album của BCT

album của BCT
một vài hình ảnh chia sẻ với bạn đọc

Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

ÔN THI ĐH - NGUYỄN TUÂN- Người Lái Đò Sông Đà


ÔN THI ĐẠI HỌC
NGUYỄN TUÂN – NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ




Người Lái Dò Sông Đà được in trong tập tùy bút Sông Đà

1. Hoàn cảnh sáng tác :
Sông Đà được in 1960, gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Sông Đà là kết quả những chuyến đi cuả Nguyễn Tuân lên Tây Bắc từ những năm 1958.

2. Nội dung : Sông Đà miêu tả thiên nhiên Tây Bắc tuyệt vời hùng vĩ, thơ mộng, phát hiện chất vàng mười cuả con người vùng Tây Bắc, như bộ đội biên phòng, cán bộ điạ chất..đang âm thầm, dũng cảm xây dựng Tây Bắc…

3. Nghệ thuật :
a. Sông Đà có nhiều bức tranh sinh động và nhiều hình tượng giàu sức hấp dẫn, đồng thời
cũng đậm đà cảm hứng lãng mạn trong sáng.
b.Sông Đà thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật cuả Nguyễn Tuân sau CM/8


NỘI DUNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Nguyễn Tuân giới thiệu ông lái đò Lai châu, bạn tác giả, từng làm nghề chở đò dọc.Hiện ông đã 70 tuổi nhưng than hình vẫn còn quắc thước, trẻ tráng. Ông sẵn sàng tình nguyện chở một phái đòan khảo sát song Đà. Nguyễn Tuân nghe ông kể việc chèo đò, xuôi dòng, vượt thác, qua thách trận. Qua đó giới thiệu 73 con thác, vách thành, giếng hút, thạch trận. Nguyễn Tuân cũng tìm hiểu con song Đà trong lịch sử, thơ văn và kháng chiến. Ông hướng về song Đà trong tương lai xây dựng tổ quốc XHCN

HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ

Sông Đà được miêu tả như một nhân vật, một sinh thể , một con người đầy tâm trạng và cá tính, biết nhớ thương, “ làm mình làm mẩy “..
Sông Đà có hai đặc điểm : “Hung bạo và trữ tình” ( chữ cuả Nguyễn Tuân )

1.Tính cách “Hung bạo”

Nói sông Đà hung bạo là nói về sự hùng vĩ tráng lệ cuả con sông . Thiên nhiên thành ra tâm điạ và diện mạo cuả thứ kẻ thù số một.

Sông Đà có 73 con thác dữ, có vách thành hai bên bờ sông vách đá dựng đứng, có những xoáy nước như giếng hút có thể hút và đập vỡ con đò dưới đáy sông, có thạch trận với ba trùng vi binh hùng tướng mạnh, nhiều cửa tử ít cửa sinh ( khi làm bài phải miêu tả lại ).. . là chiến trường sinh tử cuả nhà đò. “ cuộc sống cuả họ ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác “

2.Tính cách “trữ tình”

Nói sông Đà trữ tình là nói vẻ đẹp gợi cảm thơ mộng cuả con sông :

Sông Đà có những quãng lặng tờ, “ bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”nơi ấy tác giả thả hồn cùng cảnh vật, nói chuyện với con hươu thơ ngộ mà nghe lòng mình ngân vang câu thơ Tản Đà” bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”. Từ máy bay nhìn xuống, Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc. Đi rừng lâu ngày, Nguyễn Tuân nhớ sông Đà như nhớ một cố nhân, người cố nhân ấy đầm đầm âm ấm. Bờ sông Đà, bãi sông Đà có những quãng chuồn chuồn bươm bướm , trên sông có nắng tháng ba Đường thi. Gặp lại con sông, tác giả vui như nối lại chiêm bao đứt quãng..

3.Nghệ thuật tả Sông Đà

Nguyễn Tuân khắc họa hình tượng Sông Đà qua lời kể của ông lái đò, qua những quan sát trực tiếp từ trên máy bay, qua những chặng sông theo chân ông lái đò. NT tập trung đặc tả những cảnh sắc riêng của sông Đà như vách thành, giếng hút, thạch trận, những bờ bãi chuồn chuồn bươm bướm, những quãng lặng tờ. Nguyễn Tuân cũng tra cứu lịch sử và tìm hiểu sông Đà trong kháng chiến. Ngòi bút Tùy bút của ông cũng thả hồn mình theo những liên tưởng, so sánh bay bổng phóng túng

Sông Đà còn được miêu tả ở nhiều góc độ , ánh lên nhiều vẻ đẹp riêng :
Nhìn theo ông lái đò, Sông Đà là một trường thiên anh hùng ca
Nhìn Từ máy bay nhìn xuống, sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình
Nhìn từ đáy giếng hút nhìn lên, sông Đà truyền cảm giác lạ
Nhìn từ trong tâm tưởng nhìn ra, Sông Đà là một cố nhân
Nhìn theo chiều lịch sử dân tộ , sông Đà là con sông sử thi, gắn bó với lịch sử và kháng chiến

4. Mục đích miêu tả sông Đà

Sông Đà được miêu tả làm bối cảnh sử thi cho nhân vật . Nguyễn Tuân đặt ông lái đò như một tượng đài sừng sững trên sóng thác sông Đà. Sông Đà kỳ vĩ bao nhiêu thì người láu đò kỳ vĩ bấy nhiêu, đó là hình tượng con người chiến thắng thiên nhiên, con người làm chủ.“ Trên thác hiên ngang một người lái đò sông Đà có tự do “ .

Sông Đà cũng thể hiện tình yêu quê hương đất nước cuả Nguyễn Tuân. Nguyễn tuân ca ngợi sông núi đất nước hùng vĩ, thơ mộng . Ông có những khám phá riêng về thiên nhiên đất nước của mình. Nước sông Đà mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ. Sông Đà có những quãng lặng tờ, bờ sông hoang dại như bờ tiền sử. Đi trên sông, Nguyễn Tuân nói chuyện với con hươu thơ ngộ, nói chuyện với người lái đò, lắng nghe tiếng hát của các cô gái hai bên sông, để lòng mình sâu lắng với thời kháng chiến gian lao. “Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình “. Nguyễn Tuân thấy tâm hồn mình “ lai láng cái lòng muốn đề thơ vào sông nước” .Ngày xưa thi nhân tham quan cảnh núi sống đẹp đẽ thì xúc động làm thơ, thuê thợ tạc vào vách đá. Nguyễn Tuân đi trên sông Đà muốn đề thơ vào sông nước.Đó là cách nói bày tỏ lòng mình với thiên nhiên đất nước.

SÔNG ĐÀ, CÔNG TRÌNH KHẢO CỨU, TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

NLĐSD là một công trình khảo cứu công phu vì Nguyễn Tuân tìm hiều sông Đà từ lịch sử thời nhà Trần, đọc Dư Điạ Chí cuả Nguyễn Trãi, tìm trong thơ văn Nguyễn Quang Bích, Tôn Thất Thuyết, Tản Đà. Nguyễn Tuân lội rừng hàng tháng trời cùng anh cán bộ liên lạc. NT sống với người dân hai bên sông để tìm hiểu tình hình cách mạng ở sông Đà những ngày gian khổ. NT theo ông lái đò xuôi dòng, xuống thác, qua thạch trận để tả cho được thiên nhiên kỳ vĩ của sông Đà. Phải mất nhiều thời gian, công sức mới có thể viết được một áng văn như vậy.

NLĐSông Đà là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, vì Nguyễn Tuân đã xây dựng được hình tượng con sông Đà và hình tượng người lái đò sông Đà đặc sắc ( miêu tả lại hai hình tượng này ). NLĐSD cũng thể hiện đặc sắc tuỳ bút và phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.( phân tích )


HÌNH TƯỢNG ÔNG LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Ông lái đò được Nguyễn Tuân giới thiếụ khá trân trọng : Ông lái đó Lai châu, bạn tôi

1.Nguyễn Tuân đặc tả dáng nét nghề nghiệp :

Người đọc nhận ra ngay đó là ông lái đò : chân khuỳnh khuỳnh như lúc nào cũng kẹp cái cuống lái tưởng tượng, tay lêu nghêu như con sào, giọng ào ào như thác nước trước mặt ghềnh, nhỡn giới ông vòi vọi như mong ngóng một cái bến xa nào đó. Thân hình như chất sừng chất mun. Ông sẵn sàng tình nguyện chở một phái đoàn Trung ương vưà lên vưà xuống thăm dò khảo sát sông Đà từ Hà nội cho đến biên giới Trung Quốc. Ông bỏ nghề lâu rồi nhưng nay còn “ dám thi đua với bạn đò khắp mấy châu..

Đó là hình ảnh người lao động mới, khoẻ khoắn, làm chủ, đầy tinh thần thi đua

2. Tính cách ông lái đò:

a.Tính cách nghệ sĩ trong tài thuật chèo đò

Nghề chở đò dọc cuả ông đã đạt tới trình độ “tài thuật” ( chữ cuả Nguyễn Tuân ) . Ông xuôi dòng, ngược dòng, xuống thác, qua giếng hút, qua thạch trận, hiểm nguy ông coi thường. Ông thuộc con song Đà như thuộc một trường thiêh anh hùng ca..Ông nhớ mặt từng hòn đá, ông thuộc đặc điểm từng quãng sông. Chẳng hạn quãng Hát loóng: “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy..”Ông từng thi đua với nhà đò nghệ thuật xuống thác sao cho con thuyền vào đúng luồng tim nước, không để nước bắn lên sọt hàng. Có khi xuống thác ông còn ngủ gật ( ý nói tài nghệ đã đạt đến nghệ thuật, vượt qua hiểm nguy)

b. Tính cách dũng cảm trên chiến trường sông Đà

Ông lái đò như một vị tướng từng trải trên chiến trường sông Đà. Ông nhận diện rõ việc bày binh bố trận ba lớp trùng vi, boong ke, pháo đài, quân tiền quân hậu. Ông nắm được được binh pháp cuả thần sông thần đá, biết thay đổi chiến thuật cuả từng trận đánh .Ở trùng vi thứ hai, ông thay đổi chiến thuật, cưỡi lên thác sông Đà như là cưỡi hổ. Lúc xông trận, giưã sóng nước sông Đà như quân liều mạng, ông bình tĩnh như một vị tướng. Người ta vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy cuả ông trong tiếng reo hò thanh la não bạt cuả binh hùng tướng dữ sông Đà. Ông vượt qua cử sinh cưả tử, vượt qua sống chết, như chuyện bình thường, rồi ngồi trong hang đá, nướng ống cơm lam, kể chuyện cá dầm xanh, cá anh vũ...

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Hình tượng ông lái đò là một hình tượng kỳ vĩ , bởi vì ông lái đò được miêu tả trên nền con song đà kỳ vĩ,“ Trên thác hiên ngang một người lá đò song Đà có tự do, vì người lái đò ấy đã nắm được cái quy luật tất yếu cuả dòng nước sông Đà “. Nguyễn Tuân đặt nhân vật vào những thử thách cam go để lộ ra những phẩm chất riêng, chẳng hạn Ông lái đò trên chiến trường sông Đà

Đó là hình tượng con người chiến thắng thiên nhiên, như Sơn Tinh thắng thuỷ Tinh xưa. Ông làm chủ thiên nhiên khác với người lao động cũ bị hoàn cảnh đè bẹp.

Đó là hình tượng con người lao động mới : con người tự do, con người làm chủ, con người đầy sức mạnh, đang âm thầm góp phần xây dựng đất nước.

4.Thái độ cuả Nguyễn Tuân :

Nguyễn Tuân gần gũi, yêu thương nhân vật cuả mình . Ông gọi đồng tiền tụ máu trên ngực ông lái đò là một thứ “ huân chương lao động siêu hạng “ . Đó là cách Nguyễn Tuân ca ngợi ông lái đò. Ông đáng được thương huân chương siêu hạn vì chiến thắng thiên nhiên, làm chủ cuộc đời và âm thầm góp phần xây dựng cuộc sống

Cách nhìn và miêu tả như vậy biểu hiện sự thay đổi về chất trong phong cách nghệ thuật cuả Nguyễn Tuân sau CM/tháng Tám. Ông vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa- nghệ sĩ, nhưng Ông không còn NGÔNG. Nhân vật không còn là dân tuyển như Huấn Cao ( chữ Người Tử Tù ) mà là công dân dũng cảm, tài hoa.

_______________________________________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét