album của BCT

album của BCT
một vài hình ảnh chia sẻ với bạn đọc

Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2010

THƠ VIỆT, MỘT HÀNH TRÌNH CHƯA NGỪNG NGHỈ - Hoàng Lan

BÀI NÀY ĐĂNG TRÊN PHONGDIEP.NETNGÀY 22.03.2010 BCT ĐĂNG LẠI

THƠ VIỆT, MỘT HÀNH TRÌNH CHƯA NGỪNG NGHỈ
Hoàng Lan


Hành trình thơ Việt Nam là một hành trình chưa ngừng nghỉ, con đường phiá trước vẫn thênh thang cho mọi nỗ lực sáng tạo.

Khởi đi bằng những bước chân của người khổng lồ,Thơ Lý ,Trần, Lê là thơ mang tầm vóc sử thi của của thời đại một dân tộc liên tiếp đánh thắng ngoại xâm. Từ Lý thường Kiệt (1019–1105) đến Nguyễn Trãi (1380-1442) , chất hùng ca là giọng chủ đạo cả trong tư tưởng và nghê thuật.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lau xâm p[hạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Lý Thường Kiệt )

Hoành giáo giang san cáp kỷ thu
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
(Thuật Hoài-Phạm Ngũ Lão)

Thơ Thiền Lý Trần cũng là một bộ phận đặc sắc của thi ca dân tộc. Nhiều thiền sư - thi sĩ đã để lại bóng dáng sừng sững của mình với muôn đời .Có thể kể đến Thiền sư Vạn Hạnh , Thiền sư Không Lộ, Thiền sư Mãn Giác,Thiền sư Ngộ Ấn, thi hoàng Trần Nhân Tông (Thiền tổ Trúc Lâm Yên Tử), Nhiều bài thơ Thiền của các vị ấy đạt tới nghệ thuật Thiền độc đáo cả trong tư tưởng và hình tượng

Trạch đắc long xà địa khả cư,
Dã tình chung nhật lạc vô dư.
Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.
(Ngôn Hoài-Không Lộ Thiền Sư- ?-1119)

Hình ảnh Phạm Ngũ Lão xoay ngang ngọn giáo trải khắp núi sông, hình ảnh Không Lộ lên thẳng đỉnh núi, kêu một tiếng làm lạnh cả hư không là những hình ảnh thơ đã ghi lại cốt cách con người Việt Nam kỳ vĩ trong lịch sử và tư tưởng

Thơ Việt Nam từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu.. Nguyễn Khuyến, Bà Huyện Thanh Quan vẫn là thơ trong tư tưởng và thi pháp thơ Đường. Nhà thơ làm thơ là để thể hiện cái chí (thi dĩ ngôn chí). Tư tưởng Lão Trang khá đậm nét. Tứ tuyệt và Thất ngôn là hai thể loại quen thuộc. Thơ khai thác nhiều đề tài về thiên nhiên, tâm sự riêng, tình cảm bạn bè, chuyện thế sự, chuyện gia đình… Trong thơ giai đoạn này có caí hiện thực của Đỗ Phủ, có cái khí phách lãng mạn của Lý Bạch, có mùi Thiền của Vương Duy. Bút pháp chính là bút pháp ước lệ. Tuy vậy không có sự khác biệt gì nhiều về thi pháp, nội dung, tư tưởng giữa các nhà thơ. Xin đọc

Am trúc hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến cõi yên hà
Bữa ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dửng dưng ca
(Nguyễn Trãi-thơ Quốc âm)

Đầu xóm cỏ xanh khểnh một ông
Màn đêm buông rủ mé nam sông
Đầy trời trăng sáng, nước ao loá
Nửa vách đèn tàn, cây gió lồng
Già đến chửa hay sinh kế vụng
Chướng tiêu mới biết bản tâm không
Ngư tiều là bạn quanh năm đó
Đuà giỡn trong mây nước cỏ đồng
(Thôn Dạ-Nguyễn Du. Kim Hưng dịch )

Chủ sẵn rượu xin đừng ngần ngại
Hãy rót đi, rót mãi, uống đi anh!
Chẳng thấy ru?Hồng hộc bay cao tít mây xanh
Hạc đen ngủ một mình trên đỉnh núi
Lũ hoàng điểu kiếm ăn sớm tối
Từ xưa nay ai chống đối chi ai
Cổ nhân mải miết việc đời
Nhàn nhàn về khểnh ở nơi giang thành
Chén khuyên tình đã tỏ tình
(Đông tác tuần phủ tịch thượng ẩm-Cao bá Quát-Nguyễn Quý Liêm dịch)

Tuy vậy các nhà thơ cũng có động cựa nhất định để thoát ra ảnh hưởng cuả thơ Đường. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng những câu Lục ngôn trong một bài Thất ngôn. Những nhà thơ khác Việt hoá thơ Đường bằng cách đem chất liệu thiên nhiên, đời sống tâm tư tình cảm con người Việt Nam vào thơ, đưa thơ gần gũi với đời sống nhân dân. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến là những thành tựu của quá trình Việt hoá này. Mặc dù thơ Đường luật đã thành thơ cổ điển nhưng nó vẫn còn ảnh hưởng nhất định trên Thơ Mới. Không chỉ vậy, ngày nay người ta vẫn còn làm thơ Đường (có hẳn một câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam..)

Thơ Mới đã đưa thơ Việt Nam hội nhập với thơ thế giới từ những năm 1930 của thế kỷ XX. Thơ Mới là một cuộc cách mạng trong thơ (nhận định của Hoài Thanh ). Về thi pháp, chịu ảnh hưởng phương Tây, Thơ Mới được viết bằng bút pháp Lãng Mạn, bút pháp Tượng Trưng và bước đầu bút pháp Siêu Thực (Hàn Mặc Tử, Bích Khê..). Các nhà Thơ Mới còn nỗ lực đi xa hơn ở chủ nghiã Hình Thức (Xuân Thu Nhã Tập ). Thể thơ 7,8 chữ khá thịnh hành. Cái tôi tâm trạng là hạt nhân trung tâm. Ngôn ngữ, hình ảnh, cảm xúc, khác hẳn thơ Đường trước đó. Thơ Mới đã đem đến cho bầu trời thi ca Việt Nam nhiều ánh sáng lạ (thí dụ Bích Khê, tập Tinh Huyết.1939) . Có thể nhận thấy điều này, Thơ Mới đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong thi ca Việt mà các thời đại sau chưa dễ đã vượt qua được. Những tên tuổi Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Thế Lữ, Huy Thông… sẽ còn được nhắc đến về lâu dài. Ảnh hưởng thi pháp của Thơ Mới vẫn còn đối với Thơ Việt Nam đương đại

Xin đọc
Gọi Xuân Về

Em muốn gọi mùa xuân về thay áo
Cho mây xanh như tóc xõa chân trời
Cho vườn hồng hoa thắm xanh tươi
Cởi bỏ lạnh mùa đông đầy tuyết phủ
Em muốn gọi tài nhân về hội tụ
Cho thế gian thêm sắc hương nồng
Cho không gian trong suốt tận tầng không
Cho nhân loại đắm say hương tình ái
Em muôn thuở, em vẫn là con gái
Để trao ai như trao cả vườn hồng
Và trao tình trong khoảnh khắc mênh mông
Những kỷ vật trong tầm tay không hình thể
Ai khao khát nhưng em không thể
Để suốt đời chỉ mơ ước gọi xuân
(Thiên Thanh -Văn Nghệ Trẻ, Chào xuân Canh Dần 2010)

Thơ kháng chiến và thơ xã Hội Chủ Nghiã ở miền Bắc(1945-1975) được viết bằng phương pháp Hiện Thực XHCN. Nhân vật chính là công, nông, binh. Nội dung chính phản ánh cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân. Tình cảm chính là tình cảm công dân. Không có những phong cách độc đáo song có nhiều khuôn mặt rắn rỏi và mới lạ. Mai Ninh (Nhớ Máu), Hữu Loan (Đèo Cả), Quang Dũng (Tây Tiến, Đôi Mắt Người Sơn Tây) đã để lại những bài thơ đỉnh cao của thơ ca kháng chiến. Chế Lan Viên và Nguyễn Đình Thi mở đầu cho dòng thơ suy tưởng trí tuệ. Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh,..là những nhà thơ có nét riêng. Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. Thơ Tố Hữu có ảnh hưởng đến nhiều nhà thơ khác, đặc biệt ở lối thơ kể người, kể việc, dùng ngôn ngữ biểu cảm như ca dao, hướng về quần chúng mà chia sẻ, cổ vũ… Cũng phải kể đến sự thành công của thể loại trường ca mà giai đoạn trước đó chưa thành một xu hướng (Hội Nhà Văn Việt Nam có gần 1000 hội viên, trong đó có hàng vài trăm nhà thơ. Việc nói đến tên một vài nhà thơ chỉ là minh hoạ, không có tính đánh giá văn học sử)

Ở miền Nam những năm 1954-1975, Võ Phiến đã giới thiểu nhiều khuôn mặt thi sĩ trong cuốn Văn Học Miền Nam 1954-1975. Có thể kể đến : Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Đức Sơn, Bùi Giáng, Du Tử Lê, Tô Thuỳ Yên, Phạm Thiên Thư, Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên,Vũ Hữu Định,..Nhìn chung thơ Miền Nam lúc ấy khá phong phú về đề tài, nội dung và thi pháp. Cùng làm thơ có vị Thiền nhưng thơ Phạm Thiên Thư sang trọng còn thơ Bùi Giáng có khi lại tuềnh toàng, tuy vậy thơ Bùi Giáng không dễ đọc vì ông có kiểu thi pháp riêng. Thơ tình Nguyên Sa khá nổi tiếng nhưng vẫn nằm trong thi pháp thơ Lãng Mạn (1930-1945). Thanh Tâm Tuyền được coi là người cách tân hơn cả. Võ Phiến nhận xét :”Thanh Tâm Tuyền là người đề xướng thơ tự do…Trong thơ tự do ông lại còn tìm thấy một thứ nhịp điệu gọi là ‘nhịp điệu của hình ảnh’, rồi ông lại’tìm đến được thứ nhịp điệu của ý tưởng’’ cả hai thứ ‘là sự thể hiện nhịp điệu của ý thức”(Văn Học Miền Nam, Tổng quan20, Thi ca). Thực ra thơ Thanh Tâm Tuyền được viết theo cách viết “Dòng ý thức” của văn chương Hiện Sinh thời bấy giờ. Nhiều bài thơ của ông cho đến nay vẫn còn rất mới (Tĩnh Vật ; Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng…). Có hiện tượng này, nhiều bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, như được nâng cánh bay cao và bay xa hơn: thơ Huy Cận, Cung Trầm Tưởng, Phạm Thiên Thư, Vũ Hữu định, Nguyễn Tất Nhiên…

Nói đến thi ca giai đoạn này không thể không nói đến nỗ lực cách tân của các nhà thơ. Ở Miền Nam là Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê.., ở miền Bắc là Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần…Thơ Hoàng Cầm khá mới lạ ở tập Về Kinh Bắc. Hoàng Cầm nổi tiếng với Bên Kia Sông Đuống và Lá Diêu Bông, ông bảo, nhiều bài thơ của ông do thần linh đọc cho ông viết trong lúc ngủ. Dẫu thế nào, thì Hoàng Cầm, Phạm Thiên Thư cũng là những thi sĩ tài hoa bậc nhất của thơ Việt Nam đương Đại. Lê Đạt làm thơ theo quan niệm tạo ra “bóng chữ”, một ý thức sáng tạo khá hiện đại. Trần Dần là người tuyên bố “phải chôn Thơ Mới”. Từ năm 1946 Trần Dần tham gia nhóm Dạ Đài, cùng với Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Vũ Hoàng Địch… soạn ra bản “tuyên ngôn tượng trưng” nhằm cách tân thơ Việt. Ông sử dụng những từ rỗng (những chữ có âm , có hình nhưng không có nghiã), và nhiều bè như kiểu hoà âm (Jờ Joặcx). Thực ra sự cách tân của Lê Đạt, Trần Dần.. chỉ là cách tân hình thức, và vì thế không tạo được một phong trào cách tân như thời Thơ Mới

