Sáng tác ca khúc, truyện ngắn và phê bình văn chương của Bùi Công Thuấn. Bạn cũng có thể đọc BCT tại http://yume.vn/buicongthuan
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011
ÔN THI ĐH-NAM CAO- CHÍ PHÈO
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nam Cao (1915 - 1951) là bút danh của Trần Hữu Tri. Quê ở Đại Hoàng, Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước 1945, dạy học, viết văn, 1943 gia nhập Hội Văn Hóa Cứu quốc. Tham gia cướp chính quyền ở địa phương, 1946 làm phóng viên mặt trận miền Nam Trung Bộ. Sau đó lên Việt Bắc làm công tác Văn nghệ, 1951 hy sinh tại vùng địch hậu Liên khu III.
SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
TRƯỚC CM THÁNG TÁM 1945
Nam Cao viết về 2 đề tài : Người nông dân và người trí thức tiểu tư sản
1. Đề tài người nông dân
TP chính : Lão Hạc, Chí Phèo, Đôi Móng Giò, Lang Rận, Tư Cách Mõ, Đói, Một Đám Cưới, Một Bưã No..
Nội dung, tư tưởng: Nam Cao miêu tả tình cảnh đói nghèo kiệt cùng cuả người nông dân. Lão Hạc phải ăn bã chó chết ( Lão Hạc, Đói, Một Đám Cưới ) , đồng thời miêu tả sự tha hóa cuả họ dưới xã hội TDPK ( Chí Phèo, Đôi Móng Giò, Tư cách Mõ, Trẻ Con Không Được Ăn Thịt Chó ..) TP đạt đến giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc
2. Đề tài người trí thức “ sống Mòn”
TP : Sống Mòn, Đời Thưà, Giăng Sáng, Quên Điều Độ, Mua Nhà, Cười, Nước Mắt, Những chuyện không muốn viết,..
Nội dung, Tư tưởng : Phản ánh cuộc sống đói nghèo bị nợ cơm áo ghì sát đất, cuộc sống túng quẫn nheo nhóc, bế tắc. Miêu tả những “ bi kịch tinh thần” cuả người trí thức Tiểu Tư sản : Người trí thức có hoài bão, có lý tưởng, muốn sống có ích như lại phải song “ đời thưà “. “ đời y cứ rỉ ra , cứ mốc lên cứ mòn đi, y chết mà chưa sống”. Qua đó thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc.
SAU CM THÁNG TÁM
NC nhiệt tình dùng ngòi bút phục vụ CM và kháng chiến. Đôi Mắt là tác phẩm tiêu biểu. Ông còn có nhật ký Ở Rừng . Ông hy sinh sớm nên chưa viết được nhiều.
NGHỆ THUẬT VIẾT TRUYỆN CUẢ NC
( SGK Văn 11 )
1. NC có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lý nhân vật
Ngòi bút ông thâm nhập vào những quá trình tâm lý phức tạp, những ngõ ngách sâu kín cuả tâm hồn; từ đó dựng nên những nhân vật tư tưởng , vưà có cá tính vưà có tầm khái quát. Theo mạch suy nghĩ cuả nhân vật, mạch truyện NC đảo lộn về thời gian , không gian, tạo những nối kết linh hoạt chặt chẽ. NC viết những đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm chân thật, sinh động
2. Truyện NC có tính triết lý sâu sắc
Ý nghiã triết lý toát lên từ cuộc sống, từ tâm tư đau đớn dằn vặt cuả nhân vật. Đọc truyện NC cần chú ý đến tư tưởng thể hiện ở nhân vật và những mệnh đề triết lý ông rút ra từ cuộc sống
3. Truyện NC luôn thay đổi giọng điệu.
Trong đó có 2 giọng cơ bản: giọng tự sự lạnh lùng với những đại từ nhân xưng có sắc thái dửng dưng hay khinh bỉ như : hắn, y, thị..; và giọng trữ tình sôi nổi tha thiết, mở đầu bằng những từ như : “ Chao ôi”, Hỡi Ôi “. Hai giọng văn này chuyển hoá qua lại tạo nên những trang văn thú vị. Ngoài ra còn tính cách đa thanh cuả giọng điệu ( vưà là giọng kể cuả tác giả, vưà là giọng cuả nhân vật, vưà là giọng cuả đám đông )
4. Cũng cần thấy đóng góp cuả NC về ngôn ngữ và thể loại truyện ngắn
Nam Cao đưa Truyện ngắn đạt đến độ hoàn thiện và và đạt tới tính hiện đại cuả thể loại
__________________________________________
ĐỀ ĐÃ RA THI
Tác giả Nam Cao
1. Trình bày quan điểm nghệ thuật cuả Nam cao. Chứng minh rằng NC đã thực hiện triệt để những quan điểm ấy trong sang tác cuả mình.
2.Trình bày ngắn gọn những hiểu biết cuả anh chị về con người và sự nghiệp văn học cuả Nam Cao.
3.Tóm tắt quá trình sáng tác cuả NC trước CM/ Tám.
Tác phẩm Đời Thưà
1.Phân tích nhân vật Hộ trong Đời Thưà để thấy được bi kịch tinh thần cuả người trí thức tiểu tư sản dưới chế độ xã hội cũ. Qua đó làm nổi bật giá trị hiện thực cuả tác phẩm ( CĐSO Hà Tây 98 )
2.Phân tích bi kịch tinh thần cuả Hộ trong Đời Thưà. Qua đó làm rõ tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ cuả ngòi bút Nam cao ( ĐH Đà Nẵng 99 )
3.” Miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ, tủi nhục cuả người Tiểu Tư sản, Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những quằn quại đau đớn trong tâm hồn họ và đặt ra những vấn đề có ý nghiã xã hội sâu sắc, vượt khỏi phạm vi cuả đề tài. Đó là cái bi kịch cuả những kẻ khao khát sống cuộc sống có ý nghiã chân chính mà cứ bị những lo lắng cơm áo hàng ngày giày vò, phải sống “ đời thưà “ vô nghiã” ( Tự điển văn học ). Phân tích Đời Thưà làm sáng tỏ nhận định trên.
4. Bình giảng đoạn văn :
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sang tạo những gì chưa có”(Đời Thừa)
Chứng minh rằng trước CM/8, NC đã thực hiện được những yêu cầu nói trên cuả văn chương trong sáng tác cuả mình.
Tác phẩm Chí Phèo .
1. Vì sao sau khi giết được kẻ thù Bá Kiến, Chí Phèo lại tự kết liễu đời mình? Từ bi kịch đó, hãy nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo đặc sắc cuả tác phẩm Chí Phèo. ( CĐSP Hà Tây 97 )
2.Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc truyện.
( ĐH. D. 2004- Học viện Ngân hàng 98 )
3.Phân tích nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo đặc sắc
cuả ngòi bút Nam Cao. ( * để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người cuả Chí Phèo)
( ĐH Luật hànội 97 )
4.Đoạn kết truyện Chí Phèo là một bi kịch đầy xót xa: Chí Phèo muốn trở lại làm người lương thiện mà không được. Chí đã đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Anh chị hãy nêu cảm nghĩ cuả mình về cảnh kết thúc ấy . ( ĐHQG Tp HCM 1997 )
5.Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái tỉnh hay say rượu ?Phân tích ý nghiã cái chết cuả Chí Phèo và Bá Kiến.( ĐH Ngoại Thương 98 )
6.Tư tưởng nhân đạo cuả NC trong Chí Phèo thể hiện ở khát vọng làm người cuả nhân vật chính. Trong truyện mấy lần Chí Phèo ý thức về nhân phẩm cuả mình ?Phân tích diễn biến từng lần . ( ĐH Đàlạt 99 )
7.” Tình yêu cuả Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh Chí Phèo mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời và anh hồi hộp hy vọng “( Giảng văn VHVN ).Phân tích mối tình Chí Phèo- Thị Nở làm sáng tỏ nhận định trên. ( CĐPhú Thọ 99 )
8.Sau khi ở tù về,Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần? Thuật lại ngắn gọn những gì xảy ra mội lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Phân tích ý nghiã tư tưởng và nghệ thuật những lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, qua đó nêu suy nghĩ cuả anh / chị về giá trị cuả tác phẩm Chí Phèo. ( ĐH Mở Hànội 2000 )
9.Phân tích làm sáng tỏ nhận định : “ Giá trị nổi bật cuả Chí Phèo là ở chỗ tác phẩm đã đi sâu vào nội tâm nhân vật, phát hiện và khẳng định nhân phẩm cuả Chí Phèo ngay cả khi nhân vật này đã mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính “ ( CĐ Lao Động Xã Hội .99)
10.TP Chí Phèo cuả NC đã có những tên gọi như thế nào ? Anh chị hãy cho ý kiến nhận xét về những tên gọi ấy. ( CĐSP hà Tĩnh 2000 )
_________________________________
TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
1 Hoàn cảnh sáng tác : Chí Phèo lúc đầu có tên : Cái Lò Gạch Cũ. Khi in thành sách 1941, nhà xuất bản đổi tên là Đôi Lưá Xứng Đôi. Khi in lại trong tập Luống Cày( Hội văn Hoá Cứu Quốc xuất bản, Hà nội ,1946 ), Nam Cao đặt tên lại là Chí Phèo.
2. Tóm tắt nội dung tác phẩm
Chí Phèo vưà đi vưà chửi, chửi để gây sự, nhưng làng Vũ Đại không ai chửi nhau với Chí. Tức mình , Chí chửi đưá nào đã đẻ ra Chí, nhưng Chí cũng không biết “ đưá chết mẹ nào đã đẻ ra Chí “. Một người đi thả ống lương nhặt đựơc Chí “ trần truồng và xám ngắt “ trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không. Anh ta cho một người đàn bà goá mù, người này bán Chí cho một bác phó cối không con. Khi bác phó cối chết, hắn bơ vơ, đi ở đợ. 20 tuổi Chí làm canh điền cho bá Kiến. Chí bị Lý Kiến ghen, đẩy vào tù bảy tám năm
Ra tù hôm trươc, hôm sau đã ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó từ trưa đến xế chiều. Say khướt, hắn xách vỏ chai đến nhà Bá kiến chửi. Bị Lý Cường đánh, Chí lăn ra ăn vạ. Bá Kiến về, thấy cơ sự, nhớ lại trường hợp cuả Năm Thọ và Binh Chức năm xưa, cụ Bá xử nhũn với Chí, mời Chí vào nhà, giết gà mua rượu cho Chí uống và đãi thêm đồng bạc. Hắn ra về hả hê. Một đồng Bá Kiến cho, hắn uống rượu
Hắn uống rượu được ba hôm, đến hôm thứ tư, hắn lại vào quán uống rượu không có tiền. Chí doạ đốt nhà chủ quán. Chủ quán sợ quá phải bán rượu cho Chí. Hắn uống rượu với chuối xanh và muối trắng, rồi “đến nhà cụ Bá Kiến đòi nợ”. Gặp Bá Kiến Chí xin đi ở tù. Bá Kiến bảo Chí đến nhà Đội Tảo đòi được nợ thì có tiền. Hôm ấy Đội Tảo đang ốm liệt giường, vợ Đội Tảo lấy tiền đưa cho Chí. Ra về Chí dương dương tự đắc:” Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta “.Chí được Bá Kiến cắm cho 5 sào vườn ở bãi sông. Chí trở thành có nhà. Lúc ấy Chí đâu 27,28 tuổi.
Từ đấy Chí trở thành tay chân đắc lực cuả Bá Kiến. Hắn chỉ uống rượu và say. “ Những cơn say cuả hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài mênh mông.. Chưa bao giờ hắn tỉnh.. để nhớ rằng có hắn ở trên đời.. Hắn cũng không biết hắn là con quỷ dữ làng Vũ Đại, tác quái cho bao nhiêu dân làng” ,.. “ bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém. Mưu hại, người ta giao cho hắn làm! Những việc ấy chính là cuộc đời hắn “
Buổi tối hôm ấy Chí uống rượu ở nhà Tự Lãng về, thấy Thị Nở ngủ bên gốc chuối. Đó là người đàn bà “ xấu ma chê quỷ hờn “ lại dở hơi. Thị ra sông kín nước. Gió mát, thị tưạ vào gốc chuối ngủ. Chí xông vào hiếp thị. Thị chống cự và la lên nhưng bất lực. Hai đưá ngủ say dưới trăng. Nưả đêm Chí bị cảm lạnh, nôn mưả. Thị Nở dìu Chí vào lều, nấu cháo hành cho Chí Ăn và nhìn chí cười. Chí tỉnh rượu và tỉnh ra thân phận mình. Chí muốn sống chung với Thị Nở , muốn Thị là cầu nối đưa Chí trở lại sống chung với người lương thiện. Chí Phèo và Thị Nở sống với nhau như vợ chồng được 5 hôm.
Đến hôm thứ sáu, thị Nở đi hỏi ý kiến bà cô. Bà cô chửi thị và gạt phắt chuyện hôn nhân cuả Thị với Chí Phèo” Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đi đâm đầu lấy một thằng không cha.. Ai lại đi lấy một thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ”. Thị trở về gặp Chí và chửi hắn. Thị gạt hắn ngã xuống đất . Chí hiểu ra, hắn uống rượi rồi ôm mặt khóc rưng rức. Hắn xách dao đến nhà Bá Kiến. Lúc ấy Bá Kiến đang ghen với bà Tư. Thấy Chí đến, tưở hắn đòi tiến, Bá Kiến vứt cho Chí 5 hào bảo Chí đi. Chí bảo với Bá Kiến rằng Chí không đến đòi tiền mà muốn làm người lương thiện. Nhưng không thể được. Chí xông vào chém bá Kiến. và kêu làng. Khi người ta đến thì Chí đang nằm chết trên vũng máu, miệng còn ngáp ngáp muốn nói.
Người ta bàn tán về cái chết cuả Bá Kiến và Chí Phèo.Bà cô Thị Nở bảo con cháu” Phúc đời nhà máy nhé. Chả ôm ôm lấy ông Chí Phèo “. Thị Nở nghĩ ” Sao có lúc nó hiền như đất”.Rồi thị Nghĩ “ Nói dại, nếu mình có chưả, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào “. “ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch bỏ không, xa nhà cưả và vắng người qua lại”.
Chủ đề: Miêu tả số phận khốn cùng và quá trình tha hoá cuả Chí Phèo, Nam Cao tố cáo tội ác cuả giai cấp phong kiến và lên tiếng kêu cứu cho người lao động lương thiện ở nông thôn trước CM tháng Tám
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CHÍ PHÈO
( THEO MẠCH TRUYỆN )
Bùi Công Thuấn . 02/08
1.Tâm trạng buồn
Đêm gần sáng Chí Phèo tỉnh dâỵ. Hắn muốn nôn mưả, móc họng va nôn thốc nôn tháo. Thị Nở đưa Chí vào nhà đặt trên chiếc chõng tre. Hắn lại thiếp ngủ. Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng từ lâu. “ Hăn bâng khuâng như tỉnh dậy..lòng mơ hồ buồn.”.. Hăn nghe những tiếng quen thuộc xung quanh. “ Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy..Chao ôi là buồn”. “ Tỉnh dâỵ hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời hắn! “
Nam Cao tô đậm tâm trạng buồn cuả Chí sau khi tỉnh rượu.
Chí buồn vì nhận ra Chí đã đánh mất quá khứ. “ Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ,. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm “
Chí buồn vì không có tương lai .”Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già cuả hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”
Buồn trước thực tại suy tàn bất lực: “ Hắn đã tới cái dốc bên kia cuả đời Những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đoạ cực nhọc.., một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hỏng nhiều “..” Hắn đâu còn mạnh nưã. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo . Xưa nay hắn chỉ sống bằng cướp giật doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, doạ nạt nưã thì sao ? “
Chí tỉnh rượu và thức tỉnh về về số phận mình. Đó là một số phận buồn, đáng buồn, vì không có một chút gì để hy vọng. Chí đã mất tất cả. mất ước mơ quá khứ. Tương lai cũng không có, bất lực trước thực tại
2. Tâm trạng ngạc nhiên và ăn năn
Trong khi Chí đang buồn về thân phận thì Thị Nở vào. Thị đem đến cho Chí bát cháo hành và ngồi nhìn Chí ăn. “ Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ướt.. Hắn thấy vưà vui vưà buồn. Và một cái gì nưã giống như là ăn năn”
Chí thức tỉnh về những tội ác mình đã làm. “ Xưa nay hắn chỉ sống bằng cướp giật và doạ nạt”. Khi nhận ra thân phận mình. Chí ăn năn. “ Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nưã “ .
Chính sự săn sóc cuả Thị Nở qua bát cháo hành đã giúp Chí nhận ra tình người, nhận ra tội ác mình đã gây ra cho bao người “..hắn là con quỷ dữ làng Vũ Đại, tác quái cho bao nhiêu dân làng…Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện”. “.. bát cháo hành cuả Thị Nở làm Chí suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù ? “
Từ đó Chí khao khát trở về cuộc sống lương thiện với mọi người: “Trời ơi ! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn..”
3. Tâm trạng vui và hạnh phúc.
Chí nghĩ đến việc Thị Nở có thể giúp Chí trở về đời sống lương thiện “ họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, than thiện cuả những người lương thiện “. Chí nhìn Thị Nở, thị im lặng cười tin cẩn.
“ hắn thấy tự nhiên nhẹ người “.
Có lẽ Chí tưởng thị hiểu những điều hắn nghĩ trong đầu và sẽ giúp Chí. Thế rồi Chí thử tìm phản ứng cuả thị. Chí ao ước :” Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ “ , Chí rủ thị : “ Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.” Hắn bấu véo thị. Thị lườm . “ Hắn thích chí khanh khách cười “, “ Hắn thấy lòng rất vui” Thị Nở e lệ làm Chí cười ngất. Nam Cao tô đậm tiếng cười cuả Chí. Chưa bao giờ Chí cười vui, thanh thản như vậy
Vì sao ? Đó là tiếng cười cuả một tâm hồn đã “ sạch tội “ sau khi đã “ăn năn thống hối “. Chí lại nhìn thấy tương lai được nhận vào xã hội bằng phẳng cuả những người lương thiện. Có cả cái hạnh phúc xác thịt cuả đêm qua với thị Nở. Chí nhắc lại với thị : “ Đ0ằng ấy có nhớ gì hôm qua không ? ‘
Quả thực Chí đã tìm thấy hạnh phúc và ước mơ, đã trở về cuộc sống lương thiện. Năm ngày sống với thị như vợ chồng , hắn “ cố uống cho thật ít.. để tỉnh táo mà yêu nhau. Đàn bà không có men như rượu, nhưng cũng làm say người. Và hắn say thị lắm “. Trong năm ngày ấy, Chí đã sống lương thiện, đã có nhà có gia đình hạnh phúc. Ước mơ cuả Chí ngày xưa đã thành hiện thực. Dự định tương lai cuả Chí được bắt đầu bằng những bước đi tốt đẹp
4. Tâm trạng bi phẫn
Càng hy vọng và hạnh phúc bao nhiêu Chí Phèo càng bi phẫn bấy nhiêu khi bị thị Nở cự tuyệt tình yêu
Thị Nở về hỏi ý kiến bà cô. Bà cô thị gạt hẳn : “ Đàn ông đã chết hết cả rồi sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha..Ai lại đi lấy thằng chì có một nghề là rạch mặt ăn vạ.Trời ơi nhục nhã ơi là nhục nhã..”. Và thị trút hết những lời ấy vào Chí rồi bỏ đi .Lúc đầu Chí nhạo cười Thị, rồi hình như hiểu, Chí ngẩn người. : “Hắn cứ ngồi ngẩn mặt không nói gì “ , rồi Chí sửng sốt đứng lên gọi thị lại. Chí chạy theo ,thị gạt Chí và giúi Chí ngã xuống sân. “ hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. Rồi Chí ống rượu , nhưng “ càng uống càng tỉnh. Tỉnh ra chao ôi buồn. Hắn môm mặt khóc rưng rức.Hắn ra đi với một con dao thắt ở lưng “
Đó là trạng thái thức tỉnh và bi phẫn tột cùng cuả Chí.
Nam Cao không miêu tả suy nghĩ nội tâm cuả Chí, mà chỉ miêu tả những biểu hiện tâm lý qua dáng vẻ, hành động : Ngẩn mặt, sửng sốt , hít hít thấy hơi cháo hành , ôm mặt khóc rưng rức . Chưa bao giờ Chí khóc, vậy mà giờ đây Chí ôm mặt khóc rưng rức. Khóc rưng rức là khóc rưng rưng , nhưng không nén nổi xúc động , thành ra khóc rưng rức. Đó là cái khóc thương thân. Chí thương thân Chí quá. Thân hận Chí sao mà đáng thương đấn vậy . Chỉ thức tỉnh về thân phận mình. Chí không thể sống chung với con người, dù với thị Nở, một người xấu đến độ ma chê quỷ hờn và ngẩn ngơ.
Nói khác đi , Chí đã bị gạt ra khỏi thế giới loài người. Khát vọng được sống lương thiện cuả Chí bị từ chối. Hành động xách dao ra đi cuả Chí là biểu hiện cuả bi kịch bị từ chối quyền làm người lương thiện. Điều này được Chí noí ra khi đến gặp bá Kiến : “Tao muốn làm người lương thiện”- “ Không được , ai cho tao lương thiện .. tao không thể là người lương thiện nưã ..”. Chí xông vào chém Bá kiến rồi tự sát. Chí chết trên ngưỡng cưả con đường trở về cuộc sống lương thiện, nhưng Chí không sao vượt qua được ngưỡng cưả ấy. Chí “… giãy đành đạch ở giưã bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược.Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng “. Cái tiếng Chí muốn nói ấy, ta hiểu , là Chí “muốn làm người lương thiện.” Bi kịch cả khi chết không nhắm mắt.
5. Giá trị cuả việc miêu tả tâm trạng
Miêu tả sự phức tạp trong tâm trạng cuả Chí chính là tài năng bậc thầy cuả Nam Cao. Nam Cao tạo được một bề dày tâm lý cho Chí, khiến nhân vật hiện lên có chiều sâu tâm thức, có bề rộng cuả hoàn cảnh xã hội, có sự quyết liệt cuả cuộc đấu tranh giai cấp, có ý nghiã triết học sâu xa về thân phận người
Quá trình diễn biến tâm trạng cuả Chí giúp ta hiểu bản chất lương thiện cuả Chí, khát vọng làm người luơng thiện cháy bỏng thế nào, và tính triết lý cuả vấn đề : làm người lương thiện rất khó. Bao giờ người lương thiện chưa thể sống lương thiện, thì tiếng kêu cuả Chí và tiếng nói nhân đạo cuả tác phẩm Chí Phèo vẫn sẽ tiếp tục vang dội lên trong tâm thức người đọc, thức tỉnh tâm thức xã hội.
_________________________________________
ĐỀ LUYỆN TẬP
Đề : Sau khi ở tù về , Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần ? Thuật lại ngắn gọn những gì xảy ra mỗi lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Phân tích ý nghiã tư tưởng cuả lần đến sau cùng. Qua đó nếu suy nghĩ về giá trị cuả tác phẩm
NỘI DUNG CHÍNH
I . Những lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến
Lần I :
Ở tù ra hôm trước , hôm sau Chí ngồi ở ngoài chợ uống rượu với thị chó từ trưa đến xế chiều , say khướt , hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tên tục cụ Bá ra chửi . “ hắn định đến đây nằm vạ “ , “ Chí nói bới BK : “ Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi “ .Bá Kiến mời Chí vào nhà uống nước , xử nhũn với hắn , giết gà mua rượu cho hắn uống , đãi thêm đồng bạc để về uống rượu .Ở nhà BK ra về , Chí vô cùng hả hê , hắn loạng choạng vưà đi vưà cười .
Ý nghiã : Chí còn tỉnh táo , chỉ mượn rượu để gây sự , Chí nhìn rõ kẻ thù và quyết tâm trả thù . Nhưng Bá Kiến rút kinh nghiệm với Năm Thọ , Binh Chức và đời làm tổng lý cuả hắn để xử nhũn với Chí . Chí không biết , vui vẻ ra về . Bá Kiến hoá giải ý định trả thù cuả Chí.
Lần 2 : hắn uống rượu được 3 ngày , đến ngày thứ tư thì gây sự với con mẹ hàng rượu rồi đến nhà BK gây sự : hắn nói với BK :”..Đi ở tù còn có cơm mà ăn , bây giờ về làng nước , một thước cắm dùi không có , chả làm gì nên ăn . Bẩm cụ , con lại đến kêu cụ , cụ lại cho con đi ở tù “” .. bẩm cụ không đượxc thì con phải đâm chết dăm ba thằng , rồi cụ bắt con giải huyện “ . Bá Kiến khích Chí đến đòi nợ Đội Tảo . Chí đòi được nợ cho BK , được BK cắm cho 5 sào vườn ở bãi sông . Chí Phèo bỗng thành ra có nhà. Hồi ấy hắn mới đâu 27,28.Chí Phèo ra về , cái mặt vênh vệnh . Hắn tự đắc : “ Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta “(32)
Ý nghiã : Chí trở thành công cụ đắc lực cho bá Kiến , rồi từ đó bao giờ hắn cũng say “ những cơn say cuả hắn tràn cơn này sang cơn khác , thành một cơn dài , mênh mông…Chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo , để nhớ rằng hắn có ở đời “. Chí trượt dài tên con đường tha hoá , trở thành “ con quỷ dữ làng Vũ Đại ‘Bao nhiêu việc ức hiếp , phá phách , đâm chem. , mưu hại , người ta giao cho hắn làm ! Những việc ấy chính là cuộc đời hắn “ ( tr.33 )
Lần 3 : Bị Thị Nở chửi rồi gạt cho ngã xuống đất , chí ngẩn người , rồi hiểu ra , chí uống rượu rồi ôm mặt khóc. Chí xách dao đến nhà BK đòi “ Tao muốn làm người lương thiện “- Không được . Ai cho tao lương thiện.? Tao không thể là người lương thiện nưã ..” Chí Phèo xông vào giết BK rồi tự sát.
Ý nghiã : Chí giết được kẻ thù nhưng bế tắc tự sát . Chí chết trong bi kịch bị tước đoạt quyền làm người lương thiện . Từ đó bật ra giá trị TP : Số phận người nông dân và tội ác cuả giai cấp thống trị trong xã hội cũ. Lòng xót thương cuả NC .Nam cao lên tiếng kêu cứu cho người lao động lương thiện bị tha hoá (Chí ). Cũng bộc lộ bế tắc cuả NC
II. Giá trị hiện thực cuả Chí Phèo :
Giá trị hiện thực cuà TP là giá trị phản ánh hiện thực , TP có góp phần cải tạo hiện thực không , thái độ cuả nhà văn với hiện thực thế nào .
Chí Phèo phản ánh xã hội cũ với hai đối tượng : giai cấp thống trị ( điển hình là Bá Kiến ) và cuộc sống cuả người nông dân ( điển hình là Chí Phèo ) và cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giưã người nông dân và gc thống trị . Nam Cao tố cáo tội ác cuả gc thống trị và lên tiếng kêu cứu cho người nông dân
Tố cáo tội ác giai cấp thống trị
Bá Kiến , một tên gian hùng : Bốn đời làm tổng lý , già đời đục khoét với rất nhiều thủ đoạn Thâm hiểm. BK dung sự tàn bạo để thống trị và bóc lột.Đẩy người lương thiện vào con đường tội ác , để rồi biến họ thành công cụ tội ác cho hắn , hắn bao che tội ác cho chúng : Sẵn sàng cho đi tù , dung bọn đầu bò để tác oai tác quái “Khi cần chỉ cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình .. nó lưà đốt nhà hay cho mấy nhát dao . quăng chai rượu lậu , gây sự rồi kêu làng . Có chúng sinh sự thì mới có dịp mà ăn.( 28 ) ..kể ăn thì cũng dễ ăn nhưng không phải hễ mà làm lý trưởng thì cứ việc ngồi mà khoét .Thầy điạ lý bảo đất làng này vào cái thế quần ngư tranh thực .. mồi thì ngon đấy nhưng năm bè bảy mối..(22)
BK đặc biệt gây tội ác với Năm Thọ , Binh Chức và Chí Phèo : làm tha hoá người lương thiện , biến người nông dân lương thiện thành công cụ tội ác cuả BK .
Phơi bày tình cảnh bi thảm cuả người nông dân : ( Năm Thọ , Binh Chức , Chí Phèo )
Chí Phèo vô cớ bị BK cho đi tù. Về làng không thể sống nổi : “ Đi ở tù còn có cơm mà ăn , bây giờ về làng nước , một thước cắm dùi không có , chả làm gì nên ăn . Bẩm cụ , con lại đến kêu cụ , cụ lại cho con đi ở tù” . Nhà tù TD , cùng với tình cảnh khốn cùng , dưới thủ đoạn hiểm độc cuả BK , Chí bị đẩy vào con đường lưu manh. Chí bị tha hoá , bị huỷ hoại cả nhân hình , nhân tính , bị tước đoạt quyền làm người lương thiện để rồi chết quằn quại trên vũng máu , chết trong bi kịch , chết tuyệt vọng.
Người lao động cam chịu bị thống trị bóc lột thì sống còn thức tỉnh đòi quyền sống lương thiện thì bị tiêu diệt
Phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt giưã người nông dân và GC thống trị
Nam cao tập trung miêu tả cuộc đấu tranh cuả người nông dân với gc thống trị .Ở tù ra Chí tìm đến nhà BK để “ liều chết với bố con nhà “ BK . kết thúc tác phẩm , Chí giết được kẻ thù , nhưng bế tắc phải tự sát .Nhưng cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục : “ tre già măng mọc “ BK chết có Lý Cường thay , Chí Phèo chết , một Chí Phèo con lại ra đời .Người nông dân lương thiện lại tiếp tục kiếp tá điền , sẵn sang bị cho đi ở tù . Rồi như một quy luật ” mười thằng đã đi ra thì chin thằng trở về với cái vẻ hung đồ.. ( 27 ) . Họ không thoát được tay những thằng “ khôn róc đời” như Bá Kiến , để rồi trở thành công cụ tội ác . Có muốn làm người lương thiện cũng không được.
Chí Phèo đã phản ánh chân thật và sâu sắc một mâu thuẫn cuả giai đoạn 30 45 : mâu thuẫn giưã nhân dân lao động và gc thống trị bóc lột. Cần phải có một cuộc CM, đánh đổ gc thống trị , thay đổi xã hội cũ , mới có thể cứu được nhân dân lao động.
III. Giá trị nhân đạo cuả Chí Phèo
Chia xẻ , cảm thông sâu sắc nỗi thống khổ cuả người nông dân
Nam Cao chia xẻ nỗi nhục nhã khi Chí bị bà ba kêu lên bóp chân , miêu tả tận cùng nỗi đau đớn trong thẳm sâu tâm hồn khi Chí ngồi ôm mặt khóc rưng rức , thương thân , tuyệt vọng , chia xẻ caí khát vọng cháy bỏng muốn làm người lương thiện .. Thảm cảnh Binh Chức mất vợ, nỗi niềm sâu xa cuả Thị Nở khi ăn nằm với Chí và nỗi uất nghẹn khi phải cự tuyệt tình yêu với Chí .
Điều sâu sắc là NC phát hiện và khẳng định phẩm chất lương thiện cuả Chí và khát vọng muốn làm người lương thiện cuả Chi ngay cả khi Chí đã bị tha hoá mất cả nhân hình và nhân tính
NC lên tiếng đòi quyền sống cho người lương thiện ,
NC để cho các nhân vật phản kháng tự phát , họ không còn cách nào khác , họ phải liều mạng Nhưng thực ra , họ lại tiếp tục bị gc thống trị tha hoá : Năm Thọ , Binh Chức , Chí Phèo .
Nhưng NC cũng chỉ ra rằng muốn cứu những con người lương thiện ấy thì phải thay đổi cái xã hội tàn ác ấy. Bởi vì trong cái xã hội ấy “ bằng ấy cánh du lại với nhau để bóc lột con em “ còn “ bọn dân hiền lành chỉ è cổ ra làm nuôi bọn lý hào ..” ( 27 )
Thái độ cuả NC là tiến bộ khi đứng về những kiếp lầm than mà lên tiếng, tuy vậy NC vẫn bế tắc trong giải pháp. NC chưa vươn tới chủ nghiã nhân đạo CM
______________________________
Đề : Tư tưởng nhân đạo cuả NC thể hiện trong khát vọng làm người cuả nhân vật Chí Phèo.
Trong truyện , mấy lần Chí Phèo ý thức về nhân phẩm cuả mình ? Diễn biến mỗi lần ?
NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái niệm nhân phẩm :
Nhân phẩm là phẩm giá cuả con người , tức là những giá trị cuả một người được xã hội công nhân. Nhân phẩm được đánh giá theo chuẩn mực đạo đức, đồng thời cũng được pháp luật bảo vệ .
Chuẩn mực cuả nhân phẩm là phẩm chất và giá trị cuả người lao động lương thiện.Những kẻ phạm pháp không còn nhân phẩm , người ta có thể bắt giam , đánh đập ,Rồi tử hình . Những cô gái mãi dâm không còn nhân phẩm phải đưa vào trường phục hồi nhân phẩm giáo dục những phẩm chất và giá trị làm người lương thiện .
Tình trạng nhân phẩm cuả Chí Phèo : Chí ở tù ra , đã mất một phần nhân phẩm , rồi bị tha hoá mất hẳng nhân hình , nhân tính , bị mọi người coi là “ con quỷ dữ làng Vũ Đại “ , Chí không còn nhân phẩm , tức là những phẩm giá để xã hội coi Chí là một con người .
Thực ra Chí cũng không ý thức về nhân phẩm vì Chí say đến nỗi không còn biết mình có mặt trên đời. Chí sống với mọi người nhưng lại vi phạm vào những giá trị làm người , giá trị đạo đức luật pháp ( say rượu ăn vạ, đốt nhà mẹ bán rượu , cưỡng hiếp Thị Nở .. )
II. Tư tưởng nhân đạo cuả Nam cao
Thể hiện ở khát vọng làm người lương thiện cuả Chí , mà cốt lõi là ý thức về nhân phẩm.Trong tp , Chí 3 lần ý thức về nhân phẩm :
Lần thứ nhất : Sau khi tỉnh rượu , được Thị Nở cho ăn cháo hành , Chí xúc động vì lần đầu tiên được săn sóc bởi một người đàn bà . Chí nhớ lại việc mình bị bà ba vợ bá Kiến bắt lên bóp chân“ cái con quỷ cái hay bóp hắn bóp chân mà lại bóp lên trên , trên nưã nó chỉ nghĩ đến sao cho thoả nó..Bị một con đàn bà gọi lên bóp chân ! Hắn thấy nhục hơn là thích “ vì “ con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng “ , “ thấy hắn dung dằng , bà mắng xơi xới vào mặt , hắn chỉ thấy nhục “ ( tr.45,46 )
Nhục là trạng thái nhân phẩm bị xúc phạm , vì phải “ làm những việc không chính đáng “.Công việc cuả Chí là làm canh điền như những người nông dân khác .Chí cũng từng ước mơ “ Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ . Chồng cuốc mướn cày thuê , vợ dệt vải , chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng .Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm ‘(43)
Trạng thái nhục cuả Chí và cử chỉ dung dằng không làm theo lời bà Ba , giúp người đọc hiểu nhân phẩm cuả Chí lúc ấy là nhân phẩm một người nông dân lương thiện . Chí ý thức rõ về nhân phẩm cuả mình .Cũng vì điều này. Chí bị BK ghen , cho đi ở tù
Lần thứ hai : Sau khi tỉnh rượu , nhìn Thị Nở mang cháo hành đến cho mình , Chí ngạc nhiên . “ hết ngạc nhiên thì hắn thấy mình hình như ươn ướt “ , bởi vì đây là lần thứ nhất Chí được một người đàn bà cho . “ Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt “ (46) .” hắn thấy vưà vui vưà buồn . và một cái gì nưã , giống như là ăn năn ..Người ta hay hối hận về tội ác khi không còn đủ sức mà ác nưã “
Chí ý thức rõ về nhân phẩm cuả mình , bây giờ Chí là kẻ ác , kẻ làm ác , Chí không còn nhân phẩm . Chí ăn năn : đó là trạng thái phục hồi nhân phẩm . “ Chí thèm lương thiện , hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao ..Họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng , thân thiện cuả những người lương thiện “ ( cái xã hội mà Chí đã làm xáo trộn, bị mọi người xa lánh ) (46) Chí nghĩ rằng Thị Nở sẽ mở đường cho Chí , hắn nhìn Thị Nở cười mà thấy tự nhiên nhẹ người .
Năm ngày sống với Thị Nở , Chí đã thực sự thực hiện được ướ`c mơ cuả mình : có một gia đình , có nhà có vườn.Chí sống lương thiện như mọi người lương thiện khác. Điều này lộ ra bản chất cuả Chí là người lương thiện , khát vọng cháy bỏng cuả Chí là trở về cuộc đời lương thiện
Lần thứ 3 :Thị Nở đi gặp bà cô . bà bảo thị “ Đàn ông chết hết cả rồi sao , mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha . Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ. Trời ơi nhục nhã ơi là nhục nhã “(48) “ đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn , ai lại đi lấy thằng Chí Phèo “ .Nghe thế thị lộn ruột , Thị chạy sang nhà Chí Phèo , chửu hắn một trận “ trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô “ .” hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu . Hắn bỗng ngẩn người .Sau khi Thị Nở gạt hắn ngã xuống đất rồi bỏ đi . Hắn uống rượu .”càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra , chao ôi buồn. Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành.Hắn ôm mặt khóc rưng rức , rồi lại uống , lại uống “
Tuy NC không miêu tả trực tiếp Chí đang nghĩ gì , Chí hiểu gì , vì sao Chí khóc , nhưng người đọc hiểu được rằng Chí ý thức rõ về thân phận một hằng không cha không mẹ , chỉ có nghề rạch mặt ăn vạ, con đường nhờ Thị Nở mở đường cho Chí trở về đời sống lương thiện đã đóng lại. Chí thương thân và tuyệt vọng ..Chí ý thức rõ “ không thể là người lương thiện ‘ tức là ý thức mình bị tước đoạt quyền sống làm người lương thiên . Trong trạng thái bi phẫn , Chí xách dao đi .Ngay cả khi đã chết miện Chí vẫn còn không nguôi khát vọng làm người lương thiện
II. Việc miêu tả Chí ý thức về nhân phẩm
Trong qua 1trình miêu tả sự vận động tâm lý cuả Chí , Nam Cao tập trung miêu tả nguyên nhân làm cho Chí bị tha hoá và sáng tạo tình huống Chí gặp Thị Nở , được Thị Nở chăm sóc , tình yêu thương cuả Thị Nở giúp Chí thức tỉnh . Trong quá trình thức tỉnh , điều quan trọng là Chí phục hồi ý thức về nhân phẩm
Chính nhờ việc NC miêu tả Chí ý thức về nhân phẩm mà người đọc nhận ra bản chất cuả Chí là lương thiện. Tình cảnh cuả Chí là đáng thương. Cái bi kịch cuả Chí lộ ra giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cuả tác phẩm . Tiếng nói nhân đạo cuả NC trong tác phẩm là sâu sắc , vươn tới tầm tư tưởng.
_____________________________
Đề : Phân tích nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo cuả Nam Cao
NỘI DUNG CHÍNH
I. Lai lịch bá Kiến
Nam Cao miêu tả rất kỹ lai lịch Bá Kiến qua suy nghĩ cuả chính BK , BK tự hào về lai lịch ấy : BK là Tiên Chỉ làng Vũ Đại , Chánh hội đồng Kỳ hào , Huyện hào , Bắc kỳ nhân dân đại biểu , khét tiếng đến cả trong hàng huyện (21) Bốn đời làm tổng lý, già đời đục khoét (22)
Bá Kiến có giọng rất sang , có nụ cười Tào Tháo. Nhà kín cổng cao tường , có 4 bà vợ , nhiều chó dử ( 3 con ) “ Cụ năm nay đã ngoài 60, giá yếu quá “ nhưng vẫn còn ghen với bà Tư và muốn cho tất cả bọn trai trẻ đi tù
BK đầy uy quyền : chỉ quát một tiếng , mọi người ra về hết .Chí Phèo liều nhưng vẫn biết sợ BK .Biết ứng xử khôn ngoan có lợi cho mình
II. NC tập trung miêu tả những thủ đoạn tội ác cuả BK
NC không miêu tả cuộc sống riêng tư hưởng thụ cua 3 BK mà tập trung miêu tả những thủ đoạn tội ác và tâm điạ cuả hắn
Làm Lý trưởng, Chánh tổng là để ăn.
Hắn phải bỏ ra ba bốn nghìn bạc để chạy chọt tranh cái triện đồng. Làm Chánh tổng không phải việc dễ .. kể ăn thì cũng dễ ăn nhưng không phải hễ mà làm Lý trưởng thì cứ việc ngồi mà khoét (22) Đất làng này vào cái thế quần ngư tranh thực.Mồi thì ngon , nhưng năm bẻ bảy mối , bè nào cũng muốn ăn. Cánh cụ Bá Kiến , cánh ông Đội tảo , cánh ông Tư Đạm , cánh ông Bát Tùng . Bằng ấy cánh du lại bóc lột con em .
Bá kiến là một tên nham hiểm, tàn bạo , bất nhân , dâm ô
Hắn biết tuỳ cơ mà cứng rắn hay mềm mỏng ( xử nhũn với Chí , biết chiều theo yêu cầu Năm Thọ Binh Chức , biết kích Chí đi đòi nợ đội tão ..)
Nhiều thủ đoạn , biết nắm thằng có tóc , biết rằng già néo đứt dây . “ một người khôn ngoan chỉ bóp đến nưả chừng.. ngấm ngầm đẩy người ta xuống song , nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn”. Trị không lợi thì ông dùng : Biết dùng thằng đầu bò để trị thằng đầu bò , sẵn sàng cho đi tù.
Hắn nhiều kinh nghiệm : “ những thằng có máu mặt , vợ đẹp con đàn , chính là những thằng sợ quan và dễ bóp ; trái lạ những thằng tứ cô vô thân, giết chúng thì dễ , nhưng giết được , chỉ còn có xương mà gây với chúng là mở một dịp tốt để cho các phe nghịch xoay lại mình” (27)
Là kẻ gây ra bao tội ác
BK trực tiếp là người gây tội ác với Năm Thọ , Binh Chức và Chí Phèo : cuớp vợ con Binh Chức , cho Chí Đi tù , biến Chí thành công cụ tội ác huỷ hoại cả nhân hình nhân tính cuả Chí ; Thủ đoạn chính cuả BK là đẩy họ đến bước đường cùng để rồi bị tha hoá và cam tâm làm tay sai, làm công cụ tội ác cho BK. : Chí vô cớ bị đi tù , về làng thước đất cắm dùi không có không biết làm gì nên ăn , bị BK khích đi đòi nợ Đội tảo . Binh chức cũng thành chỗ chân tay được BK bao che :
“ những thằng ấy chính là những thằng được việc. Khi cần đến , chỉ cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào .. đốt nhà hay cho mấy nhát dao.. quăng chai rượu lậu hoặc gây sự rồi lăn ra kêu làng. Có chúng nó sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn “ ( 28)
Qua Chí Phèo , bá Kiến gây nên bao nhiêu là tội ác : “ Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp . đập nát bao nhiêu cảnh yên vui . đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc làm chảy máu và nước mắt cuả bao nhiêu người lương thiện”..”” bao nhiêu việc ức hiếp , phá phách , đâm chem. , mưu hại người ta giao cho hắn làm ..”
Số phận cuả BK
BK chết vì chính công cụ tội ác cuả hắn .
Thực ra đây là giải pháp cuả NC .NC để chi Chí giết BK , đẩy cuộc đấu tranh lên đỉnh điểm quyết liệt làm lộ ra tư tưởng cuả tp . BK là người khôn ngoan , nhà kín cổng cao tường nhiều cho dữ , không dễ gì Chí ra vào như chỗ không người .
II. Tính cách điển hình cuả BK
BK đạt đến tầm vóc một nhân vật điển hình cho gc thống trị ở nông thôn trước CM/8
BK có những nét cá thể hoá : cười Tào tháo , bao giờ cũng quát để thử dây thần kinh cuả người khác . Có 4 bà vợ. Già rồi nhưng còn ghen với bọn trai làng . NC miêu tả kỹ lai lịch , tính cách , thủ đoạn ..
BK điển hình cho gc thống trị ở nông thôn : mua chức để nắm quyền , dùng những thủ đoạn tội ác để củng cố quyền lực . Làm lý trưởng là để ăn . Bỉ ổi ( với vợ Binh Chức ) , tàn bạo ( sẵn sang thí mạng Chí Phèo ) , hưởng thụ trên máu và nước mắt cuả nhân dân ( 4 vợ , lo cho Lý Cường làm Lý trưởng . Điển hình cho kẻ gây ra tội ác với nhân dân ( tha hoá họ, biến họ làm công cụ tội ác )
Thái độ cuả NC :
Vạch trần bản chất , thủ đoạn , tội ác cuả BK . Chỉ rõ BK là nguyên nhân mọi nỗi thống khổ cuả nông dân xưa . Còn những kẻ như BK , người nông dân không thể sống lương thiện .
Ngòi bút NC miêu tả từ bên trong nhân vật ( đoạn hồi tưởng rút kinh nghiện từ Năm Thọ , Binh Chức ) , cùng với những nhận xét cuả mọi người ( phần kết truyện sau khi BK chết ) và lời bình cuả tác giả .
NC đặt BK vào những tình huống quyết liệt , trong cuộc đấu tranh giai cấp ngàn đời
ở nông thôn xưa , từ đó nhân vật bộc lộ ra bản chất : đối xử với Năm Thọ , Binh Chức , Chí Phèo , Đội Tảo …
_______________________________
Đề : Chí Phèo và Vợ Nhặt đều viết về tình cảnh người nông dân trước CM tháng 8 / 1945.
Anh chị hãy :
a. Phân tích những khám phá riêng cuả mỗi tác giả về số phận và cảnh ngộ
cuả người nông dân trong từng tác phẩm
b.Chỉ ra sự khác nhau trong cách kết thúc cuả hai thiên truyện . Giải thích
vì sao có sự khác nhau ấy . Nêu ý nghiã cuả mỗi cách kết thúc
c. Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo cuả mỗi tác phẩm
( ĐHSP Hanoi . khối C, N – 2001-2002 )
NỘI DUNG CHÍNH
I Những khám phá riêng cuả mỗi tác giả :
1. Nam Cao trong Chí Phèo :
Cảnh ngộ : ( Cảnh ngộ là hoàn cảnh đang gặp phải – Trong tp , từ lúc Chí xuất hiện đến khi chết là tình trạng huỷ hoại cả nhân hình nhân tính ) Chí bị BK đẩy vào tình trạng tha hoá , bị huỷ hoại cả nhân hình , nhân tính, trở thành công cụ tội ác cho BK . Nhờ Thị Nở , Chí thức tỉnh và hy vọng , nhưng tuyệt vọng trong bi kịch bị tước đoạt quyền làm người lương thiện .
Số phận cuả Chí : Chí là một đưá trẻ mồ côi , lớn lên làm canh điền , là người nông dân lương thiện , bị BK cho đi tù , ra tù không sống nổi , thành công cụ tội ác cho Bá Kiến , chết trong bi kịch .Đó là một số phận khốn khổ , bi thảm , bị thống trị bóc lột , bị huỷ hoại nhân tính , bị tha hóa , bị tước đoạt quyền làm người lương thiện . Số phận Chí phản ánh một bộ phận nông dân trước CM/8 bị đẩy vào con đường lưu manh hoá , bị tha hoá , bế tác.
2. Kim Lân trong Vợ Nhặt :
Cảnh ngộ : người nông dân trong thảm trạng chết đói 1945 , lại phải cưu mang thêm miệng ăn . Một nỗi âu lo bao trùm .Cái đói huỷ hoại mọi giá trị nhân phẩm .
Số phận :Nghèo khó suốt đời , ngụ cư , hậu quả cuả thống trị bóc lột : “ đằng nó bắt giồng đay , đằng nó bắt đóng thuế “ .Tràng không lấy nổi vợ. Người vợ nhặt không gia cư , thất nghiệp , đói tơi tả , theo không Tràng về làm vợ . nhưng số phận cuả họ mở ra , Tràng hướng về Việt Minh
II. Sự khác nhau trong cách kế`t thúc :
Cách kết thúc :
Nam cao .kết thúc Chí Phèo là cảnh người ta bàn tán về cái chết cuả Chí Phèo và BK, Thị Nở nhìn xuống bụng.Thị thấy thấp thoáng cái lò gạch cũ bỏ không và vắng người qua lại
Kim Lân kết thúc bằng chi tiết : trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc Nhật . Hình ảnh này train ngược với cảnh lo âu và chết đói trong truyện
Giải thích :
Do hoàn cảnh sáng tác và phương pháp sáng tác :
Chí Phèo được viết (1940, in 1941) trước 1945, tình cảnh xã hội VN đang bị TDPKFX thống trị , cuộc sống nhân dân lao động tăm tối . PP sáng tá cuả Chí Phèo l;à PH Hiện Thực Phê Phán , nhà văn miêu tả bề trái hiện thực nhằm mục đích phê phán xã hội
Vợ Nhặt được viết sau 1945, khi nhân dân lao động đã được giải phóng. PP sáng tác là PH Hiện Thực XHCN , nhà văn miêu tả hiện thực CM kết hợp với lãng mạn CM , chỉ ra hướng đi lên cuả xh.
Ý nghiã mỗi cách kết thúc
Chí Phèo kết thúc tạo nên kết cấu vòng tròn , thể hiện sự bế tắc cuả số phận người nông dân , đồng thời cho thấy hiện tượng Chí Phèo vẫn tồn tại trong xh cũ .
Kết thúc Vợ Nhặt mở ra hướng giải thoát số phận các nhân vật . Chỉ ra con đường sống cuả nhân dân lao động là đi theo CM
III. Tư tưởng nhân đạo cuả mỗi tác giả :
Cả hai tác phẩm đều yêu thương , cảm thông người lao động , đều khẳng định những phẩm chất khát vọng cuả họ , đều lên tiếng tố cáo sự chà đạp lên nhân phẩm..Nhưng mỗi tp có đặc sắc riêng.
Nam Cao : Chí Phèo là tiếng kêu cứu cho người lao động lương thiện đang bị chà đạp nhân tính ,
bị tước quyền sống làm người lương thiện . NC chỉ rõ chính xh cũ , chính giai cấp thống trị bóc lột là kẻ gây ra tội ác đối với người lao động , đấu tranh tự phát như Chí không thay đổi được gì .Tre gia măng mọc.Cần phải thay đổi xh cũ.
Kim Lân : Lòng nhân ái , có tình người là có tất cả : “ Tôi muốn độc giả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi nưã thì tình người vẫn vượt lên tất cả. Có tình người là có cuộc sống , có tình người là có hy vọng tương lai..Đó là chủ đề , là bản chất nhân đạo ..( Kim Lân , Văn Nghệ Trẻ 26/3/2000 )
Trong hoàn cảnh ngặt nghèo , người lao động vẫn cưu mang đùm bọc nhau. Họ luôn khát khao sống , khát khao hạnh phúc và hướng về tương lai , vuợt qua thảm cảnh .Chỉ có CM mới giải phóng được nhân dân lao động
________________________________
Đề : “ Tình yêu Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh Chí Phèo mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người trở lại cuộc đời và anh hồi hộp hy vọng ‘.
Phân tích mối tình Thị Nở - Chí Phèo để làm sáng tỏ nhận định trên.
NỘI DUNG CHÍNH
I.Tình trạng cuả Chí trước khi gặp Thị Nở :
Không thức tỉnh : Chí say bất tận “ chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo , để nhớ rằng có hắn ở đời “ Chí gây ra bao nhiêu tội ác trong lúc say ; “ hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp , đập nát bao nhiêu cảnh an vui , đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc , làm chảy máu và nước mắt cuả bao nhiêu người lương thiện. Hắn biết đâu hắn làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say “ ( 33) . Chí không hề có ý thức cuả một con người
Bị tha hoá : Chí là con vật lạ , là con quỷ dữ làng Vũ Đại , bị mọi người xa lánh .
Tuyệt vọng : Cuộc đời Chí cứ tuột dốc trên con đường tội ác và tha hoá không sao dừng lại được. Đó là sự tuyệt vọng . Chỉ khi thức tỉnh Chí mới nhận ra ( mất quà khứ , hiện tại là kẻ ác , tương lai cô độc , bệnh tật )
II. Tình yêu cuả Thị Nở :
Gặp gỡ Thị Nở - Chí Phèo : ( kể lại ) Chí uống rượu say ở nhà Tự Lãng . Trên đường về , Chí gặp TN đang ngủ dưới gốc cây chuối . Thị đi lấy nước ở ngoài sông . Trăng thanh gió mát làm thị ngủ quên. Tai nạn xảy ra với thị. Nưả đêm Chí nôn thốc nôn tháo , TN đưa Chí vào lều , nấu cháo cho Chí ăn. Chí tỉnh rượu , vu đuà với Thị . Chí rủ thị sang ở chung. TN sang nhà Chi ở , làm thành một cặp xứng đôi vưà lưá , được 5 ngày , TN nghe lời bà cô từ chối tình yêu cuả Chí . Chí ôm mặt khóc.
Tình yêu cuả Thị Nở : Gặp gở TN-CP khởi đầu là một hành vi bản năng cưỡng bức, nó trở thành tình nghiã .” cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương , còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình . Giả thử đêm qua không có thị thì hắn chết. Thị thấy như là yêu hắn : đó là một cái lòng yêu cuả người làm ơn. Nhưng cũng có cả lòng yêu cuả người chịu ơn . Một người như thị Nở càng không thể quên được. Cho nên thị nghĩ : bỏ hắn lúc này thì cũng bạc . Dù sao cũng đã ăn nằm với nhau “ (44)
Tình nghiã ấy hướng dẫn toàn bộ hành động thị và biểu hiện bằng việc nấu cháo hành cho Chí ăn Ngồi chăm sóc Chí lúc Chí ăn , đáp lại những nguyện vọng yêu cầu cuả Chí .Tô cháo hành kết tinh tất cả tình nghiã ấy . Vì thế khi bị Thị Nở từ chối tình yêu , Chí thấy thoang thoảng mùi cháo hành , tức là tình nghiã , hạnh phúc và tất cả ước mơcuả Chí đã mất .
Tình yêu cuả Thị Nở làm Chí thức tỉnh :
Tỉnh rượu nhờ ăn cháo hành ( mà cháo hành là tình nghiã cuả Thị Nở ) Chí vã mồ hôi từng giọt , “ hắn thấy long thành trẻ con , Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ “ con người khao khát tình thương yêu.
Thức tỉnh cảnh ngộ
Nghe tiếng cuộc sống xung quanh , Chí nhận ra mình mất quá khứ , “ hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ . Chồng cuốc mướn cày thuê , vợ dệt vải , chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng “ ( 43)
Thực tại và tương lai đen tối : “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc.. tuổi già cuả hắn .đói rét và ốm đau và cô độc , cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau ..và có lúc hắn ngẫm mình mà lo .. hắn mơ hồ rằng sẽ có một lúc người ta không thể liều được nưã “
Thức tỉnh nhân phẩm
Thị Nở cho Chí ăn cháo, Chí khóc và ăn năn, vì Chí đã sống ác.” Xưa nay hắn chỉ sống bằng cườp giật và doạ nạt “. Chí phục hồi nhân phẩm dần dần
Thị Nở cho Chí ăn Cháo, Chí nhớ đến việc bà ba bắt hắn bóp đùi chỉ thấy nhục vì Chí phải làm một việc không chính đáng “. Đó là bản chất lương thiện cuả Chí.Từ đó chí them lương thiện, Chí khao khát được sống lương thiện.
Khi bị Thị Nở từ chối tình yêu, Chí hiểu rõ thân phận mình, bị tước quyền sống lương thiện, Chí lâm vào bi kịch.
Mở đường cho Chí trở lại làm người trở lại với cuộc đời
Từ khát vọng lương thiện , Chí nghĩ Thị Nở có thể giúp Chí : “ Thị Nở sẽ mở đường cho hắn , thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng , thân thiện cuả những người lương thiện “ Nghĩ vậy Chí băn khoăn nhìn thị. Thị Nở cười, Chí thấy nhẹ người. ( có lẽ Chí tưởng Thị Nở hiểu và nhận lời giúp hắn )
Chí hành động : mở lời với thị : “ Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ “ tức là được sống bình an , được yêu thương và chăm sóc. Chí bước một bước nưã :” Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui “ . Rồi Chí cười khanh khách, lòng hắn rất vui, rồi lại cười ngất khi làm thị thẹn thùng..Chí tỏ tình
Thị Nở mở đường : Thị sang sống chung với Chí. Thị sống với Chí được thì mọi người cũng sẽ sống với Chí được.Đó là bước thứ nhất trên con đường trở về. Thị sẽ là người bảo lãnh cho Chí với mọi người. Chí đã sống được năm ngày lương thiện, tỉnh táo và thực hiện được ước mơ cuả mình : có một gia đình ..Nếu mọi việc cứ vậy mà tiến triển con đường trở về cuả Chí sẽ tốt đẹp
Chì hồi hộp hy vọng
Điều làm Chí hồi hộp là không biết việc trở về cuả Chí có được thị Nở và mọi người chấp nhận không, Thị Nở có giúp Chí không. Bởi Thị Nở là người dở hơi, Thị không có ý thức đúng đắn. Hơn nưã việc hôn nhân còn nhiều điều ràng buộc, Thị không thể tự quyền mình quyết định, vì còn bà cô. Đúng như thực tế, bà cô TN đã bác hẳn việc TN lấy Chí. Thị không được lấy ,” một thằng không cha ,. Một thằng chỉ có nghề rạch mặt ăn vạ.” điều ấy là nhục nhã giòng họ …Lúc đầu Chí ngẩn người rồi kinh ngạc và hiể ra. Chí ôm mặt khóc.
Giá trị tình yêu Thị Nở với tác phẩm :
Đọc Chí Phèo , người đọc nhận ra sự biến đổi này ở nhân vật.
Biến cái xấu thành cái đẹp. Trong mắt Chí , TN xâú ma chê quỷ hờn thành ra là người“ có duyên “, “ tình yêu làm cho người ta có duyên “
Biến cái ác thành cái thiện. Chí làm ác, “bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém,mưu hại, người ta giao cho hắn làm.. Hắn phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc...” giờ khao khát lương thiện , “hắn thấy lòng thành trẻ con”.”Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người”
Biến hai con vật thành người . Chí là con vật lạ , là con quỷ dữ làng Vũ Đại, còn TN bị xa lánh như xa lánh một con vật ghê tởm. Họ đã sống bên nhau như mọi người lương thiện, như một gia đình hạnh phúc mà Chí hằng ước mơ. Chí không còn uống rượu, không còn gây sự, không còn phạm tội ác.
Tình yêu TN làm lộ ra giá trị nhân đạo sâu sác cuả tác phẩm , giúp Chí thức tỉnh khát vọng sống lương thiện .TP vang lên tiếng nói khẳng định Chí là người lương thiện , là đưá hiền như đất, lộ ra bi kịch bị từ chối quyền làm người và tiếng nói kêu cứu cho Chí Phèo.
__________________________________
ĐỀ : Bình luận về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên cuả Nam cao, có nhà phê bình cho rằng : Chí Phèo vưà là một gã mất trí , vưà là đầu óc sáng suốt nhất cuả làng Vũ Đại , ý kiến anh chị thế nào ? Từ truyện ngắn này cuả Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến cuả mình .( HSG Đồng Nai 08/11/2005)
NỘI DUNG CHÍNH
1.Chí Phèo là kẻ mất trí
Mất trí là gì ? là mất trí nhớ ( người bị bịnh tâm thần không còn nhận thức được thực tại ) Mất trí còn là trạng thái mất lương tri, không còn phân biệt được phải trái , đúng sai, nên làm hay không nên làm. Một lúc nào đó , lương tri bị che mờ, con người phạm vào tội ác
Chí Phèo mất trí :
Chí say bất tận, không biết mình có mặt trên cõi đời
Chí giết Bá Kiến và tự sát. Chỉ kẻ mất lương tri mới giết người.
Chỉ kẻ mất trí mới tự sát
2 Chí Phèo là một đầu óc sáng suốt nhất làng Vũ Đại
MuỐn nói Chí Phèo là bộ óc sáng suốt nhất làng Vũ Đại, ta phải so sánh Chí với những bộ óc sáng suốt khác. Làng Vũ Đại có nhiều đầu óc sáng suốt :
Lúc Chí chửi : mọi người đều nghĩ nó chưà mình ra, không ai gây sự với Chí. Đó là sự không ngoan. Dây với thằng say chỉ thiệt
Những người đến xem cái chết cuả hai nhân vật, có người cho rằng, chính chúng nó giết nhau. Bá Kiến bị chính tay sai cuả mình giết. Chơi dao đứt tay. Ác giả ác báo.Người khác bình luận : tre già măng mọc. Bà cô Thị Nở chỉ vào mặt con cháu : Phúc đức con nhá , không ôm lấy chân ông Chí .Nếu ôn lấy Chí thì giờ thành goá phụ. Thị Nở nghĩ, sao nó hiền như đất ( biết phân biệt với ý kiến mọi người )
Bá Kiến khôn róc đời trong việc nhận định đối phó kẻ thù và mưu đồ thống trị, nhưng Bá kiến chết vì chính tội ác cuả mình trung lúc không còn đủ bình tĩnh
Chí Phèo sáng suốt nhất
Cái sáng suốt cuả dân làng là sáng suốt cầu an, bảo thủ, không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác, cam chịu thân phận nô lệ. Cái sáng suốt cuả Bá Kiến là sáng suốt trong mưu đồ thống trị bóc lột. Bá Kiến không hiểu được sức mạnh cuả lương tri và lẽ thiện, phản ứng cuả con người bị dồn đến chân tường
Chí ý thức sâu sắc về nhân phẩm , về giá trị làm người, về khát vọng sống lương thiện. Lúc bị bà Ba kêu lên bóp chân, Chí chỉ thấy nhục và biết mình làm một việc không chính đáng. Chí khát khao trở về đời sống lương thiện
Chí nhận ra kẻ thù và tiêu diệt được kẻ thù.kẻ thù. Chí đứng trên lập trường lẽ thiện ( tao muốn làm người lương thiện ) để kết tội Bá Kiến và xử tội bá Kiến.hành động cuả Chí trong xã hội người lương thiện không được bảo vệ là hành động đúng. Bá Kiến không hiểu được sức mạnh cuả chân lý lẽ thiện
Nam cao xây dựng nhân vật Chí Phèo với mục đích gì ?
có phải chỉ để nói về Chí vưà mất trí vưà sáng suốt không ?
Nhận định Chí vưà mất trí , vưà sáng suốt chỉ là nhận định về những biểu hiện bên ngoài căn cứ vào hành động cuả Chí. Nhật định ấy tạo ra sự mâu thuẫn để gây rồi trí người đọc, để người đọc tập trung vào tìm hiểu Chí
Thực ra Chí là người nông dân lương thiện, bị Bá Kiến làm tha hoá biến thành công cụ tội ác, Nhờ tình yêu cuả thị Nở , chí thức tỉnh và khao khát trở về cuộc sống lương thiện, nhưng chí lâm vào bi kịch và chết trên ngưỡng cưả cuộc đời.
Qua Chí, Nam cao tố cáo tội ác cuả giai cấp đị chủ phong kiến, nói lên tiếngnói nhân đạo kêu cứu cho người lao động lương thiện.Chí trở thành điển hình cho số phận người nông dân bị giai cấp thống trị làm tha hoá. Chí trở thành nhân vật tư tưởng thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc cuả tác phẩm. Nhận định Chí vưà mất trí vưà sáng suốt không giúp nhân ra giá trị thực cuả hình tượng Chí, nhưng có thể gợi ra những suy nghĩ để tìm hiểu nhân vật này
KL : Chí Phèo là một hình tượng tư tưởng đặc sắc cuả Nam Cao
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét