album của BCT

album của BCT
một vài hình ảnh chia sẻ với bạn đọc

Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

NHỚ / SINH NHẬT TÌNH YÊU - thơ Hoàng Lan

THƠ HOÀNG LAN
Đã đăng trên Văn Chươgn Việt
http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=13125&LOAIID=1&LOAIREF=1&TGID=1569



Nhớ /Sinh Nhật Tình Yêu
Hoàng Lan

NHỚ

Chẳng thể nào bày tỏ được tình yêu
giữa chỗ đông người
Nhưng em hạnh phúc như chưa bao giờ hạnh phúc
được ở bên anh
được nhìn thật sâu vào mắt, chờ đợi
và đọc lời yêu thầm thì
và nắm lấy tay nhau vụng về
những ngón tay đan vào nhau chặt ơi là chặt,
Không có gì ngoài nỗi khao khát
Bờ vai em lạnh. Sao anh không ôm xiết một vòng tay
và gửi một nụ hôn qua gió
hay một cử chỉ đòi yêu
mà như hai người xa lạ,
hai pho tượng băng đăng giữa loài người
nhưng hạnh phúc anh cho em thì tuyệt vời
Hạnh phúc của em là anh
Anh là tất cả,
Lần nào cũng vậy,
Được ở bên anh em không muốn rời,
không muốn xíu nào.
Rời nhau vài giây thôi
là em lại nhớ anh khùng điên. Nhớ lắm
chia tay rồi
bao giờ em mới được bên anh
dù thế nào
em vẫn yêu,
không có anh em không gượng nổi đâu
yêu anh nhiều lắm,
cát trong lòng biển và bầu trời đầy sao
em sẽ giữ gìn em cho anh những ngày xa cách
chỉ rjêng anh thôi.
mãi mãi
và ôm anh thật chặt, không rời,
em hôn a nữa.
ước gì em được ở bên anh đêm nay.


SINH NHẬT TÌNH YÊU

Em vượt hơn một trăm cây số, và kẹt đường kinh khủng
chỉ để đươc gặp anh
mưa làm tóc em ướt mem
nhưng con đường dãi dầu làm em hạnh phúc
_em sẽ bịnh mất !
_Thực sự thì em đã sốt hai bữa rồi.
_Biết vậy anh không cho em về!
_không gặp anh em sẽ nhớ khùng điên thì sao
gặp anh là em hết bịnh liền à!
Vì anh truyền cho em nhịp đập trái tim mạnh lắm
Vì lửa yêu sưởi đốt tim em
Chẳng mưa gió nào có thể làm em lạnh ,
chẳng khoảng cách nào có thể làm em xa anh
không thể ngăn được thác nước đổ tràn
hôm nay sinh nhật tình yêu chúng mình
kỳ diệu biết bao
Ngày này năm trước em còn lang thang lang thang
Giờ đây bên anh
Tình yêu cuả em đã đầy ắp mọi nẻo
Trái đất này quá nhỏ không đủ đong đầy nỗi nhớ
Vũ trụ này quá mong manh khi giông bão đòi yêu trong em tràn qua
Cõi đời này quá ngắn ngủi không đủ một giây mê đắm
em chỉ cần có anh thôi
Anh là báu vật của trời không gì trên đời sánh được
_yêu anh em thiệt thòi nhiều không ?
_Không đâu, e có cả đất trời hạnh phúc
bao nhiêu cô gái bằng tuổi em
sa mạc bơ vơ
đi tìm tình yêu,
6 tỷ con người. Khoảng không. Vô vọng .
Còn em
Hạnh phúc đầy trời như những hạt mưa kia
Trong lành và mát rượi
Và rất cụ thể
Được ôm anh trong ngày sinh nhật đầu đời
Em sẽ ôm xiết anh mãi
Không rời
Anh chịu không

Hoàng Lan

www.vannghesongcuulong.org Ngày đăng: 25.6.2010

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

ĐỌC BÀI THƠ TƯƠNG TƯ của Nguyễn Bính



Văn học trong nhà trường
( Giúp các bạn ôn thi ĐH khối C&D)

ĐỌC BÀI THƠ TƯƠNG TƯ CỦA NGUYỄN BÍNH
Bùi Công Thuấn
_________________________________________________

1.Nguyễn Bính ( 1918-1966)





Nguyễn Bính tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính ( có thời kỳ lấy tên là Nguyễn Bính Thuyết ), gia đình nhà nho nghèo, làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội ( nay là xã Cộng Hoà) huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

NB mồ côi mẹ sớm. 10 tuổi đã phải theo anh lên Hà nội kiếm sống.13 tuổi làm thơ.19 tuổi được giải thưởng cuả Tự Lực Văn Đoàn (1937). Năm 1943 NB vào nam bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống Pháp. 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ báo chí ở Hà nội, Nam Định

NB được coi là “ thi sĩ cuả đồng quê “. Ông được Nhà Nước tặng giải thưởng HCM về VHNT 2000.
Tác phẩm chính : Tâm Hồn Tôi (1937) Lỡ Bước Sang Ngang (1940)
( SGK Văn11.tr.49 )

Tương Tư
Thôn Ðoài ngồi nhớ thôn Ðông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng,
Thôn Ðoài thì nhớ thôn Ðông,
Cau thôn Ðoài nhớ trầu không thôn nào.
( Hoàng Mai – 1939 . Trong Tập Lỡ Bước Sang Ngang .1940)

Ghi chú : Cau liên phòng là loại cau rất thấp và có quả quanh năm.

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI THƠ

1.Bố cục
a.Bốn câu đầu : Nhân vật tôi thú nhận mình tương tư “Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng. “
b.Ba khổ giưã : Nhân vật tôi tự hỏi, tự lý giải tự bày tỏ về sự cách trở người yêu
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
c.Bốn câu cuối : Dùng trầu cau ẩn dụ cho sự độc thoại nỗi nhớ

2.PHÂN TÍCH 4 CÂU ĐẦU

Thôn Ðoài ngồi nhớ thôn Ðông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Bốn câu thơ lục bát chia làm hai cặp, được diễn đạt theo cách nói ví von cuả ca dao. Một người chín nhớ 10 mong một người cũng như thôn Đòai nhớ thôn Đông. Tôi mang bệnh tương tư, cũng như trời có bệnh gió mưa. Nhân vật tôi trực tiếp thổ lộ và biện hộ cho “ bệnh tương tư “ cuả mình

Tại sao lại là bệnh tương tư, tại sao lại phải vin vào “ bệnh nắng mưa cuả trời “ để biện hộ cho mình? Trong xã hội cũ, và cả trong xã hội hiện đại, bệnh vì tình, bệnh tương tư đối với nam giới, là thứ bệnh khó được chấp nhận, vì nó chứng tỏ sự “ yếu đuối nữ tính “. Một “ trang nam nhi “ phải xông pha nơi chiến trường, coi cái chết nhẹ tưạ lông hồng :” gieo Thái Sơn nhẹ tưạ hồng mao “ ( Chinh Phụ Ngâm ), phải có chí “ chọc trời khuấy nước “ , nếu có chết thì “chết nơi chiến trường da ngược bọc thây “( Mã Viện ), sao lại để cho tình yêu làm mềm yếu chí khí nam nhi. Nguyễn Bính ( NB ) cho rằng mưa gió là chuyện thường hằng cuả trời, thì tương tư cũng là cái thường hằng cuả con người. Tương tư là nhớ mong,. Nhớ mong nhiều lắm “Một người chín nhớ mười mong một người.”, như thôn Đoài nhớ thôn Đông. Chẳng có gì sai trái, chẳng có gì là không đúng về đạo đức.. Nhớ mong là tình cảm cuả con người như mọi thứ tình cảm khác, vì thế “ tôi yêu nàng “ đến nỗi mang bệnh tương tư cũng là thường tình con người

Khổ thơ là sự xuất hiện trực tiếp cuả “ cái tôi “ tiểu tư sản. “ cái tôi” này sánh ngang với trời. “ cái tôi” tự khẳng định mạnh mẽ trước ý thức hệ đạo đức phong kiến. Trong xã hội phong kiến không có sự tồn tại cuả “ cái tôi”, vì thế cũng không có sự tồn tại cuả tình yêu cá nhân, tất cả chỉ có sự phục tùng. Tam tòng, tứ đức , là những chuẩn mực cuả cá nhân trong cộng đồng
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng.

“ Cái tôi” đem mình sánh với trời, tức là Thiên Mệnh cuả Nho Giáo, đó là một thách thức, cũng là sự khẳng định với Thiên mệnh. Tính yêu cuả tôi, bệnh tương tư cuả tôi có trời bảo chứng. Trời thế nào, tôi thế ấy. Sự xuất hiện cuả một “ cái tôi” như thế là hết sức mới mẻ trong văn học Lãng Mạn 30-45

“ Cái tôi”thể hiện được những vẻ đẹp nhân văn cuả thời đại mới. Đó là vẻ đẹp cuả tình yêu. Nỗi nhớ mong bao trùm không gian. Tôi khẳng định quyền được yêu, được nhớ và nói ra công khai cái quyền ấy. ( ngày nay, những điều như vậy trở thành quyền con người , như một chân lý hiển nhiên, tuy vậy không phải không còn những cản trở )

Câu thơ NB vưà có cái dân dã ca dao , vưà có caí mới cuả thơ Lãng mạn. Đó là cách nói ví von, cách nói ẩn dụ, sử dụng chất liệu ca dao, sử dụng cách thể hiện biểu cảm cuả ca dao, sử dụng thành ngữ cuả ngôn ngữ dân gian : “Thôn Ðoài ngồi nhớ thôn Ðông, / Một người chín nhớ mười mong một người.” . Đọc câu thơ, người đọc VN thấy quen thuộc lắm, như là tiếng nói mang hồn dân tộc. Thôn Đoài thôn Đông là cách trở như phương đông phương tây Gió mưa cuả giời làm người khốn khó. Dù vậy, vẫn yêu, vẫn chín nhớ mười mong. Câu thơ “ Một người chín nhớ mười mong một người.” là một câu phiếm chỉ, vưà là nỗi nhớ cuả nhân vật Tôi, vưà là tâm trạng cuả mọi ngừơi đang yêu. Cái lãng mạn cũng chính là ở sự tỏ lộ tình yêu. Với nhân vật tôi, tình yêu là tất cả. Tình yêu là chín nhớ mười mong, chẳng còn phần nào cuả tâm hồn, cuộc sống dành cho những trách nhiệm xã hội. Khi yêu đúng là như vậy. NB khác với ca dao ở chỗ tình yêu trong ca dao gắn với con người, quê hương và cuộc sống lao động , vì thế ca dao mang tình tự dân tộc
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dằm tương
Nhớ người dãi nắng giầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
( Ca dao )
“ Cái tôi” tiểu tư sản chỉ quy tụ về mình, biện giải cho mình, để bày tỏ một tình yêu cá nhân riêng tư. Điều này đáp ứng những kiểu tình yêu cá nhân cuả thanh niên mới.


PHÂN TÍCH 3 KHỔ GIƯÃ

Sau khi khẳng định tình yêu , biện minh cho “ bệnh tương tư “, nhân vật tôi tự độc thoại trong tâm tưởng với mình và hờn trách người yêu , tỏ lộ nỗi nhớ mong

Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

Cớ sao người không sang? Cùng chung một làng, không cách trở đò giang, chỉ cách có một đầu đình, nhưng sao người không sang ? ( quả là một câu hỏi hơi lạ, vì lẽ ra chàng phải sang bên nàng, sao lại đòi nàng phải tìm đến chàng ) Thời gian cứ trôi, lá xanh đã thành lá vàng. Sự chờ mong đã mỏi mòn. Ngày cũng như đêm. Tương tư thức mấy đêm rồi, hỏi ai có biết cho ai đang chín nhớ mười mong hay không ? “ Bao giờ bến mới gặp đò? Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau? “ Câu hỏi như tan vào mênh mông, bởi vì tình xa xôi quá ! dù khỏang cách không gian “ có xa xôi mấy “. Nhân vật tôi cứ đằn vật, cứ tra hỏi, cứ biện giải, rồi hoài mong và tự thương thân “Biết cho ai, hỏi ai người biết cho! “ Chẳng ai biết cho lòng chàng. Vì thế dằn vặt là tự làm khổ mình. Biết vậy nhưng không sao hết dằn vật, bệnh tương tư làm con người mất ăn mất ngủ, võ vàng là thế ( Tương tư thức mấy đêm rồi,..Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng. )

Chỉ có nhân vật tôi tự độc thoại với lòng mình. Nhân vật “ ai- người yêu “ hoàn toàn không hiện diện trực tiếp trong bài thơ. Nàng không có chân dung, không được tả trong bối cảnh cụ thể, cũng không có những quan hệ, những kỷ niệm với Tôi. Vì thế nỗi nhớ mong cuả tôi là “ bệnh tương tư “ cuả một tình yêu đơn phương. Độc thoại là độc thoại cuả tôi với tôi, trong vô vọng xa xôi. Đó là tình yêu lãng mạn cuả người tiểu tư sản

Tâm trạng ấy, tình yêu ấy tuy mới mẻ nhưng được diễn tả bằng ngôn ngữ ca dao , vì thế Tương Tư mang màu sắc rất quen thuộc. Sự quen thuộc cuả màu sắc nghệ thuật Nguyễn Bính chưá đựng trong bối cảnh làng quê, sinh hoạt làng quê, tâm tình dân quê : thôn , làng , đò giang, cách một đầu đình ( ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình ), cách xưng hô phiếm chỉ : ai- hỏi ai biết cho , dùng ẩn dụ bến-đò chỉ tình yêu. Giọng thơ là điệu nói cuả ca dao : “ Bảo rằng cách trở đò giang, Không sang là chẳng đường sang đã đành.” Câu thơ là câu văn nói đời thường “Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?”. Vì thế thơ NB gần gũi như ca dao. Nguyễn Bính cũng tiếp thu nghệ thuật tả nội tâm cuả câu thơ Kiều, dung ngoại cảnh để miêu tả tâm trạng ( Bốn bề bát ngát xa trông / cát vàng cồn nọ buị hồng dặm kia / bẽ bàng mây sớm đèn khuya )

Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

Cái mới, chất tài hoa tài tử cuả NB trộn lẫn trong chất ca dao:
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

“ hoa” là người con gái đẹp ( Kiều : “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng “ ) . Khuê các là nơi ở cuả người con gái quý tộc. Hoa khuê các là ẩn dụ chỉ “ người yêu “ cuả nhân vật Tôi vưà đẹp vưà quý phái. Tôi tự nhận “ bướm giang hồ “, là con bướm bay khắp sông hồ, kiểu tài hoa tài tử. Hoa-bướm là ẩn dụ cuả lưá đôi trong tình yêu đẹp mê đắm . Hoa đẹp mà bướm cũng đẹp, bướm luôn say đắm bên hoa . cách diễn đt cuả câu thơ là kiểu ngôn ngữ văn chương bác học, không còn là ngôn ngữ ca dao. Điều ấy bộc lộ cốt cách thi nhân cuả NB. NB là nhà thơ tài hoa tài tử cuả nông thôn ( khác với Nguyễn Khuyến là nhà thơ hồn hậu, chân chất cuả nông thôn VN )


PHÂN TÍCH 4 CÂU CUỐI

Sau những dằn vặt khôn nguôi, nhân vật tôi dường như bình tâm hơn, nhận ra một sự thật

Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng,
Thôn Ðoài thì nhớ thôn Ðông,
Cau thôn Ðoài nhớ giầu không thôn nào.

Giầu cau lại được dùng làm ẩn dụ trong cách nói ví von cuả ca dao. Giầu cau là tình duyên. Tình thì có đó, nhưng duyên ở đâu. Lẽ ra tình ấy , duyên ấy sẽ bén rễ, trầu cau sẽ kết liên lưá đôi. Thế nhưng, chỉ có tình anh . Anh thôn Đoài nhớ người con gái thôn Đông. Tình duyên thôn đoài ( cau thôn Đoài ) nhớ nhớ giầu thôn Đông không biết giờ này ở thôn nào. Thế nghiã là người chẳng hề nhớ đến Tôi, chẳng hề có duyên nợ với tôi. Tôi bị bỏ lại sau lưng, vì giầu thôn Đông đã ở thôn nào khác, không biết đến cau thôn Đoài đang nhớ mình. Nhân vật “ em “ một lần nưã lại là người vô tâm, vô tình và dường như xa lạ với tôi, Em không dành cho anh chút hy vọng nào.

Ở phần trên, nhân vật Tôi chỉ thổ lộ một tình yêu lãng mạn, một tình yêu đơn phương, nhưng ở khổ cuối lại bộc lộ một khát vọng tình yêu lưá đôi. Trần cau được dùng trong hôn nhân, ước vọng gắn kết trần cau là ước vọng gắn kết lứa đôi. Điều kiện vật chất thì dư đủ. Điệp từ có nhấn mạnh đến khả năng vật chất đủ cho sự tác thành lưá đôi, cả hai môn đăng hộ đối.

Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng,

Hoàn cảnh cũng thuận lợi :”Hai thôn chung lại một làng “ gần gũi lắm, hiểu biết nhau rõ lắm, tình thân đã sâu đậm lắm. Vậy mà tình yêu không theo quy luật vật chất, quy luật xã hội. Lẽ ra “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông” và thì cau thôn đoài phải nhớ giầu thôn đông, hay nói cụ thể, e phải thuộc về anh, a sẽ lấy được em, vậy mà cau thôn Đoài lại nhớ giầu không đã ở thôn nào. Thành ra tình yêu chỉ còn là khát vọng, dường như vô vọng.

Đoạn thơ vẫn đặc sắc ở cách dùng chất liệu dân gian, cách nói ví von dân gian, giàn giầu, hàng cau để chỉ tình duyên, cau là anh và giầu là em. Giầu cau là khát vọng tình duyên cuả anh, giầu cau cũng là “ bệnh tương tư “ cuả anh. Đó là một tình yêu chân thành, tha thiết và cách trở như tình duyên trong ca dao. Tuy là tình yêu cá nhân cuả người tiểu tư sản, nhưng vẫn thắm đượm những tình tự dân tộc, vì thế Tương Tư có sức lay động lòng người. Khác với nhà thơ lãng mạn khác, tỉnh yêu thường gắn với nhục thể, với cảm xúc giác quan hưởng thụ của cái Tôi

Hãy sát đôi đầu ! hãy kề đôi ngực !
Hãy trộn nhau đôi mái tóc vắn dài !
Những cánh tay hãy quấn riết đôi vai !
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt !
Hãy khắng khít những cặp mội gắn chặt
Cho anh nghe đôi hàm ngọc của rtăng :
Trong say sưa anh sẽ bảo em rằng :
“Gần thêm nữa ! Thế vẫn còn xa lắm “
(Xuân Diệu – Xa Cách )

Nguyễn Bính đã đóng góp cho thơ ca Lãng mạn một tiếng nói riêng, một phong cách tài hoa, một khuynh hướng đặc sắc, khuynh hướng kết hợp thi pháp ca dao, chất dân dã với chủ nghiã lãng mạn. Phải là người gần gũi với làng quê, thấm đượm ngôn ngữ, tâm tình làng quê mới có thể sáng tạo nên những bài thơ chưá đựng được cái đẹp cuả hồn dân tộc.
_____________________________
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về TRÀNG GIANG của Huy cận và ĐÂY THÔN VĨ DẠ của Hàn Mặc Tử tại http://my.opera.com/buicongthuan

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

Ở XỨ CHÙA THÁP




Ở VƯƠNG QUỐC CAMBODIA
Tuỳ bút của Bùi Công Thuấn


1.Kỷ niệm 20 năm

Trường PTTHDL Văn Hiến nhân kỷ niệm 20 năm thành lập đã tổ chức cho thầy cô đi tham quan Cambodia một chuyến. Công việc chuẩn bị bắt đầu từ tháng 3.2010. Thầy cô nào đi thì phải làm pass port. Chuyến đi 4 ngày 3 đêm khởi hành lúc 4 giờ sáng 5/6/2010 ngay sau khi kỳ thi Tú Tài kết thúc.Tôi được mời đi trong chuyến tham quan này. Chần cừ mãi tôi mới quyết định đi, vì nhiều lý do. Trong bụng nghĩ, Cambodia chẳng có gì hơn VN để tham quan, với lại đi mùa này rất nóng. Khả năng ngồi xe đường trường của mình là có giới hạn. Nhưng nghĩ lại, mấy khi có dịp “xuất ngoại” , hơn nữa trường kỷ niệm 20 năm. 11 năm đầu tôi làm HT, cũng có đóng góp công sức, vì thế phải gắn bó với những gì mình thương yêu suốt 20 năm thôi, không thể khác được.

2.Ở Cambodia ăn cơm bốc bằng tay.

Cô hướng dẫn viên người Cambodia nói như vậy. Từ Long Khánh, chúng tôi đến Trảng Bàng lúc 7 giờ sáng, dừng lại ăn bánh canh Trảng Bàng. Được quảng cáo là đặc sản của Tây Ninh, ai cũng háo hức ăn. Quả thực, sợi bún mềm và dai hơn sợi bánh canh Nam Bộ. Bún có mùi vị riêng. Tuy vậy không ngon hơn bánh canh Nam Bộ

Cổng hải quan VN khá hoành tráng. Chúng tôi làm thủ tục ở hải quan VN mất 2 tiếng đồng hồ. Chậm chạp quá, bao giờ đất nước này mới khá được.Trời bắt đầu nóng như đổ lửa. Máy quét cuả hải quan làm việc châm vì pass port của chúng tôi mới sử dụng lần đầu. Máykiểm tra thông tin hơi lâu. Những người đi thương xuyên máy vi tính quyét nhanh. Sang hảỉ quan Cambodia họ làm rất nhanh. Mỗi người đi qua camera là xong. Sang Cambodia công ty du lịch đổi xe do tài xế Cambodia lái. Hướng dẫn viên du lịch bây giờ là một cô gái Cambodia khá trẻ, mặt tròn, da trắng, nhanh nhẹn và thân thiện

Khi cô ta bước lên xe, mọi người yêu cầu cô nói lời chào bằng tiếng Cambodia, mặc dù chẳng ai hiểu cô ấy nói gi.Cô chắp tay và nói

_ Xua xo đây

Cô tự giới thiệu là Linh, mẹ Việt, cha Cambodia. Học du lịch Sàigòn, đã làm việc cho công ty du lịch 2 năm. Cô nói thạo tiếng Việt và tiếng Khmer. Cô bảo cách chào của người Campuchia cũng có thứ bậc. Chào thường thì chắp tay trước ngực. Chào bậc cao hơn thì để ngón trỏ chạm mũi. Bậc cao hơn nữa thì để ngón trỏ ở trán, thần thánh thì để cao ngang đầu . Có vài người hỏi về tiếng Campuchia
Anh ơi : boong ơi
Em ơi : Ôn ơi ( tiếng gọi thân mật)
Có thầy cô chen vào : Ôn sranh boong tê ( em có yêu anh không )
Cô Linh nhoẻn miệng cười, má có đồng tiền
Cô chỉ cho vài tiếng cần sử dụng. Đói bụng là gì ? là heo bai, thêm cơm là gì ? là thêm bai. Còm muốn thêm gì nữa thì cứ chỉ vào món đó là tiếp viên họ hiểu. Cô bảo rằng, ở Campuchia, dù là khách nước ngoài cũng ăn bốc bằng tay, đó là truyền thống văn hoá, với lại ăn bốc ngon hơn
_Thế ăn món canh thì sao ?
_Người ta phát cho một ống hút, hút hết nước canh còn dùng tay bốc cái mà ăn

Trời ơi trời, làm sao ăn được. Mất vệ sinh chết thôi. Tay chân đi đường đi xá dơ bẩn giờ bốc cơm ăn thì còn gì “ kinh khủng hơn” cả xe ai nghe cô Linh nói cũng kêu trời, và lo không biết trưa nay sẽ ăn uống thế nào

3. Người dân Campuchia khác người Việt thế nào ?

Linh nói tiếp khi xe chạy trên đường quê Campuchia

_ Quý thầy cô thấy nhà dân ở biên giới thì giống nhà người VN mình, hayzà, nhưng vào sâu hơn trong đất Cambuchua quý vị sẽ thấy thì nhà người Khmer là nhà sàn. hayzà, Xưa kia họ ở gần thiên nhiên, làm nhà sàn đêm ngủ để tránh thú dữ.Hayzà, Trước sân nhà người Khmer thường có đống gơm. Họ nuôi bò. Nhà người Việt không có. Ở thôn quê nhà người Khmer không có nhà cầu. Khi có việc họ vác cuốc ga đồng, xong việc thì cuốc đất lấp. Nếu qúy vị có việc nhờ họ, họ sẽ đưa cho một cây cuốc, mình tự tìm lấy chỗ. Đi vệ sinh thì gọi là đi ca hát

Mọi người nghe nói lắc đầu cười, không biết phải xử lý sao đây. Linh nói tiếng Việt Nam bộ. Những chữ có phụ âm đầu là R thì đọc là G thí dụ : ra = ga, rổi = gồi, rơm= gơm , có đệm âm Tiều, cứ cuối câu có chữ Hayzà đệm vào ( nghĩa là dạ)

_ Mình đi trên đường , hai bên đường có nhiều cổng xây. Nếu thấy cổng có vòm nhọn thì đó là cổng chuà, cổng bằng là cổng làng. Người ta làm cổng để cho biết, còn chùa hay làng ở mãi trong, có khi vài cây số. Người Khmer chỉ thờ có Phật Thích Ca thôi, không thờ bất cứ Phật nào khác như người VN. Chuà VN còn thờ Quan Âm, thờ Phật Di Lặc…

_Trước kia thanh niên Khmer phải vào chùa tu hết. Hayzà, có người tu luôn, có người tu tập. Muốn lấy đươc vợ hay muốn xin việc làm phải có giấy nhà chuà chứng nhận mình đã tu. hayzà, Trong Chuà dạy chữ, dạy đạo đức nên chứng chỉ của nhà chuà có giá trị. hayzà, Ở Cambuchia buổi sáng các vị sư đi hoá duyên, ai có gì cho nấy. Người dân có thể cho cơm, cho tiền hay thức ăn. Họ ăn mặn chứ không ăn chay. Và chỉ ăn một bữa sáng thôi, nhịn tới sáng hôm sau.

_Cambuchia vẫn giữ chế độ mẫu hệ. Con gái cưới chồng, con trai ở rể. hayzà, Con gái đi làm nuôi sống gia đình, con trai làm việc nhà. Nhà có con gái tới tuổi lấy chồng thì treo vải hồng ở cửa sổ. Chàng trai nào muốn tìm hiểu thì xin đến ở. Anh ta được nhà vợ thử thách 3 tháng. Nếu được thì sẽ cho cưới vợ. Không được thì đi. Ngày nay anh trai nào có tiền gửi ngân hàng, có công ăn việc làm là có thể lấy vợ. Ở Cambuchia có tiền thì có thể mua được mọi thứ. Nhưng chứng nhận của nhà chuà thì không mua được

_ Mình đi trên đường thấy thanh niên đi xe đạp về buổi chiều là họ đi làm. hayzà, Ai đạp hăng hái là ngày ấy tìm được việc có tiền. Ai đạp yếu xìu là ngày hôm ấy thất nhgiệp. Họ ra thành phố làm việc lặt vặt, trả tiền công nhật. Lương ở Cambuchia rất thấp. Bình quân khoảng 60 USD một tháng. Lương thầy giáo cấp 3 khoảng 80USD.

4. Đất nước Cambodia

Xe chúng tôi chạy như bay trên đường. Tôi nhìn kim đồng hồ. Vận tốc đều là 110-120km/h. Ở đây không có cảnh sát đứng đường, không có bắn tốc độ. Đường vắng nên bác tài chạy xe có vẻ nhàn nhã. Linh bảo, ở đây chỉ có một loại cảnh sát đặc biệt mà bất kỳ bác tài nào thấy là phải đạp thắng ngay. Mọi người tưởng rằng đó là kiều cảnh sát đặc nhiệm 113, nhưng không phải, đó là những con bò bất ngờ băng ngang đường

Người ta thả bò đi tự do. Những con bò gầy trơ xương vì không có gì ăn. Người ta thả chúng đi, tối chúng tự tìm về nhà. Có người nói đùa, ở đây không có quán phở nào nên không sợ bò bị mất. Hai bên đường là đồng ruộng mênh mông nhìn không hết tầm mắt. Nhưng nhìn chung đất nước Campichia còn nghèo. Đất mênh mông nhưng bỏ hoang. Thực ra người dân Cambuchia chỉ làm một mùa vì không có nước. Nước ăn cũng không có vì không có công trình thuỷ lợi nào. Chúng tôi thấy tiếc cho người dân Cambuchia. Ngẫm nghĩ lại, Đất Nuớc VN được thiên nhiên ưu đãi, không giầu nữa thì thôi. Dọc hai bên đường không có bảng quảng cáo hàng hoá dịch vụ của các công ty, chỉ có bảng quảng cáo của các Đảng phài chính trị, thí dụ , Cambodian people Party, Đảng có hính cây nến, đảng có hình 3 ông, trong đó có thủ tướng Hunsen… Từ Nam chí Bắc Campuchia nơi nào cũng vậy. Thôn quê còn rất nghèo. Không có điện, không có một ngành công nghiệp nào. Ở Campuchia hàng sản xuất trong nước có giá thành mắc hơn hàng nhập nên người dân xài hàng nhập. Đa phần từ VN và Thai lan

Tôi hỏi, ở vùng quê xa thì người dân di chuyển bằng gì?
Linh noí : Họ đi taxi, không đi xe bus, vì xe bus rất mắc. Ở Cambuchia một taxi 4 chỗ có thể chở 9, 10 người. Người ta ngồi chặt như nêm trong thùng xe, ngồi cả trên mui. Một xa khách 12, 16 chỗ chở đến 50 người. Cảnh sát không phạt bao giờ. Ở thành phố có lọai xe đặc biệt gọi là Túc Túc. Xe chạy theo cuốc.Một giờ 6USD. Một người cũng giá đó mà 6 người cũng giá đó. Tôi nhớ lại những năm từ 75 đến 85 ở VN. Người ta chất lên xe than cũng vậy. Người ngồi tràn trên mui xe lửa, người đeo bám xe lam nặng đến nỗi chiếc xe chạy ì à ì ạch. Nghĩ lại mà thương mình thương người.

5.Prey Veng- Compong Cham- Compong Thom-Siêm Reap

Ngày thứ nhất, xe chúng tôi chạy một mạch từ nam tới bắc nước Campuchia. Khởi hành từ 4 giờ sáng, đến Siem Reap lúc 18 giờ tối. Linh bảo, hôm nay chúng ta đáng được phong anh hùng. Hướng dẫn viên căng bản đồ nước Campuchua và chỉ con đường chúng tôi đã đi qua. Khởi đi từ Prey Veng. Rồi qua Compong Cham. Compong có nghiã là bến nước. Cham là người Chăm. Compong Cham là bến đợi của người Chăm. Thom là lớn. Compong Thom là bến lớn. Siêm là người Thái Lan. Reap là bại trận. Siem Reap là thành phố người Thái Lan bại trận.

Chúng tôi dừng chân ăn cơm ở Compong Thom. Khi ngồi vào bàn ăn cái mà mọi người tìm kiếm là xem nhà hàng có để muỗng đũa không, hay phải ăn bốc bằng tay như Linh nói. Rất vui là trên bàn có ống đũa hẳn hoi. Hóa ra cô hướng dẫn viên này chỉ nói đuà đề “hù doạ” khách du lịch cho vui thôi.Vì đói bụng nên tô đựng cơm hết rất nhanh. Bây giờ thì bàn nào cũng nói tiếng Cambodia

_ Ôn ơi
_Heo bai!
_Thêm bai
Nhưng khi xin thêm canh, thêm nước mắm thì không biết nói là gì. Nói bằng tiếng Anh thì tiếp viên không hiểu. Các món ăn được tiếp lộn xộn, không theo thứ tự thực đơn. Có bữa cả nhà ăn xong rồi, tráng miệng rồi nhưng thấy còn thiếu món mới gọi phục vụ để nhắc. Hướng dẫn viên nói bữa hôm nay có 8 món, nhưng trên bàn đếm lại mới có 7. Lúc ấy phục vụ mới mang món tôm kho ra. Thế là cả bàn, dù đã ăn tráng miệng và uống nước, cũng đành ngồi xơi thêm món mặn cuối cùng (bỏ thì uổng. Vì thực đơn đa số là rau, rất ít thịt, cá hay tôm. Nếu có cũng chỉ là chay qua) . Món mắm Bò Hóc khá đậm đà.

Chúng tôi đi qua cánh đồng Chết, nơi Pônpôt đã sát hại hàng triệu ngừơi Campuchia. Buổi chiều dừng chân ở Cầu Rồng, chiếc cầu có 1000 năm tuổi và hoàn toàn xây bằng đá. Linh nói rằng khi Pônpôt bị quân VN đánh phải bỏ chạy, chúng phá xập tất cả mọi cây cẩu để ngăn quân VN. Chúng đặt mìn để phá cây cầu này nhưng bị rắn thần ngăn cản, chúng hoảng sợ phải bỏ chạy. Cây cầy này từ rất lâu đã là linh vật của nhân dân Campuchia.

Siep Reap là thành phố cổ kính nhưng cũng là thành phố di lịch. Siem Reap cách Bang Kok Thái lan 150km. Ở đây người ta tiết kiệm điện, đèn thành phố chỉ tù mù. Nơi đây có nhiều khách sạn 4 hoặc 5 sao do người nước ngoài xây. Người VN nổi tiếng ở đây là ông Sáu Cò. Ông có cụm khách sạn, có nhiều đồn điền cao su, nhà hàng, ngân hàng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Ông chỉ có một cô con gái duy nhất, nghe đâu có thể ông sẽ là sui gia với thủ tướng Hunsen

Siem Reap nổi tiếng với quần thể Ankor Wat, Angkor Thom, đền Bayon có tượng Phật 4 mặt, Đền Ta Phrum. Cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trên đồi Bakheng. Angkor Wat (Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa), là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo . Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 240 km về Hướng Bắc, Angkor Wat được xây dựng dưới thời vua Surja-warman II (1113-1150), mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer. Thành được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII. Ngày nay quần thể là một kiến trúc tuyệt đẹp, hoành tráng về tầm vóc chạm khắc tinh vi. Đá được lấy từ ngọn núi cách xa 60km, và được kéo bằng voi. Đường kéo bị bào mòn rồi nước chảy thành sông.

Angkor Wat cao 65 mét, vì thế nhà ở Siem Reap không được xây cao quá 5 tầng để khỏi che khuất Angkor. Ngày nay quần thể Angkor chỉ còn là những di tích hoang phế . Nó cũng không được trùng tu hay xây dựng thành trung tâm du lịch. Nhìn những tháp cổ, trong lòng du khách không khỏi ngậm ngùi. Con người vĩ đại nhưng con người cũng trở về với hư không. Chỉ còn lại những phế tích chứa đựng không biết bao nhiêu công sức của người lao động. Hiện cũng có những công nhân người Khmer đang sửa chữa. Chúng tôi trao đổi với họ bằng tiếng Anh nhưng họ không hiểu, đành nhìn nhau cười.

Buổi tối chúng tôi dùng bữa tại nhà hàng buffer. Đây là nhà hàng rất rộng, có sân khấu, và trang trí sang trọng. Thực khách đa số là người nước ngoài. Xung quanh chúng tôi là các đoàn du khách Nhật, Hàn Quốc. Lác đác có vài người phương Tây. Đoàn văn nghệ người Khmer đã biều diễn sử thi Ramayana và muá Apsara nổi tiếng. trình độ chuyên nghiệp. Văn hoá nghệ thuật của người Khmer có bản sắc và thẩm mỹ riêng, đặc sắc. Họ biểu diễn một tiếng đồng hồ rồi toàn đoàn đứng chào khách và dành ít phút cho khách lên chụp hình

Buổi tối, trong đoàn nhiều thầy cô thuê xe Túc Túc ( xe Honda có kéo một remorque) chở khách. Môt course giá 6USD. Đi chợ đêm và đi chợ cũ ( Night Market& Old market). Hàng hoá không có gì hơn ở VN tuy giá cả có rẻ hơn chút đỉnh. Ở đây người ta sử dụng tiền Cambodia, đồng Riel hay USD. Người bán hàng có thể nói tiếng Anh và tiếng Việt. Tôi hỏi mua một chiếc khăn Campuchia.

_How much does it cost? ( giá bao nhiêu)
_4 Dollas ( chị ta đưa ra 4 ngón tay)
_Too expesive (mắc quá)
_How much you pay?( ông trả bao nhiêu?)
_2 Dollas( 2 Đô)

Khi tôi bỏ đi thì chị ta gọi lại bán

Huớng dẫn viên Linh nói rằng đây cái gì cũng phải trả giá. Vô tiệm vàng bạc đá quý cũng trả gía. Ít nhất 2/3. Thí dụ, món hàng ấy người bán đòi 300 thì mình trả 1 trăm rồi đi, nếu họ không bán tức là chưa tới giá. Mình nâng dần lên từng chút thì không bị hớ. Tôi nghĩ, hoá ra ở Campuchia mua bán trả giá không khác chợ Bến Thành VN. Chỉ khác ở chỗ mình trả giá mà bỏ đi, người bán không chửi như ở VN.

6. Pnôm Pênh

Từ Siêm Reap về Pnôm Pênh xe chạy mất 3 giờ (vận tốc 110/km/h). Hai bên đường vẫn là những cánh đồng nhìn không hết tầm mắt, hầu hết chỉ làm một vụ muà. Con đường có những đoạn chạy song song với một nhánh sông Mêkong. Rất tiếc chuyến đi này chúng tôi không ghé được Biển Hồ Tonlé Sáp. Tonlé Sap có nghĩa là "sông nước ngọt lớn". Thường thì vào mùa khô hồ hẹp và nông, tầm sâu chỉ khoảng 1 m với diện tích 10.000 km². Vào mùa mưa bắt đầu từ Tháng Sáu, nước hồ dâng cao và tăng diện tích hồ thành 16.000 km². Hồ có thể sâu đến 9 m, làm ngập lụt đồng ruộng và cây rừng trong khu vực. Nơi đây có nhiều người Việt sinh sống bằng nghề cá trên các nhà sàn. Họ là những người nhập cư trái phép nên không có giấy tờ gì, con cái cũng không được học hành. Tình cảnh hết sức khó khăn.

Pnôm Pênh là một thành phố không khác Sàigòn bao nhiêu. Có chăng là đường phố không nhiều xe bằng. Trong thành phố chỉ có xe con rất không có xe tải. Xe hơi con đa số là Lesus, Fortune, ít xe Innova. Tại các salon xe, đa số là xe second hand ( thực ra đó là xe mới, nhưng họ đập bể kính, làm trầy sước hay móp thùng để trở thành second hand, thuế thấp). Xe mới 100% để bán thì có dán giấy trắng trên mui. Có 10.000USD có thể mua một xe 4 chỗ đời mới. Người Hoa nắm kinh tế ở đây. Mỗi bảng hiệu thường có 3 thứ tiếng : tiếng Khmer, tiếng Anh và tiếng Hoa. Cửa hiệu cuả người Việt thì có chữ tiếng Việt. Pnôm Pênh có Chợ Lớn mới bán đủ thứ mặt hàng. Buổi chiều chúng tôi đi thăm Hoàng Cung

Hoàng cung là một công trình kiến trúc cổ kính và rất đẹp. Tất cả đều sơn son thếp vàng. Hoàng Cung tại Phnom Penh được xây dựng mới vào năm 1866. Khách tham quan được vào nhiều nơi như đền chính, Đền Vàng , Đền Bạc. Nơi Vua ở và làm việc thì du khách không được vào. Ở đây có lá cờ xanh. Nếu cờ được kéo lên thì vua đang ở nhà. Nếu không có cờ thì vua không có nhà. Vua Sihamoni được Hội đồng tôn vương chọn làm người thừa kế ngai vàng Campuchia hôm 14/10/ 2004. Lúc lên ngôi, Ông 51 tuổi, từng là nghệ sĩ ballet, và chưa có vợ.

Buổi tối chúng tôi đi thăm Casino của Pnôm Pênh có tên là Nagaworld. Casino này của người Hoa và người Mã Lai. Đó là một kiến trúc hiện đại, sang trọng và hoành tráng. Khách ra vào nườm nượp. Có một sảnh lớn chưng bày các mẫu quần áo, tranh ảnh. Có một sân khấu vưà, luôn có ca sĩ cả tân nhạc và cổ nhạc trình bày. Bên trong là khu đánh bài, đủ các món chơi. Có bàn quay Rullet, có bàn chơi bài bằng máy điện tử, có bàn nhà cái chia bài, chia tiền thắng thua bằng phỉnh. Tôi nghe nhiều người ở đây nói tiếng Việt Nam. Ở biên giới Viết-Campuchia cũng có nhiều nhà đánh bạc, nhưng quy mô nhỏ. Ở đây, đa số dân chơi là người Việt. Người Campuchia không được chơi. Cũng ở đây đã hình thành những băng nhóm Mafia. Khách chơi được cho mượn tiền chơi thoải mái. Khi đã nợ nhiều, họ bị giữ lại, bao giờ thân nhân ở VN mang tiền sang trả thì khách chơi mới được về. Casino Nagaworld có một vòm trời nhân tạo tuyệt vời. Trông như vòm trời thật. Trời xanh, có vài cụm mây. Ánh sáng bàng bạc như trời chiều, khiến cho khách chơi lúc nào cũng thấy còn đang ban ngày. Tôi không hiểu làm thế nào họ có thể tạo được một bầu trời như thật vậy. Bước ra khỏi sảnh đườc Casino, tôi không khỏi ngậm ngùi chán ngán khi nghĩ đến các đại gia Việt sang đây chơi bài, trong khi nhiều người dân còn quá nghèo.

7. Siêu thị miễn thuế Mộc Bài

Trên đường về VN, điểm dừng chân háo hức nhất là siêu thị miễn thuế ở Mộc Bài. Mỗi du khách được mua 500 ngàn đồng hàng miễn thuế. Ở đây cũng có cò bán phiếu mua. Mỗi phiếu mua là 20 ngàn đồng VN. Du khách xuống cổng, có xe con, kiểu xe lam, chở khách từ ngoải vào siêu thị. Có nhiều khu vực bán hàng. Đa số du khách vào khu vực bán hàng ngoại. Khu vực này khá rộng. Gian hàng rượi ngọai thật hấp dẫn. Các cô thì tập trung ở gian hàng mỹ phẩm, quầy thùng sà bông, thực phẩm, đồ điện gia dụng. Rất tiếc là với 500 ngàn chẳng mua được bao nhiêu. Nghe nói rằng người ta sắp bỏ siêu thị này vì siêu thị bị lỗ vốn

Xe rời Mộc Bài trở về. Con đường trở nên thân quen và ấm áp vì hai bên đường người dân sinh hoạt tấp nập, khác với đường quê Cambodia vắng vẻ. Trở về VN là trở về với những điều bực mình. Xe chạy chậm như rùa (50km) chỗ nào cũng có công an bắn tốc độ. Nhưng so với đất nước Cambodia, VN trù phú và giàu có hơn, nhưng VN cũng lẵng phí quá nhiều, nhất là điện. Ở VN, điện chiếu sáng tràn lan. Ở Campuchia ,thôn quê không có điện, thành phố chỉ để điện tù mù, vì Campuchia mua điện VN và Thai Lan. Họ không có thuỷ điện.

Xe dừng lại để du khách ăn bữa nhẹ bằng bánh cuốn Trảng Bàng. Mội khẩu phần 50 ngàn đồng gổm một điã thịt luộc, bánh tráng và rau. Thịt được thái mỏng như tờ giấy, mỗi miếng to bằng 3 ngón tay. Rau sống hầu hết là rau hái trong núi có mùi rất lạ, rất thơm và ăn rất ngon. Bánh tráng thật dẻo, cuốn thế nào cũng đẹp, trông ngon mắt. Rau, Kim chi, nước mắm được gọi thoải mái. Nước mắm pha thật tuyệt. Nhiều người mua bánh tráng mang về, nhưng bánh chỉ dùng được trong một tuần thôi. Rau sống bán thêm 40 ngàn đồng một kg. Quả thực, nếu chưa ăn bánh canh Trảng Bàng, bánh cuốn Trảng Bàng thì chuyến đi còn thiếu sót, bởi vì du lịch văn hoá còn có du lịch ẩm thực nữa.

8. Ấn tượng về cô hướng dẫn viên du lịch người Cambodia

Đó là một cô gái vừa xinh, lanh lợi và chuyên nghiệp. Linh mới làm cho công ty du lịch 2 năm. Cô am hiểu văn hoá VN. Trong những câu chuyện hướng dẫn, Linh thường ghép vào những chuyện hài tinh tế theo văn hoá VN. Cô giới thiệu được lịch sử, văn hoá nơi du lịch, giới thiệu giá cả thị trường, cách thức sinh hoạt của mỗi nơi. Ở chợ mới Pnôm Pênh, người cam puchia nói tiếng Việt, sử dụng cả 3 loại tiền : USD, Riel và tiền VN. Nơi đây cũng có những e bé đánh giày nói tiếng VN, các em cũng hướng dẫn mua sắm cho khách. Linh cũng giúp đổi tiền, hướng dẫn mệnh giá, giúp mua sim card mobile.Di động ở VN khi sang Campuchia không dùng được vì không có sóng, phải mua sim ở Campuchia. Linh bám sát đoàn và chu tất phần việc cuả mình ở nơi tham quan, ở nhà hàng, ở khách sạn.

Nhưng có một điều làm khách không mấy hài lòng, đó là việc cô kinh doanh thêm trong tour. Sim card cô bán cho khách là 5 USD. Cô bảo rằng cô đứng tên mua giúp bằng CMND của mình, vì thế sau khi dùng xong thì cho cô xin lại. Sợ sim đó kẻ xấu dùng, cô sẽ bị lien luỵ. Nói vậy thôi, thực ra cô lấy lại để bán cho khách du lịch chuyến khác. Cô mua giúp đường thốt nốt và cá khô, nhưng khi đi chợ Mới Pnôm Pênh khách mới biết cố bán đắt hơn ở chợ. Cô tổ chức thêm 2 tour nhỏ là đi Biền Hồ Tonlé Sap và thăm nhà tù Pôn Pốt, nhưng không ai đi vì 20USD một tour, cô cũng hướng dẫn điểm massage thư giãn với giá 6USD, nhưng thực ra chỉ 4USD. Khi không có khách đi tua của cô, thái độ phục vụ cuả cô thay đổi hẳn. Không còn mấy ân cần nưã. Trên đường trở về VN, ở phần đất Campichia, cô không cho khách uống nước như những ngày đầu. Những chuyện ấy chỉ là nhỏ thôi , nhưng làm mất lòng tin và thiện cảm cuả khách. Chắc khó có chuyến đi Campuchia lần 2.
Tháng 6.2010

XEM HÌNH TRONG ALBUM Ở ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP.
http://my.opera.com/buicongthuan/photo

________________________________________________