Xin đọc một bài rất quen của Lê Đạt trong tập Bóng Chữ

Thu nhà em –Lê Đạt

Anh đến mùa thu nhà em
Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ
Mà cho đấy rửa lông mày
Nông nỗi heo may từ đó

Mưa đêm tuổi nổi ao đầy
Đồi cốm đường thon ngõ cỏ
Bướm lượn bay hoa ngày
Tin phấn vàng hay thuở gió

Tóc hong mùi ca dao
Thu rất em
và xanh rất cao

Tưạ Jờ Joặcx- Trần dần

Joạc jờ jêrô ... vòng tròn
thằng Truồng bị vây trong vòng tròn
tôi không hiểu tôi bò hai chân trên sẹo joạc jờ nào?
sao cứ thun thút những sẹo mưa jọc jài ỗng ễnh bầu mưa?
chứ tôi đâu phải thằng quíc-ss? mà tôi vẫn bị ngửa thì jờ ướt mưa jòng mùa jọc nịt joạc vườn jạch* ngực joạt đùi jầm mùi jũi lòng.
Tôi biết jành jạch sử kí cả

Từ 1975 đến nay, Thơ Việt Nam ở trong nước vẫn lăn đi theo quán tính của thơ thời kháng chiến, tức là sáng tác và đọc, thẩm định thơ theo phương pháp Hiện Thực XHCN. Văn chương lấy mục đích phản ánh hiện thực làm nhiệm vụ chính. Nhà thơ vẫn là chiến sĩ của Đảng trong mặt trận văn hoá văn nghệ. Nhưng từ thời kỳ đổi mới trở đi (những năm 1980) thơ trong nước đã có những chuyển động. Có nhiều sự pha trộn các thi pháp: thi pháp lãng mạn, thơ Đường Luật, thơ XHCN, thơ Siêu Thực… Nhiều nhà thơ thời kháng chiến đã chuyển được ngòi bút sang hiện thực mới ( Nguyễn Trọng Tạo, Thanh Thảo, Nguyễn Duy…) và đến nay đã hình thành một thế hệ những nhà thơ cuả thời kỳ hội nhập với thế giới. Họ có trình độ văn hoá cao, có môi trường xã hội rộng. Họ làm thơ hoàn toàn khác với thế hệ kháng chiến, cả về nội dung, tư tưởng, ngôn ngữ, tư duy nghệ thuật và thi pháp. Nhiều người tự nhận mình sáng tác theo cảm thức và thi pháp Hậu Hiện Đại. Thơ của họ trí tuệ hơn và không dễ đọc đối với công chúng. Thơ ngày xưa làm cho đối tượng 95% công, nông, binh vưà thoát nạn mù chữ, chỉ đọc được những câu thơ chân chất (Áo anh rách vai/ quần tôi có vài miếng vá..). Bạn đọc hôm nay có trình độ văn hoá cao hơn nhiều và tiếp cận nhiều với văn chương nghệ thuật thế giới. Xin điểm một vài khuôn mặt trẻ : Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Vĩnh Tài, Văn Cầm Hải, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thuý Hằng, Nguyễn Quang Thiều, Trương Nam Hương, Lê Thiếu Nhơn, Phan Thị Vàng Anh, Trần Ngọc Tuấn…

bài LỖ THỦNG LỊCH SỬ của Nguyễn Hữu Hồng Minh gây sốc nhiều đối với bạn đọc bình thường

Thi pháp Hậu Hiện Đại được thể nghiệm thành công hơn ở Văn Cầm Hải.

Xin đọc bài SINH TỒN

Thuở nào xanh xao
mặt trăng má hồng hiện qua sông mây
cơn đẻ đã đến
kim loại nhành hoa
ngôn ngữ thơm máu thịt
rung rinh lưỡi chàng cuội
rì rào thắp sáng dương gian
trầm tư sinh khí
sữa trắng làm chiếc nôi cho tiếng khóc
bơi chập chững
nhiệm màu
thánh thót
tiếng khóc vạn kỷ
đêm rụng cánh đơm hoa
cho tay người xin thêm
mồi lửa.

Thơ Hải Ngoại đáng kể đến là thơ Tân Hình Thức của Khế Yêm và các bạn hữu cuả ông. Đây cũng là một nỗ lực cách tân thơ Việt. Theo Khế Yêm, một bài thơ Tân Hình Thức mỗi câu có số chữ nhất định, nội dung là một câu chuyện được kể, và nghệ thuật vắt dòng tạo ra ngữ nghiã mới cho bài thơ. Để đọc một bài thơ Tân Hình Thức, lần đầu đọc như đọc thơ, lần thứ hai đọc như đọc văn xuôi, đọc lại lần nữa như đọc thơ. Dù sao đó chỉ là hình thức. Vấn đề vẫn là hồn cốt nhà thơ và sự sáng tạo độc đáo những tứ thơ. Gần đây Đỗ Quyên có những bài thơ Tân Hình Thức khá hay.Xin đọc

Tay Trái Thơ Tay Phải Núi

nhà thơ có việc vội phải
đi chuyến tàu nhanh tay trái
cầm theo bài thơ vừa làm
xong chưa kịp đọc tàu nhanh
chạy len qua những trái núi
như mọi ngày mây vẫn đánh
đai quanh sườn núi như mọi
lần nhà thơ cảm thấy một
trái núi tách ra nhà thơ
rời chuyến tàu nhanh tay phải
một trái núi tay trái còn
nguyên bài thơ chưa kịp đọc
Đỗ Quyên- Vancouver, 8-2009


Về văn chương Hải Ngoại xin đọc Thuỵ Khuê ( Thử tìm một lối tiếp cận Văn Học Sử về Hai mươi nhăm năm Văn học Việt Nam Hải ngoại 1975-2000), Nguyễn Mộng Giác (Sơ thảo về các giai đoạn thành hình và phát triển của giòng văn xuôi ở hải ngoại từ 1975 đến nay), Nguyễn Hưng Quốc (Hai mươi năm Văn học Việt Nam Hải ngoại (1975-95), tôi xin không nhắc lại.


Chỉ xin lượm nhặt tình cờ thơ của vài tác giả Hải Ngoại :

TRĂN TRỐI- Lê Thị Thấm Vân

Con gái mẹ,
Yêu ai, con cứ fuck họ
Ghét ai, con cũng có thể fuck họ.
Khinh ai, mẹ để tuỳ ý con.

Ai quý mến cưng chiều
con luôn tử tế biết ơn
nhưng không nhất thiết phải để họ fuck.

.....

Bố con biết tự sướng thân, vác cặc đi đụ tứ phương thiên hạ.
Còn lồn mẹ, cứ ủ kín để dành hiến dâng bố con đêm động phòng.
Đó là điều ngu nhất đời mẹ.

TÔI THẤY MÌNH BƠI TRONG MỘT CÁI CHAI-Thận Nhiên(tặng anh Lê Văn Dũng)

Một ngày nắng đẹp
tôi giữa nhiều sinh thể
đờ đẫn bơi
trong một tử cung vĩnh cửu trong suốt

Một người giả chết nằm thở trên bãi cát
những người khác tranh cãi về lịch sử
về sự kết thúc
của cuộc chiến đẫm máu 30 năm trước tại nơi này

Nước mặn tràn qua mặt
tôi thấy mình nhảy múa trong cơn say nắng xuất thần
với những ảo giác rực rỡ trên mặt nước
Tôi ngó tôi thả ngửa
bềnh bồng
giữa mây và tít tắp chân trời
giữa các loài phiêu sinh
giữa cá và ốc sứa nhiều màu lóng lánh

Tôi còn thấy mình là bàn tay lắc điên cuồng một cái chai đóng nút
rồi ném xuống


XỨ SỞ- Phan Nhiên hạo


Em thân yêu
hãy tin tôi
sẽ đến ngày cánh rừng thôi cháy
cha mẹ chúng ta trở về cánh đồng
đàn bò & vịt & gà & ước vọng mây bay
từ trên đồi cao em sẽ thấy xứ sở này
nhỏ hẹp, mặn chát, rất gần mặt trăng
giống hệt con tàu hỏa
cũ kỹ và luôn trật đường ray
sau cùng sẽ đi hết xích đạo
qua những thế kỷ máu nhiều hơn xi-rô.

Khổ lắm, nói mãi- Đinh Linh

Sáng nào cũng phải thức dậy,
Xuống giường, đi dép vào, rồi vô toa lét,
Rồi đánh răng, rồi rửa mặt, rồi đi ỉa.
Ỉa xong thì lại phải chùi đít.
(Trong khi ỉa cũng còn phải địt nữa—nhục lắm.)
Rồi lại phải thay quần áo sạch.
Rồi lại phải đun nước và pha café trước khi được uống café.
Rồi lại phải nhai trước khi (phải) nuốt khi ăn sáng.
Sao họ không chế ra một cái máy nhai? Một cái máy nuốt?
Một cái máy để chùi đít? Một cái máy để uống café
Ðể cho tôi đỡ khổ?


TỰ THÚ- Nguyễn Thị Hoàng Bắc

đàn ông đàn bà
dăm ba cuộc tình
đặng và không đặng
tự hào
tào lao
tôi chưa hề dám đá người đàn ông nào
nhẹ nặng
vài ba mối
chỉ rối
tháo gỡ
im lặng
tôi sinh ra

để yêu thương đàn ông
chân không mang giày săng đá
không thể đá
cách mạng nên khoan hồng


TÔI THÍCH NGỒI SAU EM TRÊN YÊN XE-Đỗ Kh.


Lăng quăng những con đường Hà Nội
Rất sóc hoàng lan
Hoa sấu vòng vèo
Rù rì Quán Sứ mùi hoa đại
Đêm rất yên lành Nhà Máy Điện (1)
B52 giờ là một thứ rượu đàn bà
Nhẹ như những ngày phụ nữ giương tên lửa

Tôi thích ngồi ôm em sau yên xe
Cổ em mát và đít em rất ấm
Một tay tôi đỡ ngực em chùng xuống nặng
Còn tay kia thõng
Như đang cầm M16 bằng băng đạn (2)
Chạy ra cầu Bình Lợi xem một vòng
Chiến xa Bắc Việt kìa sắp đến
Nhưng lịch sử chẳng bao giờ tái diễn

Buồn cười

Đầu tôi có sợi tóc vừa mới bạc
(Thì cũng từ ngày dẹp cảnh sát Bình Xuyên)
Đầu ngực em thâm vuông bốn cạnh một pháo tháp
Một đồn Tây lô cốt bỏ hoang
Trồi trở lại dưới nịt vú và đằng sau lần áo mỏng
(Ừ thủy lôi cấm vận cảng Hải Phòng)
Bảy Viễn vai ngang và Kissinger miệng rộng

Hà Nội
Vào giờ đồng cô về nhà cạo lông chân
Và bán xôi lục lặc vào thành phố

Đêm Hà Nội váy chùng
Em đít ấm và tôi dương vật ngỏng
9. 96


Cảm giác chung khi tiếp cận với những bài thơ trên là một cảm giác không thoải mái chút nào, không “thơ” chút nào. Người đọc bị cuốn vào một thế giới xô bồ, bực bội, bế tắc, đạp đổ và văng tục vào tất cả. Đúng là cuộc sống có những điều tồi tệ không thể nóí bằng thứ ngôn ngữ trau chuốt. Nhưng đọc những bài thơ trên đây, người đọc bị choáng trong một thế giới mà ở đó ý thức văn hoá, ý thức về cái đẹp, ý thức về những quan hệ nghiã tình gia đình, cộng đồng, dân tộc không còn nữa, mà nhường chỗ cho cái tôi cực đoan ít nhiều đã bị tha hoá.Về thi pháp, các bài thơ đều tràn ngập cảm thức Hậu Hiện Đại. Tuy nhiên chưa có bài nào thể hiện được hết những đặc trưng thi pháp Hậu Hiện Đại. Những bài thơ ấy được viết theo cách thức thơ tự do, thơ văn xuôi, thơ không vần, thể hiện cái tôi bế tắc, không có gì mới. Đây đó thấp thoáng bóng dáng Thanh Tâm Tuyền ở cái tôi hiện sinh. Nếu so với Lỗ Thủng Lịch Sử của Nguyễn Hữu Hồng Minh và Sinh Tồn của Văn Cầm Hải là những tác gỉa ở trong nước, thì chưa hẳn những bài thơ ấy đã hơn về thi pháp Hậu Hiện Đại.

Một phản ứng khác là, đọc những bài thơ ấy người đọc bình thường sẽ bỏ đi. Vì trong khi đối thoại với nhà thơ, họ luôn bị nhà thơ văng tục vào mặt ( cặc, dương vật ngỏng, lồn,ỉa đái , địt, chùi đít..), luôn phải hứng chịu những bực bội, những đập phá, nhửng hành vi thiếu văn hoá của nhân vật trong thơ. Điều đáng thương là không biết nhà thơ bực bội vì cái gì, muốn văng tục vào cái gì, muốn đạp đổ vào cái gì. Dường như nó là một thế lực vô hình bọc lấy nhà thơ. Hoá ra ở Mỹ, đất của tự do và dư thưà vật chất hưởng thụ, con người cũng vẫn khổ, vẫn bị tù túng như nhốt trong cái chai, dù đã tung hê tất cả như Lê Thị Thẩm Vân khi trăn trối cho con nhưng thân phận phụ nữ không sao khác được trong cái nhìn của Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Cuộc sống còn lại chỉ loay hoay với đít với dương vật là hết (Thơ Đinh Linh và Đỗ Kh.). Cuộc sống vô nghiã hơn bất cứ sự vô nghiã nào!


Lướt qua một chút hành trình thơ Việt, ta có thể nhận ra điều gì?

Đó là một tiến trình không ngừng nghỉ sáng tạo, một tiến trình đầy sức lực đi về phiá trước. Trong tiến trình ấy hiện lên những khuôn mặt rạng rỡ. Tuy vậy thơ Việt chưa có một nền thơ riêng. Cũng nhìn vào tiến trình ấy, tuy thơ Việt đã có những thành tựu, song thơ Việt luôn đi sau thơ thế giới. Trước kia đi sau thơ Đường, rồi sau thơ Lãng Mạn Pháp và giờ sau thơ Hậu Hiện Đại thế giới. Nhà thơ Việt chỉ có thể bắt chước để sáng tác, chưa sáng tạo ra một trường phái, một chủ nghiã, một nền thơ ra riêng cho mình có giá trị toàn cầu. Cũng đã có những nỗ lực bứt phá để vượt lên song bất thành (ThanhTâm Tuyền, Trần Dần, Lê Đạt, Khế Yêm…)

Thơ Việt sẽ đi về đâu ? Thơ Việt vẫn sẽ đi về phiá trước bằng những gì đã có ( Đường Luật, Thiền, Lãng Mạn, Siêu Thực, Hậu Hiện Đại…) và tiếp tục khám phá thơ thế giới để hội nhập. Có thể chúng ta không sáng tạo được một nền thơ riêng đạt tới tầm vóc toàn cầu, song chúng ta tin rằng sẽ có những nhà thơ đạt tới tầm vóc ấy trong tương lai. Hiện tại chúng ta cũng đã có những nhà thơ có ý chí của người không lồ và các thế hệ kế tiếp sẽ vượt lên. Đó là Phạm Thiên Thư. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã ghi nhận hai kỷ lục của Phạm Thiên Thư. Ông là người đầu tiên thơ hóa Kinh Hiền Ngu (gồm 9 quyển, 46 chương), chuyển thể thi hóa thành 12.062 câu thơ lục bát với tên là Kinh Hiền Hội Hoa Đàm, và người đầu tiên viết Từ điển cười bằng thơ. Ông cho biết sẽ viết số luợng câu thơ bằng những bộ sử thi của thế giới...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét