểu”, chỉ là vọt trào vô thức, tôi cho đó là những tác giả kém bản lĩnh” TS Lê Thành Nghị cũng khẳng định LLPB không phải là bị bỏ rơi, bằng chứng là Hội Nhà Văn và Hội Đồng LLPB VHNT TW đã tổ chức rất nhiều hoạt động. Thực tế là: lực lượng làm LLPB còn yếu, PB không theo kịp sáng tác, PB nghiệp dư, cảm tính lấn át.. Ông kết luận, Văn học đã cởi mở, nhưng chưa có đỉnh cao. PB vẫn chưa theo kịp sáng tác Tôi cho rằng những chuyên đề của GS Mai Quốc Liên, PGS-TS Phan Trọng Thưởng, nhà thơ LQuang Trang, TS lê Thành nghị là rất hữu ích cho người làm công tác phê bình, công tác quản lý văn hóa văn nghệ (tuy những vấn đề đặt ra khôg mới, vì hầu hết đã được trình bày ở Lớp Tập Huấn 2010 tại Cần Thơ) Những chuyên đề của nhà thơ Inrasara (VH các dân tộc thiểu số), TS Nguyễn Thị Minh Châu (Lý luận phê bình âm nhạc), GS Nguyễn Xuân Kính (VHDG)… gấy tranh cãi và phản ứng nơi học viên, bởi tác tác giả không tập trung vào chủ đề, bởi những ý kiến cá nhân có chỗ chưa đạt tới chân lý, bởi cách trình bài có cá tính hơi khác người… Nhà thơ Inrasara giới thiệu chuyên đề của mình có hai phần, VH các dân tộc thiểu số và khởi động xu hướng phê bình mới. Mở đầu chuyên đề, Inrasara đã phê bình ngay TS Lê Thanh Nghị rằng, khi phân thơ làm ba dòng, TS lê Thanh Nghị đã gạt ra 3 dòng khác là Thơ Tân Hình Thức, Thơ Nữ Quyền và thơ Hậu Hiện Đại. Trong cảm hứng của Inrasara, anh nghiêng về ca ngợi 3 dòng này. Anh cũng khẳng định khi phê bình anh không khen chê. Về nội dung chuyên đề, Inrasara mới chỉ trình bày được phần I. không còn thời gian để trình bày phần II. Anh cho rằng VHVN được hình thành bởi ba nước. Nếu biết phát huy VH 3 nước này sẽ là đóng góp lớn cho sự phát triển VHVN nói chung. Khi được hỏi 3 nước mà anh nói đến là nước nào, anh trả lời : Đại Việt, Chămpa và Thủy Chân Lạp. Có học viên đã hỏi lại rằng không có nước Thủy Chân Lạp, có chăng là nước Phù Nam đã mất tích từ thế kỷ thứ VII. Anh đã không trả lời được về vấn đề này. PGS-TS Nguyễn Hồng Vinh đã phải “đỡ” cho anh. Vì e rằng sẽ lạc vào những vấn đề nhạy cảm. Ông khẳng định VHVN là văn học đa dạng nhưng thống nhất trong 54 dân tộc anh em. TS Nguyễn Thị Minh Châu cũng trình bày tình trạng cực đoan, lệch chuẩn trong PB âm nhạc. Lúc thì ta chê cổ, lúc lại phục cổ quá đà. Lúc thì cấm nhạc nhẹ, giờ nhạc giải trí chiếm lĩnh thị trường âm nhạc. TS Châu cũng điểm lại các bài PB âm nhạc ngày xưa…Chị cho rằng phê bình báo chí lấn sân phê bình âm nhạc chuyên nghiệp…nguyên nhân là tính nghiệp dư, sự bất cập trong biên tập chương trình. Ta không thiếu tiến sĩ, thạc sĩ âm nhạc, nhưng có độ chệnh giữa nhà trường và thực tế âm nhạc. Chị cũng hát minh họa một đoạn nhạc Rap… Thực ra những chuyên luận về Âm Nhạc, Mỹ Thuật, Kiến Trúc, nghệ thuật Múa, Điện ảnh, Nhiếp ảnh đều có chung một vấn đề, đó là tình trạng yếu kém của phê bình nghệ thuật, thiếu người viết phê bình chuyên nghiệp, tính nghiệp dư lấn át. Hiện nay chưa có khả năng cải thiện… Điều ấy tác động mạnh đến suy nghĩ của học viên về trách nhiệm đối với văn học nghệ thuật. Bởi khi không có LLPB định hướng, khẳng định giá trị, chỉ ra những mặt yếu kém thì tình trạng lệch chuẩn, loạn chuẩn, sự phát triển văn nghệ bị mất phương hướng là đương nhiên. Hiện nay, VN đang chịu những cuộc xâm lăng văn hóa dữ dội từ bên ngoài do toàn cầu hóa. Cuộc xâm lăng này tác động sâu sắc đến giới trẻ. Chủ nghĩa thực dụng phương Tây trở thành văn hóa của người trẻ. Sân khấu biểu diễn ca nhạc lai căng không chấp nhận được, lai căng Hàn Quốc từ kiểu quần áo đầu tóc, bước nhảy đến giai điệu và cách thể hiện, lai căng Mỹ từ giai điệu, hòa âm phối khí, láo nháo lời tiếng Việt xen với lời tiếng Mỹ, khiến không thể nhận ra đó là nhạc Việt hay nhạc Mỹ… Văn chương sex, đồng tính.. dẫn đến sự suy đồi văn hóa đạo đức. Theo tôi, đặt ra được vấn đề để học viên (là nghững người quản lý văn nghệ và làm công tác LLPB) cùng nhận thức, thống nhất hành động đó chính là thành công của lớp tập huấn. TS Đào Duy Quát tổng kết hội nghị như sau 1. Số học viên tham dự lớp tập huấn là 265/ 273 người 2. Thành phần Lứa tuổi : 40% là 5x, 6x- 60% là 7x, 8x Học thức : 5Tiến Sĩ, 31 Thạc sĩ, còn lại là ĐH, CĐ Chức vụ : 39 GĐ Sở VH-TT-DL, 100 trưởng phòng Sở VH-TT-DL, 50 lãnh đạo các báo, đài, Hội chuyên ngành, trường ĐH. Lớp học nghiêm túc, trách nhiệm, cầu thị, đọc tài liệu, lắng nghe ghi chép, trao đổi sôi nổi, có tính tư tưởng, có văn hóa trao đổi tốt. Về phương pháp, Ban tổ chức đã dành 2/3 thời gian cho báo cáo chuyên đề, 1/3 thời gian trao đổi. Các chuyên đề đã cung cấp thông tin, lý luận bổ ich cho học viên. Tham Quan Chiến khu D và Đồng Nai rút ra được bài học rất bổ ích. Đó là phải gắn chặt phát triển kinh tế với phát triển văn hóa… Những hạn chế của lớp cũng được TS Đào Duy Quát thẳng thắn nêu ra để rút kinh nghiệm tổ chức tốt cho những năm tới. Đó là, biên tập tài liệu còn sơ xuất. Các báo cáo viên tuy đa số là tốt, nhưng cũng có báo cáo viên không tập trung vào chuyên đề và những vấn đề cơ bản của LLPB. Chưa cung cấp cho các nhà quản lý văn nghệ những chuẩn mực của LLPB. Chưa tiến hành thảo luận, đánh giá trên một tác phẩm, một hiện tượng văn học nghệ thuật cụ thể, chưa cấp giấy chứng nhận khóa học, Hội đồng tiếp thu và làm tốt sang năm. TS Đào Duy Quát kết luận : Đánh giá chung, lớp tập huấn là cần thiết và bổ ích, đạt được mục đích Hội Đồng LLPB, VHNT Trung ương đã đề ra. TS cũng cám ơn Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng nai đã hỗ trợ nhiệt tình mọi điều kiện ăn ở đi lại, tham quan giúp cho Lớp Tập Huấn thành công tốt đẹp Các học viên đều bày tỏ mong muốn được dự nhiều lớp tập huấn như thế này trong thời gian tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét