album của BCT

album của BCT
một vài hình ảnh chia sẻ với bạn đọc

Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

ÔN THI ĐH - NGUYỄN TUÂN- Người Lái Đò Sông Đà


ÔN THI ĐẠI HỌC
NGUYỄN TUÂN – NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ




Người Lái Dò Sông Đà được in trong tập tùy bút Sông Đà

1. Hoàn cảnh sáng tác :
Sông Đà được in 1960, gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Sông Đà là kết quả những chuyến đi cuả Nguyễn Tuân lên Tây Bắc từ những năm 1958.

2. Nội dung : Sông Đà miêu tả thiên nhiên Tây Bắc tuyệt vời hùng vĩ, thơ mộng, phát hiện chất vàng mười cuả con người vùng Tây Bắc, như bộ đội biên phòng, cán bộ điạ chất..đang âm thầm, dũng cảm xây dựng Tây Bắc…

3. Nghệ thuật :
a. Sông Đà có nhiều bức tranh sinh động và nhiều hình tượng giàu sức hấp dẫn, đồng thời
cũng đậm đà cảm hứng lãng mạn trong sáng.
b.Sông Đà thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật cuả Nguyễn Tuân sau CM/8


NỘI DUNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Nguyễn Tuân giới thiệu ông lái đò Lai châu, bạn tác giả, từng làm nghề chở đò dọc.Hiện ông đã 70 tuổi nhưng than hình vẫn còn quắc thước, trẻ tráng. Ông sẵn sàng tình nguyện chở một phái đòan khảo sát song Đà. Nguyễn Tuân nghe ông kể việc chèo đò, xuôi dòng, vượt thác, qua thách trận. Qua đó giới thiệu 73 con thác, vách thành, giếng hút, thạch trận. Nguyễn Tuân cũng tìm hiểu con song Đà trong lịch sử, thơ văn và kháng chiến. Ông hướng về song Đà trong tương lai xây dựng tổ quốc XHCN

HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ

Sông Đà được miêu tả như một nhân vật, một sinh thể , một con người đầy tâm trạng và cá tính, biết nhớ thương, “ làm mình làm mẩy “..
Sông Đà có hai đặc điểm : “Hung bạo và trữ tình” ( chữ cuả Nguyễn Tuân )

1.Tính cách “Hung bạo”

Nói sông Đà hung bạo là nói về sự hùng vĩ tráng lệ cuả con sông . Thiên nhiên thành ra tâm điạ và diện mạo cuả thứ kẻ thù số một.

Sông Đà có 73 con thác dữ, có vách thành hai bên bờ sông vách đá dựng đứng, có những xoáy nước như giếng hút có thể hút và đập vỡ con đò dưới đáy sông, có thạch trận với ba trùng vi binh hùng tướng mạnh, nhiều cửa tử ít cửa sinh ( khi làm bài phải miêu tả lại ).. . là chiến trường sinh tử cuả nhà đò. “ cuộc sống cuả họ ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác “

2.Tính cách “trữ tình”

Nói sông Đà trữ tình là nói vẻ đẹp gợi cảm thơ mộng cuả con sông :

Sông Đà có những quãng lặng tờ, “ bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”nơi ấy tác giả thả hồn cùng cảnh vật, nói chuyện với con hươu thơ ngộ mà nghe lòng mình ngân vang câu thơ Tản Đà” bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”. Từ máy bay nhìn xuống, Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc. Đi rừng lâu ngày, Nguyễn Tuân nhớ sông Đà như nhớ một cố nhân, người cố nhân ấy đầm đầm âm ấm. Bờ sông Đà, bãi sông Đà có những quãng chuồn chuồn bươm bướm , trên sông có nắng tháng ba Đường thi. Gặp lại con sông, tác giả vui như nối lại chiêm bao đứt quãng..

3.Nghệ thuật tả Sông Đà

Nguyễn Tuân khắc họa hình tượng Sông Đà qua lời kể của ông lái đò, qua những quan sát trực tiếp từ trên máy bay, qua những chặng sông theo chân ông lái đò. NT tập trung đặc tả những cảnh sắc riêng của sông Đà như vách thành, giếng hút, thạch trận, những bờ bãi chuồn chuồn bươm bướm, những quãng lặng tờ. Nguyễn Tuân cũng tra cứu lịch sử và tìm hiểu sông Đà trong kháng chiến. Ngòi bút Tùy bút của ông cũng thả hồn mình theo những liên tưởng, so sánh bay bổng phóng túng

Sông Đà còn được miêu tả ở nhiều góc độ , ánh lên nhiều vẻ đẹp riêng :
Nhìn theo ông lái đò, Sông Đà là một trường thiên anh hùng ca
Nhìn Từ máy bay nhìn xuống, sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình
Nhìn từ đáy giếng hút nhìn lên, sông Đà truyền cảm giác lạ
Nhìn từ trong tâm tưởng nhìn ra, Sông Đà là một cố nhân
Nhìn theo chiều lịch sử dân tộ , sông Đà là con sông sử thi, gắn bó với lịch sử và kháng chiến

4. Mục đích miêu tả sông Đà

Sông Đà được miêu tả làm bối cảnh sử thi cho nhân vật . Nguyễn Tuân đặt ông lái đò như một tượng đài sừng sững trên sóng thác sông Đà. Sông Đà kỳ vĩ bao nhiêu thì người láu đò kỳ vĩ bấy nhiêu, đó là hình tượng con người chiến thắng thiên nhiên, con người làm chủ.“ Trên thác hiên ngang một người lái đò sông Đà có tự do “ .

Sông Đà cũng thể hiện tình yêu quê hương đất nước cuả Nguyễn Tuân. Nguyễn tuân ca ngợi sông núi đất nước hùng vĩ, thơ mộng . Ông có những khám phá riêng về thiên nhiên đất nước của mình. Nước sông Đà mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ. Sông Đà có những quãng lặng tờ, bờ sông hoang dại như bờ tiền sử. Đi trên sông, Nguyễn Tuân nói chuyện với con hươu thơ ngộ, nói chuyện với người lái đò, lắng nghe tiếng hát của các cô gái hai bên sông, để lòng mình sâu lắng với thời kháng chiến gian lao. “Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình “. Nguyễn Tuân thấy tâm hồn mình “ lai láng cái lòng muốn đề thơ vào sông nước” .Ngày xưa thi nhân tham quan cảnh núi sống đẹp đẽ thì xúc động làm thơ, thuê thợ tạc vào vách đá. Nguyễn Tuân đi trên sông Đà muốn đề thơ vào sông nước.Đó là cách nói bày tỏ lòng mình với thiên nhiên đất nước.

SÔNG ĐÀ, CÔNG TRÌNH KHẢO CỨU, TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

NLĐSD là một công trình khảo cứu công phu vì Nguyễn Tuân tìm hiều sông Đà từ lịch sử thời nhà Trần, đọc Dư Điạ Chí cuả Nguyễn Trãi, tìm trong thơ văn Nguyễn Quang Bích, Tôn Thất Thuyết, Tản Đà. Nguyễn Tuân lội rừng hàng tháng trời cùng anh cán bộ liên lạc. NT sống với người dân hai bên sông để tìm hiểu tình hình cách mạng ở sông Đà những ngày gian khổ. NT theo ông lái đò xuôi dòng, xuống thác, qua thạch trận để tả cho được thiên nhiên kỳ vĩ của sông Đà. Phải mất nhiều thời gian, công sức mới có thể viết được một áng văn như vậy.

NLĐSông Đà là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, vì Nguyễn Tuân đã xây dựng được hình tượng con sông Đà và hình tượng người lái đò sông Đà đặc sắc ( miêu tả lại hai hình tượng này ). NLĐSD cũng thể hiện đặc sắc tuỳ bút và phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.( phân tích )


HÌNH TƯỢNG ÔNG LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Ông lái đò được Nguyễn Tuân giới thiếụ khá trân trọng : Ông lái đó Lai châu, bạn tôi

1.Nguyễn Tuân đặc tả dáng nét nghề nghiệp :

Người đọc nhận ra ngay đó là ông lái đò : chân khuỳnh khuỳnh như lúc nào cũng kẹp cái cuống lái tưởng tượng, tay lêu nghêu như con sào, giọng ào ào như thác nước trước mặt ghềnh, nhỡn giới ông vòi vọi như mong ngóng một cái bến xa nào đó. Thân hình như chất sừng chất mun. Ông sẵn sàng tình nguyện chở một phái đoàn Trung ương vưà lên vưà xuống thăm dò khảo sát sông Đà từ Hà nội cho đến biên giới Trung Quốc. Ông bỏ nghề lâu rồi nhưng nay còn “ dám thi đua với bạn đò khắp mấy châu..

Đó là hình ảnh người lao động mới, khoẻ khoắn, làm chủ, đầy tinh thần thi đua

2. Tính cách ông lái đò:

a.Tính cách nghệ sĩ trong tài thuật chèo đò

Nghề chở đò dọc cuả ông đã đạt tới trình độ “tài thuật” ( chữ cuả Nguyễn Tuân ) . Ông xuôi dòng, ngược dòng, xuống thác, qua giếng hút, qua thạch trận, hiểm nguy ông coi thường. Ông thuộc con song Đà như thuộc một trường thiêh anh hùng ca..Ông nhớ mặt từng hòn đá, ông thuộc đặc điểm từng quãng sông. Chẳng hạn quãng Hát loóng: “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy..”Ông từng thi đua với nhà đò nghệ thuật xuống thác sao cho con thuyền vào đúng luồng tim nước, không để nước bắn lên sọt hàng. Có khi xuống thác ông còn ngủ gật ( ý nói tài nghệ đã đạt đến nghệ thuật, vượt qua hiểm nguy)

b. Tính cách dũng cảm trên chiến trường sông Đà

Ông lái đò như một vị tướng từng trải trên chiến trường sông Đà. Ông nhận diện rõ việc bày binh bố trận ba lớp trùng vi, boong ke, pháo đài, quân tiền quân hậu. Ông nắm được được binh pháp cuả thần sông thần đá, biết thay đổi chiến thuật cuả từng trận đánh .Ở trùng vi thứ hai, ông thay đổi chiến thuật, cưỡi lên thác sông Đà như là cưỡi hổ. Lúc xông trận, giưã sóng nước sông Đà như quân liều mạng, ông bình tĩnh như một vị tướng. Người ta vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy cuả ông trong tiếng reo hò thanh la não bạt cuả binh hùng tướng dữ sông Đà. Ông vượt qua cử sinh cưả tử, vượt qua sống chết, như chuyện bình thường, rồi ngồi trong hang đá, nướng ống cơm lam, kể chuyện cá dầm xanh, cá anh vũ...

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Hình tượng ông lái đò là một hình tượng kỳ vĩ , bởi vì ông lái đò được miêu tả trên nền con song đà kỳ vĩ,“ Trên thác hiên ngang một người lá đò song Đà có tự do, vì người lái đò ấy đã nắm được cái quy luật tất yếu cuả dòng nước sông Đà “. Nguyễn Tuân đặt nhân vật vào những thử thách cam go để lộ ra những phẩm chất riêng, chẳng hạn Ông lái đò trên chiến trường sông Đà

Đó là hình tượng con người chiến thắng thiên nhiên, như Sơn Tinh thắng thuỷ Tinh xưa. Ông làm chủ thiên nhiên khác với người lao động cũ bị hoàn cảnh đè bẹp.

Đó là hình tượng con người lao động mới : con người tự do, con người làm chủ, con người đầy sức mạnh, đang âm thầm góp phần xây dựng đất nước.

4.Thái độ cuả Nguyễn Tuân :

Nguyễn Tuân gần gũi, yêu thương nhân vật cuả mình . Ông gọi đồng tiền tụ máu trên ngực ông lái đò là một thứ “ huân chương lao động siêu hạng “ . Đó là cách Nguyễn Tuân ca ngợi ông lái đò. Ông đáng được thương huân chương siêu hạn vì chiến thắng thiên nhiên, làm chủ cuộc đời và âm thầm góp phần xây dựng cuộc sống

Cách nhìn và miêu tả như vậy biểu hiện sự thay đổi về chất trong phong cách nghệ thuật cuả Nguyễn Tuân sau CM/tháng Tám. Ông vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa- nghệ sĩ, nhưng Ông không còn NGÔNG. Nhân vật không còn là dân tuyển như Huấn Cao ( chữ Người Tử Tù ) mà là công dân dũng cảm, tài hoa.

_______________________________________________

ÔN THI ĐH-NGUYỄN TUÂN-CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ



Ôn thi Đại học
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ Bùi Công Thuấn



Nguyễn Tuân là một tác gia thường được ra thi. Chữ Người Tử Tù và Người Lái đò Sông Đà tiêu biểu cho hai thời kỳ sáng tác của ông. Đồng thời thể hiện sự thay đổi về chất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đề ra về Nguyễn Tuân khá đa dạng, tuy nhiên vẫn nằm trong hai tác phẩm trên. Cần học kỹ tiểu sử, sự nghiệp văn chương, đặc điểm con người và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT HUẤN CAO TRONG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(Dàn ý chi tiết)

NGUYỄN TUÂN TẬP TRUNG MIÊU TẢ NHÂN VẬT HUẤN CAO

Nhân vật Huấn Cao gây được ấn tượng sâu đậm là do cách Nguyễn Tuân (NT) khắc họa nhân vật. Trước hết NT miêu tả gián tiếp qua nhận thức cuả quan ngục.

Khi nhận trát giao tù, Quan ngục đã nghe vang danh HC :” Đứng đầu bọn phản nghịch “, nổi tiếng về “ cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp “. Ngoài tài viết chữ tốt Huấn Cao còn có tài bẻ khoá và vượt ngục nưã “. “ văn võ toàn tài “. “ Một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ “. Quan ngục muốn biệt đãi Huấn Cao, trong mắt nhìn HC, Quản ngục có lòng kiêng nể. Những miêu tả ấy tạo nên ám ảnh khiến người đọc chờ đợi được đối diện trực tiếp với HC

Trong cảnh xuất hiện trước cưả ngục, HC ngang tàng, coi khinh bọn quan ngục.

Trong cảnh đối diện trực tiếp với quản ngục : HC khinh bạc đến điều nhưng ngạc nhiên về thái độ quản ngục. HC thổ lộ tâm sự : Chí lớn không thành

Trong cảnh cho chữ ở cuối truyện : HC lẫm liệt trong ánh sáng cuả cái đẹp, khí phách và thiên lương . NT dành cho HC tất cả sự tôn vinh khi để Ngục Quan “ vái người tù một vái “.

Ngôn ngữ của NT khi viết về HC là ngôn ngữ ngợi ca. Nguyễn Tuân cho HC xuất hiện dần dần, bắt đầu bằng tiến đồn vang dội, bằng sự chuẩn bị nghiêm nhặt cuả Quản ngục, bằng thái độ biệt đãi và trọng nể cuả quản ngục. Rồi HC xuất hiện trực tiếp, lời nói, cử chi khinh bạc đến điều, và sau cùng, trong cảnh cho chữ, HC lẫm liệt, khoan dung, trong ánh sáng rực rỡ cuả cái đẹp, khí phách và thiên lương.


VẺ ĐẸP CUẢ HÌNH TƯỢNG HUẤN CAO

1.Vẻ đẹp cuả một tài hoa khác thường

a. Đó là “ tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp “. “ chữ cuả HC đẹp lắm , vuông lắm” ..” nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành cuả một đời con người “.

Người xưa có thú chơi chữ tao nhã : treo ở nhà một đôi câu đối cuả một người nổi tiếng văn chương đức độ. Những câu đối ấy vưà có cái đẹp cuả thư pháp vưà có cái hay cuả nội dung và nghệ thuật văn chương, lại vưà chưá đựng những ý tứ thâm trầm cuả cả người cho chữ và người xin chữ . Thường thì người xin chữ nói ra ra sở nguyện cuả mình để người cho chữ tuỳ theo sở nguyện ấy mà viết. Trong lời khuyên cuả HC với quan ngục , HC nó đến yêu cầu cuả việc chơi chữ “ Thầy quản nên tìm về quê ở đã ..rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ “

Chơi chữ chính là sự thể hiện cuả cái đẹp, mà cái đẹp chính là yếu tính cuả nghệ thuật cuả tài hoa . Tài viết chữ, cho chữ cuả HC chính biểu hiện cuả một tài hoa khác thường ( cần lưu ý HC không phải là một nghệ sĩ , nhưng HC là một con người tài hoa )

b. Khác thường ở :

HC là người “ chọc trời khuấy nước “ chỉ nghĩ đến “ chí lớn “, “ ông ít chịu cho chữ “. HC bảo : “ đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân cuả ta thôi “ nghiã là chữ cuả HC rất hiếm có , đồng thời không dễ gì xin được chữ HC. “ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà èp mình viết câu đối bao giờ “

Vì thế chữ cuả HC trở thành một báu vật. Chính Quan ngục nhận thức rõ điều này : “Có được chữ ông HC mà treo là có một báu vật trên đời “

Quan ngục lao tâm khổ trí ( thức suốt đêm suy nghĩ “ băn khoăn bóp thái dương “ ), bất chấp luật pháp triều đình để hậu đãi HC (Quan ngục thổ lộ với HC : “ sợ đến tai lính tráng họ biết , thì phiền luỵ riêng cho tôi nhiều lắm “ ), chấp nhận sự khinh bạc sỉ nhục cuả HC (HC nói “ cố ý làm ra khinh bạc đến điều “, quan ngục “chỉ lễ phép lui ra với một câu : xin lĩnh ý” ). Toàn bộ sức lực, tâm huyết cuả quan ngục là dồn vào việc xin chữ HC, Quan ngục “tái nhợt người đi sau khi tiếp nhận công văn “ giải HC vào kinh thọ án.Trong tình thế ấy, ông phải chấp nhận một giải pháp nhiều rủi ro là nhờ Thầy Thơ lại đến gặp HC .

Chính tài hoa khác thường cuả HC ( thực chất là cái đẹp ) có sức cảm hoá quản ngục. Sau khi HC viết xong bức châm và khuyên bảo quan ngục , “ Ba người nhìn bức châm , rồi lại nhìn nhau “ . Tất cả cùng hướng về cái đẹp, lặng im chiêm ngưỡng và suy tư . Cái đẹp ( bức châm ) trở thành yếu tố trung tâm cuả mọi quan hệ, hoá giải mọi sự thù nghịch. HC và Quan ngục trở nên như hai người bạn “ tri kỷ “ .

Chắc chắn Quan ngục sẽ nghe theo lời HC. Ông sẽ về quê, thoát khỏi cái nghề làm tay sai, để giữ thiên lương cho lành vững. Ở nơi ấy ông sẽ treo “ một bức luạ trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên hoài bão tung hoành cuả một đời con người “

2. Vẻ đẹp cuả một “ thiên lương “ trong sáng

Trong lời khuyên cuả HC với Quan ngục , HC nhấn mạnh đến Thiên lương. Phải giữ Thiên lương lành vững đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Như vậy Thiên lương là yếu tố căn bản con người phải có để tiếp nhận cái đẹp .
Nhưng thiên lương là gì ? đây là chữ Nguyễn Tuân sáng tạo ra để nói cái lẽ thiện uyên nguyên (trời sinh) cuả con người.“Nhân chi sơ , tính bản thiện“ : con người lúc mới sinh ra, bản tính vốn thiện.

Thiên lương là cốt lõi cuả nhân cách. Nhân cách cuả một con người trước hết phải là nhân cách một đời lương thiện. HC nhấn mạnh rằng nếu không giữ được thiên lương lành vững thì “ rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi “ ( trước kia HC khinh miệt quan ngục, vì trong mắt HC, Quan ngục chỉ là công cụ tay sai cuả bọn thống trị, quan ngục là công cu tội ác. Hàng ngày Quan ngục phải hành xử ác. Mấy tên lính, khi nói quan ngục để tâm đến HC là “ có ý nhắc viên quan ngục còn chờ đợi gì mà không giở những mánh khoé hành hạ thường lệ ra “. HC cũng biết rõ, sau khi nói những lời khinh bạc vào mặt quan ngục, HC đã “ chờ đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo cuả Quan ngục” )

Thiên lương cuả Huấn cao là gì ? lẽ thiện cuả HC là gì ? vẻ đẹp nhân cách cuả HC là gì ? Đây mới chính là điều làm cho Quan ngục nể trọng, từ đó lắng nghe lời HC dạy bảo .

Thiên lương cuả HC là lẽ thiện đứng về phiá nhân dân, chống lại triều đình, để bị kết tội làm giặc, phải nhận án chém. Nhân cách cuả HC là nhân cách một con người “ văn võ toàn tài “, cuả đấng trượng phu “ uy vũ bất năng khuầt , phú quý bất năng dâm , bần tiện bất năng di :” ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế ép mình viết câu đối bao giờ “ . Quan ngục cũng biết rõ :” y cũng thưà hiểu những người chọc trời khuấy nước , đến trên đầu người ta , người ta cũng chẳng còn biết có ai nưã ..”

Vẻ đẹp cuả thiên lương HC còn thể hiện ở mối quan hệ tri kỷ người với người, “ một tấm lòng trong thiên hạ ‘ Khi nghe thầy thơ lại nói lại cái sở nguyện cuả Quan ngục, và suốt thời gian trong ngục suy nghĩ về hành động cuả quan ngục, HC đồng ý cho chữ . Lòng HC bồi hồi cảm động : “ Ta cảm cái lòng biệt nhỡn hiền tài cuả các người . Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nưã, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ “

Gọi thiên lương cuả HC là thiên lương trong sáng cao đẹp vì tất cả đều sáng tỏ, minh nhiên giưã thiên hạ. HC đã dấn thân và đánh đổi chính mạng sống cuả mình cho lẽ thiện ấy, HC công khai lẽ thiện ấy như là chính bản thể cuả mình “Có nhiều đêm nghĩ đến chí lớn không thành “ HC khẳng định “ .. bao nhiêu điều quan trọng , ta đã khai bên ti niết cả rồi. Ta đã nhận cả. Lời cung ta đã kí rồi ..” . Trước khi vào cõi vĩnh hằng, HC cũng truyền lại cái lẽ thiện ấy cho Quan ngục. HC nói một cách tâm huyết, trang trọng và Quản ngục cũng kính cẩn chân thành “ xin bái lĩnh “

Chính vẻ đẹp cuả thiên lương ấy, vẻ đẹp cuả nhân cách ấy cuả HC mới thực sự có sức cảm hoá Quản ngục. Và khi thiên lương ấy kết hợp với tài hoa ấy đã toả sáng những sắc màu khác thường ở HC .

3. Vẻ đẹp cuả một khí phách lẫm liệt :

Khí phách ấy biểu hiện ở chỗ nhà tù, sự tàn bạo, án chém… không hề làm HC nao núng, bận tâm. Trong nhà ngục, HC ung dung lẫm liệt trong tư thế xuất hiện, trong lời ăn tiếng nói, trong suy nghĩ hành xử. (Trước cưả ngục, HC không bận tâm đến những lời đe doạ cuả lính tráng và sự ra uy cuả Quan ngục. Đối diện với Quan ngục, HC nói những lời sỉ nhục y, cố ý làm ra khinh bạc đến điều. Khi nhận lời Quan ngục, HC nói những lời đầy uy lực : “ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bai giờ ‘. HC còn ung dung cảm nhận được mùi mực thơm: “ thoi mực , thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá . Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không ? “ )

Thường thì tội nhân lãnh án tử hình , trong thời gian chờ thọ án, họ đều trầm uất, nổi loạn , vưà sợ hãi vưà ăn năn hối tiếc.Trái lại HC rất thanh thản. HC có suy nghĩ là suy nghĩ về “ tấm lòng trong thiên hạ “ cuả Quan ngục. HC ung dung lẫm liệt trong cảnh cho chữ, dồn hết tâm lực vào bức châm, hơn thế HC còn hướng đến những điều cao sâu hơn việc cho chữ, chơi chữ, đó là sự cảm hoá con người.

Khí phách này có uy lực làm Quan ngục phải có “ lòng kiêng nể “, buộc Quan ngục phải nhất nhất tuân lệnh (Quan ngục thưa với HC : “ xin lĩnh ý “,“ kẻ mê muội này xin bái lĩnh “ ). Hơn thế, đứng bên HC, Quan ngục phải “ khúm núm “, còn thầy thơ lại thì “run run “. Uy lực cuả HC vang dội cả tỉnh Sơn Hưng Tuyên, và vang dội đến trong Kinh, đến nỗi quan Hình Bộ Thượng Thư bắt phải giải HC vào trong kinh thọ án .

Đó là khí phách tầm vóc lớn cuả người anh hùng. Nguyễn Tuân mượn chữ cuả Nguyễn Du tả Từ Hải để nói về HC: “ HC chí lớn không thành, là người chọc trời khuấy nước “ ( Từ Hải ; Chọc trời khuất nước mặc dầu / dọc ngang nào biết trên đầu có ai ) .

HC trở thành người chủ động, người đứng trên cao, người dạy bảo Quản ngục. HC là người chiến thắng, chiến thắng nhà ngục ( Quản ngục và lính tráng trở thành kẻ phục vụ ), chiến thắng bọn thống trị (Quản ngục phải khuất phục trước HC ), chiến thắng cái chết (Khi HC bước vào cõi vĩnh hằng thì chính Quan ngục là người đang giữ cái tài hoa cuả HC, đang thực hiện thiên luơng cuả HC, là người không còn cam chịu thân phận nô lệ, làm công cụ cho thống trị và sự tàn bạo. Quan ngục sẽ bỏ về quê , ấy là sở nguyện cuả HC ) .

4. Giá trị cuả hình tượng HC:

Cả ba vẻ đẹp quyện vào nhau làm nên một vẻ đẹp lý tưởng. HC là nhân vật lý tưởng. Nhân vật HC chưá đựng lý tưởng thẩm mỹ, chưá đựng tư tưởng tình cảm cuả Nguyễn Tuân .

Người đọc biết rằng nguyên mẫu cuả Huấn Cao là nhà thơ Cao Bá Quát ( 1808-1855 ), một người nổi tiếng văn chương và khí phách (người đương thời truyền tụng : “ văn như Siêu Quát vô Tiền Hán : Văn mà như ông Nguyễn Văn Siêu , Cao Bá Quát , thời Tiền Hán ở Trung Quốc không ai sánh bằng ). Cao bá Quát cao ngạo, chán nghét chế độ phong kiến, ông đi theo nghiã quân chống lại triều đình nhà Nguyễn và hy sinh. ( năm 1854, Cao Bá quát tham gia khởi nghiã Mỹ Lương do Lê duy Cự làm minh chủ. Ông bị nhà Nguyễn tru di tam tộc). Qua hình tượng HC, Nguyễn Tuân cũng bày tỏ thái độc khinh bạc chán ghét chế độ thực dân phong kiến đương thời, gián tiếp bày tỏ tình cảm yêu nước mơ hồ

Giai đoạn 1930-1945, đa số tử tội trong nhà tù Thực Dân là chiến sĩ Cách mạng. Trước đó, Phan Bội Châu từng bị TD Pháp kết án tử hình. Năm 1930 Nguyễn Thái Học và 13 đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng bị TD đưa lên máy chém.. Phiên toà đại hình 2/5/1933 xử 120 người CM trong đó có 8 người bị kết án tử hình, 19 người chung thân, 79 người từ 5 đến 20 năm tù. Các đồng chí Trần Phú , Ngô Gia Tự , Nguyễn Đức cảnh , Lý Tự Trọng đều nêu gương lẫm liệt trước kẻ thù. Lý Tự Trọng tuyên bố trước mặt kẻ thù : “ con đường cuả thanh niên chỉ có thể là con đường CM “ và hát vang bài Quốc Tế Ca khi lên máy chém. Như vậy ca ngợi HC, một người tù làm giặc bị án chém, chính là gián tiếp ca ngợi các chiến sĩ CM

Thực ra Chữ Người Tử Tù không trực tiếp miêu tả hành động đấu tranh chống lại triều đình cuả HC . Người đọc không rõ HC đã làm những gì. Chỉ biết phong thanh rằng HC “ Chí lớn không thành “ , “ chọc trời khuấy nước, “ văn võ toàn tài “, “ làm giặc ..”, vì thế không thể tìm thấy tư tưởng yêu nước cụ thể cuả Nguyễn Tuân ( ta gọi là yêu nước mơ hồ là vì vậy ) điều này có thể là do bút pháp Lãng mạn, cũng có thể Nguyễn Tuân muốn tránh sự truy xét cuả mật thám Pháp. Nguyễn Tuân đã từng bị mật thám Pháp bắt giam vì tội giao du với người hoạt động chính trị.

Xét về mặt hình tượng nghệ thuật , Huấn cao là một hình tượng độc đáo. Cả văn chương lãng mạn và văn chương Hiện Thực 1930-1945 không có một hình tượng nào như thế. HC vưà có những nét cổ điển vưà hiện đại. Đó là kiểu nhân vật trượng phu xưa “ đội trời đạp đất ở đời “, vưà thấp thoáng bóng dáng những chiến sĩ CM kiên cường bất khuất đương thời, lại vưà có nét riêng là vưà tài hoa rất mực vưà khí phách lẫm liệt. HC xuất hiện trong một cấu trúc truyện đầy tính kịch, trong một “ cảnh xưa nay chưa từng có ‘, hình tượng HC càng toả sáng những ánh sáng chói lọi. HC thể hiện đầy đủ tư tưởng thẩm mỹ cuả Nguyễn Tuân. Cái đẹp, cái cao cả anh hùng chiến thắng cái xấu , cái nô lệ thấp hèn.

__________________________________________________

NHÂN VẬT QUAN NGỤC

1. Quan ngục đươc miêu tả như thế nào ?
Quan ngục được miêu tả trực tiếp trong tất cả các cảnh. Đầu tiên là cảnh quan ngục nhận trát báo sắp chuyển giao Huấn Cao. Quan ngục bàn bạc với thầy thơ lại. Sau đó là chân dung quan ngục thao thức trong đêm suy nghĩ về HC : “người ngồi đấy , đầu đã điểm hoa râm , râu đã ngả màu.. Những đường nhăn nheo cuả bộ mặt tư lự , bây giờ đã biết mất hẳn. Ở đấy , giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân , bằng lặng , kín đáo và em nhẹ”

Nguyễn Tuân trực tiếp nhận xét , giới thiệu với một tình cảm ưu ái trân trọng : “ Trong hoàn cảnh đề lao , người ta sống bằng tàn nhẫn , bằng lưà lọc , tính cách dịu dàng và lòng biết giá người , biết trọng người ngay cuả viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giưã một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ .” ông chính là “ cái thuần khiết giưã đống cặn bã , là “ người ngay thẳng phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt ..”

Nguyễn Tuân cũng vẽ những nét rất tinh và rất sắc xảo, sống động về quan ngục. Quan ngục dõi “ cặp mắt hiền lành với 6 tên tù và có biệt nhãn với riêng HC “ lúc ông nhận tù . Dáng vẻ “ khúm núm lúc Quan ngục đứng bên HC trong cảnh cho chữ, và chi tiết kết thúc truyện “ ngục quan cảm động , vái người tù một cái , chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào : “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh “

2. Quan ngục có những phẩm chất gì ?

Quan ngục là người “ biết đọc vỡ nghiã sách thánh hiền “ tức là có học, có một nền tảng đạo lý, có những phẫm chất cuả một “ người quân tử “ xưa, vì thế mới có “ tấm lòng trong thiên hạ “, mà cốt lõi là lòng Nhân, mới có “ tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay”. Chính ở phẩm chất căn bản này, Quan ngục mới gặp gỡ được với tấm lòng cuã HC

Quan ngục còn có sở nguyện là “ một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông HC viết “, tức là sở nguyện về cái đẹp. Thực ra là sở nguyện về cả những tài hoa, thiên lương và khí phách HC thể hiện trong câu đối. Một người có sở nguyện về cái đẹp như một mục đích sống, dốc hết tâm trí sức lực để có được cái đẹp, dám đánh đổi mọi hiểm nguy ruỉ ro, kể cả phải chịu sỉ nhục vì cái đẹp, hẳn con người ấy đáng mặt tri kỷ cuả HC. Những lời HC nói với Quan ngục là lời cuả tri kỷ. HC và quan ngục không còn là hai kẻ thù nghịch, không còn hoài nghi khinh miệt, mà là sự trân trọng rất mực. HC đỡ Quản ngục đứng thẳng lên, còn quản ngục vái HC một vái, lòng đầy cảm động .

Cũng cần kể đến những nét đẹp khác cuả quản ngục, chẳng hạn lòng tự trọng và giữ chữ tín trước Huấn Cao. HC muốn Quan ngục “ đừng đặt chân vào đây “, thì từ đó Quan ngục không bao giờ đến gặp HC, dù rằng như thế, Quan ngục đang lâm vào tình trạng bế tắc, nếu không nói là khủng hoảng . Không tiếp cận HC, làm sao Quan ngục xin được chữ cuả HC. Quan ngục đã mất bao nhiêu công sức lao tâm khổ trí để gần HC, giờ đây việc ấy vụt ngoài tầm tay. Khi nhận trát áp giải HC vào kinh thọ án , Quan ngục đã tái nhợt người đi.

Sống trong cảnh đề lao, trong sự tàn nhẫn lọc lưà nhưng Quan ngục vẫn giữ được “ thiên lương , giữ được “đời lương thiện “ như HC nhận xét, đó là một nét son cuả Quan ngục. Căn cứ vào những phẩm chất ấy cuả Quan ngục, người đọc tin rằng Quan ngục sẽ thực hiện lời HC khuyên bảo. Mặc dù điều này là rất khó

Bảo Quan ngục bỏ về quê ở, là bỏ môi trường sống, bỏ quyền lực, bổng lộc, trở về làm một người bình thường, sẽ chẳng thế nào thực hiện được. Bỏ tất cả để giữ lấy thiên lương , để sống đời lương thiện để chiêm ngưỡng một bức luạ óng có chữ cuả một tử tù, dường như sẽ là một ảo tưởng đối với người thường. Nhưng căn cứ vào phẩm chất và tính cách cuả HC, người đọc tin rằng Quan ngục sẽ làm được. Bởi vì lời HC là lời nói sau cùng cuả một tri kỷ, lời tâm huyết cuả một đời người giác ngộ lẽ sống có thiên lương, lời ấy lại được đặt trên nền cuả “ cái đẹp “ là sở nguyện một đời cuả Quan ngục. Hành động vái người tù cuả Quan ngục là một hành động tiếp nhận có giá trị thiêng liêng, như trong một buổi lễ truyền đạo , tâm truyền giưã HC và quan ngục .

Quản ngục là hiện thân cuả một cái đẹp khác , cái đẹp hiện thực bên cạnh cái đẹp lý tưởng cuả HC .Cả hai cái đẹp này tạo nên một hoà âm vưà có những âm sắc nghịch vưà có những giai điệu thuận, tính thẩm mỹ cuả tác phẩm đạt đến một trình độ rất cao

Có sự chuyển hoá quan trọng ở nhân vật Quan ngục . Ở đầu truyện, quan ngục là một người đầy quyền uy. Những trát lệnh, công văn, những lệnh truyền quân canh tăng cường canh phòng cẩn mật, những tàn bạo thị uy ..Những quyền uy ấy là quyền uy công cụ thống tri, quyền uy tội ác. Đến cuối truyện, Quan ngục trở thành người tri kỷ cuả HC, chuyển hoá hoàn toàn thành con ngườ cuả cái đẹp , thiên lương và nhân cách. Không còn là công cụ cuả sự thống trị tàn bạo. Nhân vật Quản ngục cũng thực hiện tư tưởng cuả tác phẩm. Không có quản ngục, HC không thể bộc lộ những vẻ đẹp cuả mình , chủ đề cái đẹp , cái cao cả cái anh hung chiến thắng cái xấu , cái thập hèn nô lệ không thể toả sáng.

Nhân vật Quan ngục còn tạo ra dư âm cuả truyện. Truyện kết thúc, HC bước bào cõi vĩnh hằng, nhưng câu truyện vẫn còn tiếp tục. Quan ngục sẽ bỏ nghề coi ngục mà vế quê, thực hiện lới HC, lúc ấy chủ đề truyện mới thực sự trọn vẹn. Điều này tạo nên bao nhiêu mỹ cảm trong lòng người đọc.

Kết luận : nếu HC là nhân vật lý tưởng rất khó vươn tới, thì Quan ngục lại là một nhân vật hiện thực có sức thuyết phục. Tuy nhiên ở một khiá cạnh nào đó, Quản ngục cũng là một dạng nhân vật lý tưởng khác trong quan điểm thẩm mỹ cuả Nguyễn Tuân. Vì trong cảnh đề lao, giưã đống cặn bã, cùng những bọn người quay quắt, người ta sống bằng tàn nhẫn bằng quyền uy, thì không dễ gì có sự chuyển hoá, càng khó có thể chỉ vì một bức luạ có chữ đẹp mà Quan ngục có thể đánh đổi tất cả. Ấy cũng là đặc điểm bút pháp lãng mạn cuả Nguyễn Tuân.
________________________________________

ÔN THI ĐH -NAM CAO -ĐỜI THỪA

TÁC PHẨM ĐỜI THƯÀ
1.Hoàn cảnh sáng tác: Đăng lần đầu trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy. 1943
2.Tóm tắt truyện

Từ muốn nói chuyện với chồng, nhưng thấy Hộ đọc sách chăm chú quá Từ lại thôi.Từ hồi tưởng lại việc Hộ đã cứu vớt mình khi Từ bị phụ tình, và lo đám ma cho mẹ Từ, bao nhiêu là ân nghiã. Từ trở thành người vợ rất ngoan rất phục tùng và rất tận tâm, đáng lẽ thì Hộ phải sung sướng lắm.

Nhưng Hộ chỉ sung sướng được mấy năm. Lúc ấy, hắn chỉ nghĩ đến gia đình, chỉ cốt làm sao nuôi được gia đình. Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn. Hộ viết thận trọng nên chỉ kiếm được vưà đủ sống eo hẹp. Nhưng lúc ấy hắn có một mình, lại là một gã trẻ tuổi say mê lý tưởng, hắn coi khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất.Với hắn “ nghệ thuật là tất cả”. Thế rồi, từ khi gắn đời hắn vào đời Từ, hắn có cả một gia đình để chăm lo. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn nhận ra hắn là một kẻ bất lương, một người thưà. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì cho văn chương. Hắn buồn và đau đớn lắm. Có lúc hắn nghĩ “ phải biết ác , biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ “, nhưng hắn không thể bỏ lòng thương. Hắn là người chứ không phải một thứ quái vật. Hộ Điên người vì lo xoay tiền. Hắn khổ quá, bực bội quá, bỏ nhà đi , uống rượu rồi về hành vợ con. Có lúc hắn muốn quật một nhát cho chết hết cả vợ con. Có lúc hắn thừ người ra “ thôi thế là hết! Ta đã hỏng! ta đã hỏng đứt rồi”. Hắn ra về lòng rũ buồn.

Lần đầu, Từ sửng sốt, nhưng rồi Hộ xin lỗi và hôn các con. Hắn tuyên bố chưà rượu, được khá lâu, nhưng rồi lại uống, lại say, lại làm những trò vưà buồn cười, vưà đáng sợ. Nhiều lần, Từ muốn ẵm con bỏ nhà đi, Từ muốn bỏ liều con để đi làm, nhưng Từ mềm yếu. Từ rất yêu chồng và nhận ra Hộ cũng rấy yêu vợ, yêu con. Từ không dám xa hắn. Từ cố gắng sống ngoan ngoãn hơn, đáng yêu hơn. Từ nhịn ăn nhịn mặc, để bớt tiêu tiền. Từ thu nhà ngăn nắp, ngăn tiếng khóc trẻ con và sợ cả nói với chồng

Nhân lúc Hộ ngưng đọc và nói với vợ về một đoạn văn hay, Từ mới nhắc chồng hôm nay mồng hai, mồng ba Tây. Hộ bảo phải đi xuống phố lấy nhuận bút. Hộ hưá lấy tiền xong không đi đâu cả và mua cái gì cho cả nhà ăn. Ở toà báo ra, Hộ đi thẳng tới một hiệu thịt quay, hắn định mua mấy haò thịt và bánh Tây cho con. Bất chợt gặpTrung. Trung nói về quyển Đường Về sắp được dịch sang tiếng Anh và nhuận bút tới ba nghìn đồng.. Thế là Hộ quên hẳn vợ con, cùng với Trung đi uống bia, rồi tiếp tục đi uống rượu để bàn chuyện văn chương, nói những chuyện vá trời lấp biển..

Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, Hộ thấy nhà cưả vẫn gọn gàng ngăn nắp. Hộ nhớ lại sự việc tối qua. Từ nằm ngủ trên võng. Hộ thấy Từ khổ cả trong cái tướng ngủ. Hộ đến bên Từ, hắn bật khóc nhận mình là “ thằng khốn nạn “. Từ thức giấc,ôm đầu Hộ áp vào ngực mình bảo “ không, anh chỉ là một người khổ”. Đưá con cũng khóc. Từ ru con bằng một bài ca dao buồn.

Chủ đề: kể lại tình cảnh nhân vật Hồ, Nam Cao miêu tả những bi kịch tinh thần cuả người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ. Người trí thức, có tài năng, có lý tưởng, hoài bão, muốn sống có ích, nhưng phải sống đời thưà: “ Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt “.

____________________________________

Phân tích bi kịch tinh thần của Hộ trong Đời Thừa

Khái niệm bi kịch :
Kịch phương Tây có các thể loại : Bi kịch , hài kịch, chính kịch, kịch lịch sử. Hài kịch khai thác cái hài ( cái cười ). Bi kịch (Danh từ) khai thác cái bi ( cái buồn ) như bi kịch Hamlet, Roméo và Juliette cuả Shakespear, kết thúc khi các nhân vật chính chết trong khát vọng. Bi kịch ( nghĩa Tính từ) diễn tả trạng thái tâm hồn cuả con người khi có một khát vọng mãnh liệt bị hoàn cảnh ngãng trở, đè bẹp không thực hiện được. Chẳng hạn, Chí Phèo có khát vọng mãnh liệt muốn trở về làm người lương thiện, nhưng không được, Chí chết trong khát vọng ấy. Tình trạng cuả Chí là tình trạng bi kịch

Để trình bày bi kịch, ta cần xem xét khát vọng cuả nhân vật là gì ? thực thế đã ngãng trở khát vọng ấy ra sao, và tâm hồn nhân vật lâm vào trạng thái gì ?

BI KỊCH TINH THẦN CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC

1.Bi kịch “vỡ mộng văn chương”(hay bi kịch về lý tưởng)

Moäng vaên chöông : sự nghiệp văn chương là Lý tưởng cuả Hộ . Hộ dồn hết sức lực tâm huyết cho lý tưởng ấy . “Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn”.” Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời...”. Hộ tự nhận thức về sự chọn lựa lý tưởng của mình: “tôi mê văn quá nên mới khổ. Ấy thế, mà tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi đã đổi”.

Hộ tan vỡ mộng văn chương, bởi vì Hộ không viết được, càng không viết được cái gì cho ra trò.”Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”, ” Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương” Hắn nhận ra thực tế này : "Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi". Và hắn nghĩ đến cái tên hắn đang mờ dần đằng sau những tên khác mới trồi ra, rực rỡ hơn...”

Hộ lâm vào trạng thái bi kịch của sự sụp đổ lý tưởng, bi kịch đánh mất mình, trạng thái vong thân.” Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình. Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn. Hắn đi lang thang, không chủ đích gì”.” Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương. Hắn cũng nhớ nhung một cái gì rất xa xôi... những mộng đẹp ngày xưa... một con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữa.”
Đối với người trí thức, sự sụp đổ lý tưởng cũng chính là sự sụp đổ của sự tồn tại. Anh ta sống mà không còn tồn tại nữa. Cái bi kịch là ở chỗ phải ý thức về sự vong thân ấy.

2.Bi kịch “người thừa” hay bi kịch về lương tâm

Hộ có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của ngòi bút. Có yêu cầu đúng đắn về sự sáng tạo. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”. HỘ có khát vọng viết những tác phẩm lớn.” Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái (5), sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn.”Hộ ý thức rõ đạo đức nghề nghiệp:” Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê” tiện.

Nhưng thực tế đã bắt Hộ chà đạp lên đạo đức, lương tâm của chính mình.” Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn còn điên lên vì con khóc, nhà không lúc nào được yên tĩnh để cho hắn viết hay đọc sách.”. ” Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương”.

Hộ lâm vào bi kịch người thừa. “Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa.”.”Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?”Hàng ngày đối diện với trang giấy trắng, hắn lại tự nguyền rủa mình là kẻ khốn nạn.” Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn... Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương!”

3.Bi kịch lẽ sống (hay bi kịch gia đình)

Hộ sống bằng triết lý tình thương. HỘ cưu mang Từ và quyết liệt giữ lấy lý tưởng sống yêu thương. “hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người: hắn là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”

Thế nhưng cuộc sống dần dần làm tha hóa Hộ, biến Hộ thành kẻ ác. Hộ gây ra bao điều đau khổ cho Từ và cho chính mình. Đến nỗi nhiều lần Từ định bỏ đi. Đã có lúc Hộ làm Từ khiếp sợ vì cái ác đe dọa.” - Ngày mai... mình có biết không?... Chỉ ngày mai thôi! Là tôi đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi cái nhà này... Tôi đuổi tất, không chừa một đứa nào, kể cả con bé Thảo là con ngoan nhất... Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn với hét! Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình ấy... cũng đáng vật một nhát cho chết cả!”

Hộ triền miên sống trong bi kịch này. Bỏ nhà đi, uống rượu say, hành hạ vợ con, rồi khi tỉnh rượu thì xin lỗi. Cứ thế, Hộ không sao thoát ra được mặc cảm một thằng hèn. “hèn biết bao là một thằng con trai không nuôi nổi vợ, con thì còn mong làm nên trò gì nữa?”

4. Cả ba bi kịch quấn vào nhau thành bi kịch “đời thừa”
Hộ không sao thoát ra được. Không thể vừa là nhà văn có trách nhiệm lại vừa dùng ngòi bút để nuôi nổi vợ con. Cũng không thể bỏ gia đình để theo đuổi mộng văn chương. Hộ đau đớn trong bi kịch “đời thừa”, sống thừa, người trí thức có hoài bảo, có trách nhiệm, có lương tâm, vậy mà không làm được gì cho đờimình có ý nghĩa.” Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?””

5. Nguyên nhân
Cuộc sống trong xã hội cũ không thể giúp nhà văn sống bằng ngòi bút. Thự ra ngay cả trong xã hội hôm nay, không phải nhà văn nào cũng có thể sống bằng nhuận bút những gì mình viết ra. Họ phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác.

Cũng cần nhận rõ nguyên nhân này, chính cá tính nghệ sĩ của Hộ góp thêm một nhân tố cụ thể vào cái nghèo khổ, đẩy Hộ đến bi kịch. Hộ có tính bốc đồng. Gặp bạn là quên hết mọi sự. “ôi thôi! Mặc kệ gia đình và những cái gì còn lại!... Hắn sẽ uống rất khỏe, nói toàn những chuyện vá trời lấp biển, rồi đi la cà đến hết đêm mới về.”

GIÁ TRỊ HIỆN THỰC CỦA ĐỜI THỪA

Đời Thừa không phản ánh trực tiếp hiện thực thời đại của Hộ. Người đọc biết rất ít về khung cảnh xã hội cụ thể. Chỉ vài nét sơ lược. Đó là tình cảnh đói nghèo của Hộ. Nhà văn không thể sống bằng ngòi viết. Hộ viết văn, nhà đông con, vợ ở nhà trông con, lương tháng chỉ đủ sống cho 10 ngày:” Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ.”,” cả tháng Từ ăn và bắt các con ăn kham khổ, thường thường đói nữa! Quà sáng thì bỏ hẳn, có khi bữa tối cũng chịu nhịn cơm, ăn cháo.”

Tác phẩm tập trung miêu tả cái bi kịch tinh thần của nhà văn, của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?qua đó đặt ra vấn đề xã hội có ý nghĩa nhân sinh to lớn, đó là làm thế nào để người trí thức có hoài bão, có lý tưởng có thể sống có ích cho đời, thay vì phải sống trong bi kịch đời thừa.

NC miêu tả tình trạng vong thân của người trí thức qua đó gián tiếp lên ánh chế độ xã hội đã đẩy người trí thức đến tình cảnh bế tắc. Kết thúc tác phẩm là một tình cảnh thật đáng thương. Cả Hộ, Từ và đứa con cùng khóc, vì trước mặt Hộ, tháng tới lấy gì để sống, tiền nợ tháng trước chưa trả, tiền nhuận bút tháng này Hộ đã xài hết. Tình cảnh của Hộ là tình cảng “khốn nạn” thật đáng thương. Từ ru con bằng một bài hát nao lòng.

Ai làm cho gió lên giời,
Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;
Ai làm cho Nam, Bắc phân kỳ,
Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân...
Đó là câu hỏi không có câu trả lời. Ai làm? Ai làm nên thảm cảnh này?

Giá trị hiện thực đặc sắc của tác phẩm thể hiện ở việc NC đặt vấn đề về trách nhiệm xã hội ngòi bút của nhà văn. “Sự cẩu thả trong văn chương thật đê tiện”. Nhà văn phải là người sáng tạo, phải viết những tác phẩm “làm cho người gần người hơn”, cũng nhắc nhở nhà văn về tính nghệ sĩ ham vui bốc đồng có thể gây ra những hậu quả mà vợ con họ phải chịu. Nhà văn phải có trách nhiệm với gia đình của mình.

GÍA TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA ĐỜI THỪA

Nam Cao thông cảm sâu sắc với những nỗi thống khổ của người trí thức trong xã hội cũ. Thông cảm nỗi khó nghèo và bất lực trong cuộc mưu sinh. Trong Những Chuyện Không Muốn Viết, Nam Cao thổ lộ điều này :” cả đời tôi chỉ lo chết đói...nguyện vọng của tôi là có tiền cho vợ đong gạo, mua nước mắm và mua ba xu tiền thuốc cho con”. Nhà văn “điên lên vì kiếm tiền và điên lên cả tiếng con khóc”, đau đầu với những “chuyện tẹp nhẹp vô nghĩa lý” , “Tiền nhà... tiền giặt... tiền thuốc... tiền nước mắm... Còn chịu tất! Tháng vừa rồi tiêu tốn quá, mới mồng mười đã hết tiền”.NC quằn quại với những bi kịch tinh thần cũa người trí thức, mà đó cũng là bi kịch của chính ông. Thật nghiệp, chiến tranh loạn lạc, xã hội VN bị thực dân phong kiến Phát xít là cho bần cùng. Chính ông là Giáo Thứ trong Sống Mòn.

Lòng thương yêu con người của NC thể hiện tinh tế và sâu nặng trong suốt tác phẩm.
Đó là tình cảnh bi thương của mẹ con Từ. “Từ khóc như mưa, khóc tưởng chẳng bao giờ còn lặng được. Từ khóc, và ôm con ngồi nhịn đói, bởi vì Từ chẳng còn biết trông cậy vào ai, trừ bà mẹ già mù và quanh năm nay ốm, mai đau, mà Từ vẫn phải nuôi. Bà mẹ già biết làm sao? Bà chỉ còn một cách là còn được ít nước mắt nào thì rỏ cả ra mà khóc với con, và cả mẹ lẫn con chỉ có một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu xương thịt đều chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả”.Câu văn của Nam Cao như xuất phát từ chính trong nỗi đau của bản thân ông. Ông đã thể hiện nỗi đau của Từ như chính nỗi đau của mình.

Đó là nỗi đau đớn đến tê dại điên cuồng và chết lặng của Hộ. “Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn. Hắn đi lang thang, không chủ đích gì. Rồi khi gió mát ở bên ngoài đã làm cái trán nóng bừng nguội bớt đi và lòng trút nhẹ được ít nhiều uất giận, hắn tạt vào một tiệm giải khát nào mà uống một cốc bia hay cốc nước chanh.. Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương. Hắn cũng nhớ nhung một cái gì rất xa xôi... những mộng đẹp ngày xưa... một con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữa. Hắn lắc đầu tự bảo: "Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi".

NC khóc cho tình cảnh bế tắc của người trí thức:” Hắn ôm chặt lấy cái bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực mình mà khóc. Từ thức dậy, Từ hiểu ngay, không cần hỏi một câu nào cũng hiểu. Và Từ cảm động. Mắt Từ giàn giụa nước. Từ khẽ rút tay ra, vòng lên cổ chồng, nhẹ nhàng núi hắn vào, để hắn gục đầu lên cạnh ngực Từ. Hắn lại càng khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc: - Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!... - Không!... Anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ...”

Bút pháp Hiện Thực Phê Phán không giúp NC chỉ ra con đường giải phóng cho nhân vật của mình, nhưng tình cảm nhân đạo ông dành cho nhân vật thật đáng quý. Đời Thừa thức tỉnh người đọc về một hiện thực cần phải thay đổi đi để cứu lấy những con người khổ như Hộ.

__________________________________

ĐỀ : Tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao trong Đời Thừa.
(ĐHSP Hanoi 2000)


ĐÁP ÁN CỦA BỘ GIÁO DỤC

1.Phát hiện và phân tích sâu sắc tấn bi kịch tinh thần đau đớn của Hộ, qua đó NC tố cáo cái xã hội đã đọa đày con người trong đói nghèo, vùi dập ước mơ,làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của con người.

2.Không chấp nhận cái ác, kiên định nguyên tắc tình thương, thái độ đấu tranh quyết liệt để giữ gìn cái thiện và tình thương.

Nam Cao thuộc thế hệ nhà văn 1930-1945 đã thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân. Cá nhân khát khao được sống có ích, được cống hiến và phát huy mọi khả năng.

_____________________________________________________________

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
Bùi Công Thuấn

Truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng Tháng Tám là truyện ngắn tâm lý.. Ngay từ những dòng mở đầu cuả truyện, Nam Cao đã dẫn ta nhập ngay vào dòng chảy suy nghĩ, dòng chảy tâm trạng cuả nhân vật. Tính chất “ đang suy nghĩ”, “ đang đối thoại”, “đang độc thoại”. ”đang nói chuyện trong tâm tưởng” cuả nhân vật là một đặc trưng phong cách nghệ thuật cuả Nam Cao. Tác giả không kể lại những suy nghĩ cuả nhân vật. Suy nghĩ cuả nhân vật không phải là một dòng ý thức tuôn chảy. Không có sự phân tích những trạng thái tâm lý, cảm xúc. Nhưng nhân vật đang nói to lên (trong đầu), nói toạc ra (với chính mình), đang mở toang cánh cưả tâm hồn mình. Giọng điệu tâm lý là giọng đang nói to cho mọi người nghe.

Người đọc khó nhận ra đâu là giọng kể cuả tác giả, đâu là giọng nói trong đầu nhân vật. Có sự chuyển hoá rất tự nhiên giữa hai giọng này : “Ầy là lúc hắn lò dò về đến sân . Hắn đang đi bỗng giật mình. Một con chó đang thiu thiu trong một bụi dong ở đầu sân nhảy choàng ra. Một tí nưã thì nó đớp vào chân hắn. Hắn nhảy cẫng lên một cái và hắn sực nhớ ra rằng : Nhà hắn có một con chó vện, con chó vện ấy hay trông gà hoá cuốc, nên lắm khi chực đớp cả chân người nhà. Đó là một cái tật không thể tha thứ được. Bởi không ai nuôi chó để nó cắn què chân bao giờ. Ờ mà lại điều này nưã : nuôi mèo hay nuôi chó cũng phải tuỳ cảnh gia đình ; nhà giàu nuôi là phải ; bởi nhà giàu sợ trộm mà lại nhiều cơm hớt ; còn nghèo rớt mồng tơi như nhà hắn nuôi làm gì ? Giá thử nhà còn trẻ nhỏ, thì nuôi chó cũng được việc. Nhưng nhà không còn trẻ nhỏ. Thằng cu con đã lên ba. Nó đã có thể ra vườn được. Hạt gạo năm nay khó chuốc như hạt ngọc. Đến bưã ăn phải tính đầu để chia cơm. Cứ tình hình ấy, thì phải dở hơi lắm lắm mới nuôi một con chó để chẳng có việc gì cho nó làm…Thế là đủ lắm. Hắn sung sướng vì đã nghĩ ra điều ấy. Hắn gật đầu luôn mấy cái. Rồi hắn đưa mắt nhìn trộm con chó vện…”( Trẻ con không được ăn thịt chó )

Trong khi thể hiện tâm lý nhân vật, Nam cao đã gọt tỉa hết những chi tiềt miêu tả ngoại cảnh . Văn Nam Cao có rất ít những đoạn tả cảnh, những đoạn dẫn truyện. Câu truyện là dòng tâm lý vận động không ngừng. Cảnh vật bên ngoài ( nếu có) cũng thấm đấm tâm lý nhân vật. Thời gian hiện thực rất ít lộ ra. Đó là thời gian tâm lý, không xác định. Nam Cao hay diễn đạt thời gian bằng những từ phiếm chỉ : “Từ đấy”, “được ít lâu”, “từ ngày có ông Lang Rận”, “nhưng một đêm muà đông rét mướt kia”, “thế rồi một hôm”, ít lâu nay”, “buổi tối hôm ấy”…Có khi câu chuyện là lược sử cả một quãng đời dài cuả nhân vật (Dì Hảo, Ở Hiền ) . Thời gian cũng cũng lược giản còn vưà đủ để người đọc hiểu là nhân vật đã trải qua quãng thời gian ấy. Thời gian không phải là yếu tố chi phối tâm lý nhân vật và cốt truyện, mà tâm lý nhân vật tự vận động đẩy câu chuyện đi tới. Nhân vật suy đi, tính lại rồi hành động. Mạch truyện phát triển trên mạch tâm lý vận động. suy nghĩ diễn ra trong đầu nhân vật trước, từ đó thúc đẩy hành động.. Tất cả tự nhiên như sự việc phải xảy ra như vậy. Tính cách nhân vật hiện lên như khắc như tạc. Khó nhận ra bàn tay đạo diễn cuả tác giả. Tâm lý gợi tâm lý, ý tưởng gợi liên tưởng, suy diễn, đòi phải hành động, dẫn đến kết thúc bất ngờ, khi dồn nén tâm lý lên đỉnh điểm.

“Anh Đĩ Chuột rít hai hàm răng lại. hai chân giận dữ đạp phắt cái ghế đổ văng xuống đất. Cái tròng rút mạnh lại. Cái bộ xương bọc da giãy giụa như một con gà bị bẫy, sau cùng, nó chỉ còn giật từng cái chậm dưới sợi thừng lủng lẳng” ( Nghèo ). Đĩ Chuột treo cổ tự tử, chết một cách tội nghiệp. Mọi chi tiết trước đó trong truyện như những sức ép tâm lý ngày càng tăng lên, mãnh liệt như nước dâng, như lưả cháy, khiến cho Đĩ Chuột không thể nào hành động khác được. Anh ta dứt khoát cho đầu vào thòng lọng và giận dữ đạp phăng ghế.

Cái chết cuả Chí Phèo, cuả lão Hạc cũng diễn ra như vậy, bất ngờ, quyết liệt, dữ dội. Nhân vật không thể cưỡng lại những dồn nén tâm lý. Hành động cuả nhân vật phải diễn ra, như một tất yếu, để kết thúc tiến trình tâm lý đã phát khởi.Trong truyện Đón Khách, tuy tình huống là vui vẻ, nhưng mạch tâm lý được tích tụ ngầm ngầm, đầy ứ lên, và uất nghẹn ở kết thúc truyện. Trước mâm cơm tết “ cơm trắng, cá ngon, giò đầy mâm, bánh chưng rền lắm” cả nhà ngồi lặng im. Ông Đồ cứ nghẹn luôn mãi, đôi mắt ông ầng ậc nước mắt. Uất quá, ác quá mà không nói ra được. Truyện kết thúc, gây một ấn tượng rất mạnh trong lòng người đọc, để lại một dư vị thấm thiá, lâu dài, phải suy nghĩ.

Để thực hiện được sự vận động tâm lý, gắn liền mạch truyện, loại bỏ thời gian, Nam Cao ít dùng hồi tưởng, như thủ pháp quen thuộc. Ông thường dùng liên tưởng, từ sự việc này, ông để nhân vật gợi ra, gọi ra sự việc khác. Có một mạch lập luận, suy diễn ngầm trong tâm lý nhân vật, trong kết cấu truyện. Một ý tưởng khởi điểm xuất phát, qua nhiều chặng liên tưởng loại suy, qua những sự việc hô ứng liên châu, câu chuyện phải tiến triển theo hướng đã định. Chẳng hạn truyện Những Truyện Không Muốn Viết, tác giả đã lập luận rằng, kể chuyện mình tức là “ đổ đốn”. “Cái tôi” là đáng ghét, bỉ ổi, thời còn nói đến làm gì. Tác giả nói đến những cái khác. Cái khác đó là chuyện người đàn ông có vợ, chuyện con chó mực, chuyện thằng say, và cuối cùng không còn dám viết cái gì nưã. Bởi vì viết chuyện gì cũng đụng chạm, kể cả những chuyện “buông cau, cây chuối, cục đất, buổi hoàng hôn hay con lợn, nhưng biết đâu đấy ?... Tôi sợ có người lại nhận mình là buồng cau, cây chuối, cục đất, buổi hoàng hôn, hay con lợn để, để mà không bằng lòng. Bởi thế, tuy chẳng muốn, tôi đành lại lấy tôi ra mà viết để cho yên chuyện” Rõ ràng đó là một lập luận, một cấu trúc vòng tròn phát triển. Truyện Cười cũng có sự vận động tương tự. Mọi diễn biến xoay quanh cái trục lập luận là phải cười, “ cứ cười đi, cười nhiều đi “. Truyện Cái Mặt Không Chơi Được cũng xoay quanh chính cái nhan đề ấy mà phát triển qua nhiều tình huống, nhiều thời điểm trong cuộc đời…

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi truyện ngắn cuả Nam Cao đều có cấu trúc rõ như vậy. Nhưng nếu để ý kỹ, người đọc dễ nhận thấy một mạch lập luận ngầm trong phong cách ngôn ngữ cuả Nam cao, dù là một đoạn văn, hay một cảnh, hoặc cấu trúc truyện. Đoạn sau đây trong Đón Khách là một thí dụ
“Có giời biết đấy ; quả thật Sinh không ác. Nhưng mà Sinh nhẹ dạ. Ấy là cái tật chung cuả những người trẻ tuổi. Vả lại, Sinh vẫn tưởng không đời nào lại có những người ngớ ngẩn như thế đươc. Vẫn biết ông Đồ tính thật thà. Nhưng còn bà cụ nưã chứ ! bà phải hiểu rằng Sinh đuà cợt, có ai ngờ bà Đồ cũng lẩn thẩn như ông Đồ nốt. Bởi thế, mới đầu năm mà hàng xóm đã được một mẻ tức cười. Nhưng nói thế thì ai hiểu. Truyện phải kể có đầu, có đuôi. Vậy đầu đuôi như thế này…”

Người đọc thường gặp trong suy nghĩ cuả nhân vật hoặc trong chuyển mạch truyện, Nam Cao hay dùng từ ngữ cuả văn nghị luận : “quả thật”, “nhưng mà”, “vả lại”, “bởi thế”, “vậy”, “nên”, “thế mà”, “ấy mà”…Điều đặc sắc là tuy mạch truyện và ngôn ngữ được viềt bằng phong cách chính luận, nhưng văn Nam Cao vẫn tự nhiên. Người đọc tưởng như phải viết như vậy, nhân vật phải cảm nghỉ như vậy, câu chuyện phải tiến triển như vậy không khác đi được. Điều này gợi ra hai cách lý giải, tuy sử dụng ngôn ngữ lập luận nhưng đó chỉ là yếu tố nhỏ trong nhiều biện pháp xây dựng hình tượng nhân vật, đồng thời nó phản ánh tính chất suy tư trong con người Nam Cao.
(Trích trong bài viết : Phong cách nghệ thuật của Nam Cao của BCT)

___________________________________________________

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ TRONG ĐỜI THỪA
(Đáp án đề thi ĐH khối C năm 2005)

1.Nam Cao đã diễn tả, phân tích rất sâu sắc những giằng xé trong tâm hồn Hộ.

Trước hết là những day dứt của Hộ về nghề nghiệp.Anh có khát vọng cao đẹp, muốn nâng cao giá trị đời sống của mình bằng lao động sáng tạo nghệ thuật, cống hiến cho đời những tác phẩm giá trị. Nhưng thực tại đen tối, hoàn cảnh gia đình túng quẫn, buộc anh phải viết thứ văn chương “vô vị, nhạt nhẽo”. Anh đau khổ vì thấy mình đã trở thành một kẻ “vô ích, một người thừa”.

Nam cao còn miêu tả rất tinh tế những dằn vặt của Hộ về nhân cách.Hộ vốn là người nhân hậu, vị tha.Trong bất cứ hoàn cảnh nào Hộ cũng không từ bỏ tình thương để làm một kẻ tàn nhẫn.Nhưng do bức xúc về công việc viết lách, anh trút hết buồn bực lên đầu vợ con, gây đau khổ cho ngu7o72ima2 mình yêu thương, rồi lại hối hận về chính điều đó.

2. NC đã khéo léo tạo tình huống đầy kịch tính để đẩy xung đột nội tâm của nhân vật lên đỉnh điểm.

Xung đột nội tâm của Hộ thể hiện ở mâu thuẫn không thể dung hòa giữa sống với hoài bão nghệ thuật và sống với nguyên tắc tình thương. Chính vì không thể chọn một trong hai con đường nên NC rơi vào bế tắc

Tâm trạng căng thẳng bế tắc của Hộ được diễn tả theo một cái vòng quẩn quanh : khát vọng –thất vọng - nhẫn tâm - hối hận – khát vọng - thất vọng ngày càng nặng nề hơn

3. NC rất linh hoạt trong việc ngôn ngữ để miêu tả nội tâm.

Có chỗ nhà văn dùng lời người kể chuyện để miêu tả tâm lý nhân vật :”Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời.”Có khi là lời nhân vật tự biểu hiện nội tâm của mình :”Ta đành phí một vài năm để kiếm tiền”. Có lúc vừa là lời người kể chuyện, vừa là lời nội tâm nhân vật :”Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn... Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Tất cả góp phần diễn tả sinh động tâm lý nhân vật Hộ

4. BCT Bổ sung

Mạch truyện được kể bằng việc chuyển từ tâm lý nhân vật này sang tâm lý nhân vật kia, kết hợp với kỹ thuật để cho nhân vật hồi tưởng.Thí dụ : Từ đang hồi tưởng nhớ lại những ân nghĩa của Hộ, Nam Cao chuyển :

” Bởi thế, nên luôn mấy năm trời, Hộ thấy Từ là một người vợ rất ngoan, rất phục tùng, rất tận tâm. Và đáng lẽ thì Hộ phải sung sướng lắm.

Nhưng Hộ chỉ sung sướng được ít lâu thôi. Sau cái hành vi đẹp của hắn, và cái hành vi ấy được trả công bằng một tình yêu rất êm đềm, hắn chỉ còn nghĩ đến gia đình, chỉ cốt làm sao nuôi được gia đình. Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn.”

Kết cấu truyện được viết theo mạch sau đây : Hộ đang đọc báo (ở hiện tại) rồi hồi tưởng về quá khứ (để giới thiệu nhân vật, căn nguyên sự việc) sau đó trở về hiện tại. Từ nhắc Hộ tiền nợ tháng này. Truyện phát triển về tương lai : Hộ đi xuống phố và kết truyện là một cảnh nhà Hộ sáng hôm sau. Nhờ kết câu tâm lý-hồi tưởng, NC tái hiện được số phận của nhân vật trong một truyện ngắn. Vì thế truyện ngắn NC thường có dung lượng phản ánh thực tại rộng trong thời gian không gian. Mạch thời gian và không gian bị tước bỏ, chỉ còn lại rất ít.

Có sự kết hợp một cách tài năng giữa cách viết hồi tưởng với việc phân tích tâm lý, miêu tả sự việc và ngôn ngữ đối thoại, đặt trong những tình huống đặc biệt. Chẳng hạn, cảnh nhà Hộ sáng hôm sau. Khi tỉnh dậy, Hộ quan sát. Nhà cửa vẫn tươm tất. Hộ nhớ lại sự việc hồi hôm, rồi đến chỗ Từ nằm trên võng, kết bằng cảnh ba người cùng khóc, kết bằng một bài ca dao.

“Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. Hắn thấy mình mẩy đau như dần, đầu nặng, miệng khô và đắng. Cổ thì ráo và rát cháy. Hắn đưa tay với ấm nước ở trên bàn để uống. ấm nước đầy và nước hãy còn ấm. Ðó là sự ý tứ của Từ. Hộ hiểu thế, và lòng buồn nao nao. Bởi hắn lờ mờ nhớ ra rằng: hình như đêm qua hắn say rượu, đi la cà chán rồi về, lại gây sự với Từ; hình như hắn lại đánh cả Từ, đuổi Từ đi, rồi mới đóng cửa lại và đi ngủ... Hắn đột nhiên hoảng sợ, nhổm dậy, mắt nhớn nhác tìm Từ...

Bây giờ Từ đang thiếp đi trên võng, đứa con nhỏ nằm bên. Từ vốn dậy sớm quen. Sáng nay, chắc Từ mệt quá, vừa mới lịm đi, nên mới ngủ trưa như thế. Ðầu Từ ngoẹo về một bên. Một tay Từ trật ra ngoài mép võng, sã xuống, cái bàn tay hơi xòe ra lỏng lẻo. Dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não. Hắn bùi ngùi. Chao ôi! Trông Từ nằm thật đáng thương..”

________________________________________

ĐỀ : Viết về Nam Cao , nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hoàng Khung nhận xét : “ Một điểm đặc sắc cuả ngòi bút Nam cao là từ những sự việc rất tầm thường quen thuộc trong đời sống hằng ngày đã đặt ra những vấn đề xã hội có ý nghiã to lớn ‘

Bằng những hiểu biết về tác phẩm cuả Nam Cao , anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên .
( Đề thi học sinh giỏi Văn Đồng Nai 24.11.2004)



Nhập đề : giới thiệu Nam Cao , sự nghiệp văn chương , để dẫn đến đề : đặc điểm sáng tạo cuả NC
Thân bài :

1. Giải thích ý kiến Nguyễn Hoành khung :

a. Thuật ngữ “ngòi bút “ dùng để chỉ những sáng tác ( tác phẩm ) , cách thức tạo ra tác phẩm ( phương pháp sáng tác ) và những đặc điểm về phong cách. Nói đặc điểm ngòi bút Nam Cao là nói đến đặc điểm cuả cách xây dựng tác phẩm , đặc điểm cuả phương pháp sáng tácvà phong cách cuả Nam Cao

b. Đặc điểm ấy cuả NC là gì :
NC chọn chất liệu là những sự việc tầm thường cuả đời sống hàng ngày.
Nội dung , tư tưởng cuả NC là những vấn đề xã hội có ý nghiã to lớn.
Từ đó , ta hiểu phương pháp sáng tác cuả NC là chủ nghiã hiện thực

Đặc điểm này chi phôí nhiều yếu tố khác cuả quá trình sáng tạo như chọn lưạ nhân vật, kiểu ngôn ngữ , kiểu cấu trúc tác phẩm

2. Chứng minh :

a. Truyện Lão Hạc :

Chất liệu là sực việc Lão Hạc bán con chó : Việc bán chó diễn ra thế nào ? lai lịch con chó , tại sao phải bán chó , bán chó rồi Lão Hạc sống ra sao , từ đó dẫn đến cái chết cuả Lão Hạc.

Vấn đề xã hội có ý nghiã lớn lao là : làm thế nào để giữ được nhân cách. Lão Hạc đã phải chọn cái chết để giữ cho nhân cách không bị tha hoá .Nếu lão sống , lão phải ăn vào phần cuả con , hoặc sống nhờ ông giáo , hoặc theo Binh Tư đi ăn trộm. Lão nhất định không chấp nhận những giải pháp ấy .Lão giữ nhân cách bằng sự chọn lưạ cái chết dữ dội.

b. Truyện Đời Thưà :

Chất liệu là cảnh sống nheo nhóc cuả vợ con nhà văn. Tháng này tiêu xài nhiều chỉ mới mùng 10 đã hết lương.Vợ con nhịn sáng , nhịn quà , có khi nhịn cả bưã tối . cảnh sống này hiện diện trong Giăng Sáng , Những Chuyện Không Muốn Viết, Quên Điều độ, Cười, Nước Mắt ..và chất liệu : tính bốc đồng nghệ sĩ.

Vấn đề xã hội có ý nghiã lớn lao : Bi kịch người trí thức Tiểu Tư sản, muốn sống có ích lại trở thành người thưà , thành kẻ ác , kẻ bất lương đê tiện. Phải thay đổi xã hội cũ để cứu lấy nhà văn

3.Đánh giá nhận xét cuả Nguyễn Hoàng Khung :

a.Nguyễn Hoành Khung đã chỉ ra một đặc điểm quan trọng làm nên giá trị ngòi bút Nam Cao : từ chất liệu sự việc tầm thường trong đời sống hàng ngày , NC lại có khả năng sáng tạo nên tác phẩm đề cập đến những vấn đề xã hội có ý nghiã to lớn .( Ngô Tất Tố , Nguyễn Công Hoan , Vũ Trọng Phụng lại chon những sự việc to lớn : như nạn sưu thuế , đời sống tư sản thánh thị.)

b. Nhưng điều gì giúp NC sáng tạo được từ chất liệu tầm thường ? Đó là tấm lòng nhân đạo và chủ nghiã hiện thực mà ông đã chọn lưạ khi chỉ viết về “ những tiếng đau khổ từ những kiếp lầm than ‘, cùng với nỗ lực “ đào sâu suy nghĩ, tìm tòi , khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có “, tức là nỗ lực sáng tạo theo một con đường riêng.

Kết luận :
Sáng tác cuả NC là sự kết hợp cuả chủ nghiã hiện thực và chủ nghiã nhân đạo sâu sắc, nhưng NC có cách sáng tạo riêng , từ sự việc tầm thường trong đời sống hàng ngày mà tạo nên tác phẩm ,đặt ra những vấn đề xã hội có ý nghiã lớn lao .Có thể nói chính những quan niệm nghệ thuật tiến bộ đã làm nên giá trị ngòi bút Nam Cao

___________________________________

ÔN THI ĐH-NAM CAO- CHÍ PHÈO





KIẾN THỨC CƠ BẢN

Nam Cao (1915 - 1951) là bút danh của Trần Hữu Tri. Quê ở Đại Hoàng, Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước 1945, dạy học, viết văn, 1943 gia nhập Hội Văn Hóa Cứu quốc. Tham gia cướp chính quyền ở địa phương, 1946 làm phóng viên mặt trận miền Nam Trung Bộ. Sau đó lên Việt Bắc làm công tác Văn nghệ, 1951 hy sinh tại vùng địch hậu Liên khu III.


SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG

TRƯỚC CM THÁNG TÁM 1945
Nam Cao viết về 2 đề tài : Người nông dân và người trí thức tiểu tư sản

1. Đề tài người nông dân

TP chính : Lão Hạc, Chí Phèo, Đôi Móng Giò, Lang Rận, Tư Cách Mõ, Đói, Một Đám Cưới, Một Bưã No..
Nội dung, tư tưởng: Nam Cao miêu tả tình cảnh đói nghèo kiệt cùng cuả người nông dân. Lão Hạc phải ăn bã chó chết ( Lão Hạc, Đói, Một Đám Cưới ) , đồng thời miêu tả sự tha hóa cuả họ dưới xã hội TDPK ( Chí Phèo, Đôi Móng Giò, Tư cách Mõ, Trẻ Con Không Được Ăn Thịt Chó ..) TP đạt đến giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc

2. Đề tài người trí thức “ sống Mòn”

TP : Sống Mòn, Đời Thưà, Giăng Sáng, Quên Điều Độ, Mua Nhà, Cười, Nước Mắt, Những chuyện không muốn viết,..
Nội dung, Tư tưởng : Phản ánh cuộc sống đói nghèo bị nợ cơm áo ghì sát đất, cuộc sống túng quẫn nheo nhóc, bế tắc. Miêu tả những “ bi kịch tinh thần” cuả người trí thức Tiểu Tư sản : Người trí thức có hoài bão, có lý tưởng, muốn sống có ích như lại phải song “ đời thưà “. “ đời y cứ rỉ ra , cứ mốc lên cứ mòn đi, y chết mà chưa sống”. Qua đó thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc.

SAU CM THÁNG TÁM

NC nhiệt tình dùng ngòi bút phục vụ CM và kháng chiến. Đôi Mắt là tác phẩm tiêu biểu. Ông còn có nhật ký Ở Rừng . Ông hy sinh sớm nên chưa viết được nhiều.

NGHỆ THUẬT VIẾT TRUYỆN CUẢ NC
( SGK Văn 11 )

1. NC có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lý nhân vật
Ngòi bút ông thâm nhập vào những quá trình tâm lý phức tạp, những ngõ ngách sâu kín cuả tâm hồn; từ đó dựng nên những nhân vật tư tưởng , vưà có cá tính vưà có tầm khái quát. Theo mạch suy nghĩ cuả nhân vật, mạch truyện NC đảo lộn về thời gian , không gian, tạo những nối kết linh hoạt chặt chẽ. NC viết những đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm chân thật, sinh động

2. Truyện NC có tính triết lý sâu sắc
Ý nghiã triết lý toát lên từ cuộc sống, từ tâm tư đau đớn dằn vặt cuả nhân vật. Đọc truyện NC cần chú ý đến tư tưởng thể hiện ở nhân vật và những mệnh đề triết lý ông rút ra từ cuộc sống

3. Truyện NC luôn thay đổi giọng điệu.
Trong đó có 2 giọng cơ bản: giọng tự sự lạnh lùng với những đại từ nhân xưng có sắc thái dửng dưng hay khinh bỉ như : hắn, y, thị..; và giọng trữ tình sôi nổi tha thiết, mở đầu bằng những từ như : “ Chao ôi”, Hỡi Ôi “. Hai giọng văn này chuyển hoá qua lại tạo nên những trang văn thú vị. Ngoài ra còn tính cách đa thanh cuả giọng điệu ( vưà là giọng kể cuả tác giả, vưà là giọng cuả nhân vật, vưà là giọng cuả đám đông )

4. Cũng cần thấy đóng góp cuả NC về ngôn ngữ và thể loại truyện ngắn
Nam Cao đưa Truyện ngắn đạt đến độ hoàn thiện và và đạt tới tính hiện đại cuả thể loại
__________________________________________

ĐỀ ĐÃ RA THI

Tác giả Nam Cao

1. Trình bày quan điểm nghệ thuật cuả Nam cao. Chứng minh rằng NC đã thực hiện triệt để những quan điểm ấy trong sang tác cuả mình.

2.Trình bày ngắn gọn những hiểu biết cuả anh chị về con người và sự nghiệp văn học cuả Nam Cao.

3.Tóm tắt quá trình sáng tác cuả NC trước CM/ Tám.

Tác phẩm Đời Thưà

1.Phân tích nhân vật Hộ trong Đời Thưà để thấy được bi kịch tinh thần cuả người trí thức tiểu tư sản dưới chế độ xã hội cũ. Qua đó làm nổi bật giá trị hiện thực cuả tác phẩm ( CĐSO Hà Tây 98 )

2.Phân tích bi kịch tinh thần cuả Hộ trong Đời Thưà. Qua đó làm rõ tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ cuả ngòi bút Nam cao ( ĐH Đà Nẵng 99 )

3.” Miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ, tủi nhục cuả người Tiểu Tư sản, Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những quằn quại đau đớn trong tâm hồn họ và đặt ra những vấn đề có ý nghiã xã hội sâu sắc, vượt khỏi phạm vi cuả đề tài. Đó là cái bi kịch cuả những kẻ khao khát sống cuộc sống có ý nghiã chân chính mà cứ bị những lo lắng cơm áo hàng ngày giày vò, phải sống “ đời thưà “ vô nghiã” ( Tự điển văn học ). Phân tích Đời Thưà làm sáng tỏ nhận định trên.

4. Bình giảng đoạn văn :
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sang tạo những gì chưa có”(Đời Thừa)

Chứng minh rằng trước CM/8, NC đã thực hiện được những yêu cầu nói trên cuả văn chương trong sáng tác cuả mình.

Tác phẩm Chí Phèo .

1. Vì sao sau khi giết được kẻ thù Bá Kiến, Chí Phèo lại tự kết liễu đời mình? Từ bi kịch đó, hãy nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo đặc sắc cuả tác phẩm Chí Phèo. ( CĐSP Hà Tây 97 )

2.Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc truyện.
( ĐH. D. 2004- Học viện Ngân hàng 98 )

3.Phân tích nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo đặc sắc
cuả ngòi bút Nam Cao. ( * để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người cuả Chí Phèo)
( ĐH Luật hànội 97 )

4.Đoạn kết truyện Chí Phèo là một bi kịch đầy xót xa: Chí Phèo muốn trở lại làm người lương thiện mà không được. Chí đã đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Anh chị hãy nêu cảm nghĩ cuả mình về cảnh kết thúc ấy . ( ĐHQG Tp HCM 1997 )

5.Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái tỉnh hay say rượu ?Phân tích ý nghiã cái chết cuả Chí Phèo và Bá Kiến.( ĐH Ngoại Thương 98 )

6.Tư tưởng nhân đạo cuả NC trong Chí Phèo thể hiện ở khát vọng làm người cuả nhân vật chính. Trong truyện mấy lần Chí Phèo ý thức về nhân phẩm cuả mình ?Phân tích diễn biến từng lần . ( ĐH Đàlạt 99 )

7.” Tình yêu cuả Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh Chí Phèo mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời và anh hồi hộp hy vọng “( Giảng văn VHVN ).Phân tích mối tình Chí Phèo- Thị Nở làm sáng tỏ nhận định trên. ( CĐPhú Thọ 99 )

8.Sau khi ở tù về,Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần? Thuật lại ngắn gọn những gì xảy ra mội lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Phân tích ý nghiã tư tưởng và nghệ thuật những lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, qua đó nêu suy nghĩ cuả anh / chị về giá trị cuả tác phẩm Chí Phèo. ( ĐH Mở Hànội 2000 )

9.Phân tích làm sáng tỏ nhận định : “ Giá trị nổi bật cuả Chí Phèo là ở chỗ tác phẩm đã đi sâu vào nội tâm nhân vật, phát hiện và khẳng định nhân phẩm cuả Chí Phèo ngay cả khi nhân vật này đã mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính “ ( CĐ Lao Động Xã Hội .99)

10.TP Chí Phèo cuả NC đã có những tên gọi như thế nào ? Anh chị hãy cho ý kiến nhận xét về những tên gọi ấy. ( CĐSP hà Tĩnh 2000 )

_________________________________

TÁC PHẨM CHÍ PHÈO

1 Hoàn cảnh sáng tác : Chí Phèo lúc đầu có tên : Cái Lò Gạch Cũ. Khi in thành sách 1941, nhà xuất bản đổi tên là Đôi Lưá Xứng Đôi. Khi in lại trong tập Luống Cày( Hội văn Hoá Cứu Quốc xuất bản, Hà nội ,1946 ), Nam Cao đặt tên lại là Chí Phèo.

2. Tóm tắt nội dung tác phẩm

Chí Phèo vưà đi vưà chửi, chửi để gây sự, nhưng làng Vũ Đại không ai chửi nhau với Chí. Tức mình , Chí chửi đưá nào đã đẻ ra Chí, nhưng Chí cũng không biết “ đưá chết mẹ nào đã đẻ ra Chí “. Một người đi thả ống lương nhặt đựơc Chí “ trần truồng và xám ngắt “ trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không. Anh ta cho một người đàn bà goá mù, người này bán Chí cho một bác phó cối không con. Khi bác phó cối chết, hắn bơ vơ, đi ở đợ. 20 tuổi Chí làm canh điền cho bá Kiến. Chí bị Lý Kiến ghen, đẩy vào tù bảy tám năm

Ra tù hôm trươc, hôm sau đã ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó từ trưa đến xế chiều. Say khướt, hắn xách vỏ chai đến nhà Bá kiến chửi. Bị Lý Cường đánh, Chí lăn ra ăn vạ. Bá Kiến về, thấy cơ sự, nhớ lại trường hợp cuả Năm Thọ và Binh Chức năm xưa, cụ Bá xử nhũn với Chí, mời Chí vào nhà, giết gà mua rượu cho Chí uống và đãi thêm đồng bạc. Hắn ra về hả hê. Một đồng Bá Kiến cho, hắn uống rượu
Hắn uống rượu được ba hôm, đến hôm thứ tư, hắn lại vào quán uống rượu không có tiền. Chí doạ đốt nhà chủ quán. Chủ quán sợ quá phải bán rượu cho Chí. Hắn uống rượu với chuối xanh và muối trắng, rồi “đến nhà cụ Bá Kiến đòi nợ”. Gặp Bá Kiến Chí xin đi ở tù. Bá Kiến bảo Chí đến nhà Đội Tảo đòi được nợ thì có tiền. Hôm ấy Đội Tảo đang ốm liệt giường, vợ Đội Tảo lấy tiền đưa cho Chí. Ra về Chí dương dương tự đắc:” Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta “.Chí được Bá Kiến cắm cho 5 sào vườn ở bãi sông. Chí trở thành có nhà. Lúc ấy Chí đâu 27,28 tuổi.

Từ đấy Chí trở thành tay chân đắc lực cuả Bá Kiến. Hắn chỉ uống rượu và say. “ Những cơn say cuả hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài mênh mông.. Chưa bao giờ hắn tỉnh.. để nhớ rằng có hắn ở trên đời.. Hắn cũng không biết hắn là con quỷ dữ làng Vũ Đại, tác quái cho bao nhiêu dân làng” ,.. “ bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém. Mưu hại, người ta giao cho hắn làm! Những việc ấy chính là cuộc đời hắn “

Buổi tối hôm ấy Chí uống rượu ở nhà Tự Lãng về, thấy Thị Nở ngủ bên gốc chuối. Đó là người đàn bà “ xấu ma chê quỷ hờn “ lại dở hơi. Thị ra sông kín nước. Gió mát, thị tưạ vào gốc chuối ngủ. Chí xông vào hiếp thị. Thị chống cự và la lên nhưng bất lực. Hai đưá ngủ say dưới trăng. Nưả đêm Chí bị cảm lạnh, nôn mưả. Thị Nở dìu Chí vào lều, nấu cháo hành cho Chí Ăn và nhìn chí cười. Chí tỉnh rượu và tỉnh ra thân phận mình. Chí muốn sống chung với Thị Nở , muốn Thị là cầu nối đưa Chí trở lại sống chung với người lương thiện. Chí Phèo và Thị Nở sống với nhau như vợ chồng được 5 hôm.

Đến hôm thứ sáu, thị Nở đi hỏi ý kiến bà cô. Bà cô chửi thị và gạt phắt chuyện hôn nhân cuả Thị với Chí Phèo” Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đi đâm đầu lấy một thằng không cha.. Ai lại đi lấy một thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ”. Thị trở về gặp Chí và chửi hắn. Thị gạt hắn ngã xuống đất . Chí hiểu ra, hắn uống rượi rồi ôm mặt khóc rưng rức. Hắn xách dao đến nhà Bá Kiến. Lúc ấy Bá Kiến đang ghen với bà Tư. Thấy Chí đến, tưở hắn đòi tiến, Bá Kiến vứt cho Chí 5 hào bảo Chí đi. Chí bảo với Bá Kiến rằng Chí không đến đòi tiền mà muốn làm người lương thiện. Nhưng không thể được. Chí xông vào chém bá Kiến. và kêu làng. Khi người ta đến thì Chí đang nằm chết trên vũng máu, miệng còn ngáp ngáp muốn nói.

Người ta bàn tán về cái chết cuả Bá Kiến và Chí Phèo.Bà cô Thị Nở bảo con cháu” Phúc đời nhà máy nhé. Chả ôm ôm lấy ông Chí Phèo “. Thị Nở nghĩ ” Sao có lúc nó hiền như đất”.Rồi thị Nghĩ “ Nói dại, nếu mình có chưả, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào “. “ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch bỏ không, xa nhà cưả và vắng người qua lại”.

Chủ đề: Miêu tả số phận khốn cùng và quá trình tha hoá cuả Chí Phèo, Nam Cao tố cáo tội ác cuả giai cấp phong kiến và lên tiếng kêu cứu cho người lao động lương thiện ở nông thôn trước CM tháng Tám

PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CHÍ PHÈO
( THEO MẠCH TRUYỆN )
Bùi Công Thuấn . 02/08

1.Tâm trạng buồn

Đêm gần sáng Chí Phèo tỉnh dâỵ. Hắn muốn nôn mưả, móc họng va nôn thốc nôn tháo. Thị Nở đưa Chí vào nhà đặt trên chiếc chõng tre. Hắn lại thiếp ngủ. Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng từ lâu. “ Hăn bâng khuâng như tỉnh dậy..lòng mơ hồ buồn.”.. Hăn nghe những tiếng quen thuộc xung quanh. “ Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy..Chao ôi là buồn”. “ Tỉnh dâỵ hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời hắn! “

Nam Cao tô đậm tâm trạng buồn cuả Chí sau khi tỉnh rượu.
Chí buồn vì nhận ra Chí đã đánh mất quá khứ. “ Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ,. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm “

Chí buồn vì không có tương lai .”Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già cuả hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”

Buồn trước thực tại suy tàn bất lực: “ Hắn đã tới cái dốc bên kia cuả đời Những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đoạ cực nhọc.., một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hỏng nhiều “..” Hắn đâu còn mạnh nưã. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo . Xưa nay hắn chỉ sống bằng cướp giật doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, doạ nạt nưã thì sao ? “

Chí tỉnh rượu và thức tỉnh về về số phận mình. Đó là một số phận buồn, đáng buồn, vì không có một chút gì để hy vọng. Chí đã mất tất cả. mất ước mơ quá khứ. Tương lai cũng không có, bất lực trước thực tại

2. Tâm trạng ngạc nhiên và ăn năn

Trong khi Chí đang buồn về thân phận thì Thị Nở vào. Thị đem đến cho Chí bát cháo hành và ngồi nhìn Chí ăn. “ Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ướt.. Hắn thấy vưà vui vưà buồn. Và một cái gì nưã giống như là ăn năn”

Chí thức tỉnh về những tội ác mình đã làm. “ Xưa nay hắn chỉ sống bằng cướp giật và doạ nạt”. Khi nhận ra thân phận mình. Chí ăn năn. “ Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nưã “ .
Chính sự săn sóc cuả Thị Nở qua bát cháo hành đã giúp Chí nhận ra tình người, nhận ra tội ác mình đã gây ra cho bao người “..hắn là con quỷ dữ làng Vũ Đại, tác quái cho bao nhiêu dân làng…Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện”. “.. bát cháo hành cuả Thị Nở làm Chí suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù ? “

Từ đó Chí khao khát trở về cuộc sống lương thiện với mọi người: “Trời ơi ! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn..”

3. Tâm trạng vui và hạnh phúc.

Chí nghĩ đến việc Thị Nở có thể giúp Chí trở về đời sống lương thiện “ họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, than thiện cuả những người lương thiện “. Chí nhìn Thị Nở, thị im lặng cười tin cẩn.
“ hắn thấy tự nhiên nhẹ người “.

Có lẽ Chí tưởng thị hiểu những điều hắn nghĩ trong đầu và sẽ giúp Chí. Thế rồi Chí thử tìm phản ứng cuả thị. Chí ao ước :” Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ “ , Chí rủ thị : “ Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.” Hắn bấu véo thị. Thị lườm . “ Hắn thích chí khanh khách cười “, “ Hắn thấy lòng rất vui” Thị Nở e lệ làm Chí cười ngất. Nam Cao tô đậm tiếng cười cuả Chí. Chưa bao giờ Chí cười vui, thanh thản như vậy

Vì sao ? Đó là tiếng cười cuả một tâm hồn đã “ sạch tội “ sau khi đã “ăn năn thống hối “. Chí lại nhìn thấy tương lai được nhận vào xã hội bằng phẳng cuả những người lương thiện. Có cả cái hạnh phúc xác thịt cuả đêm qua với thị Nở. Chí nhắc lại với thị : “ Đ0ằng ấy có nhớ gì hôm qua không ? ‘

Quả thực Chí đã tìm thấy hạnh phúc và ước mơ, đã trở về cuộc sống lương thiện. Năm ngày sống với thị như vợ chồng , hắn “ cố uống cho thật ít.. để tỉnh táo mà yêu nhau. Đàn bà không có men như rượu, nhưng cũng làm say người. Và hắn say thị lắm “. Trong năm ngày ấy, Chí đã sống lương thiện, đã có nhà có gia đình hạnh phúc. Ước mơ cuả Chí ngày xưa đã thành hiện thực. Dự định tương lai cuả Chí được bắt đầu bằng những bước đi tốt đẹp

4. Tâm trạng bi phẫn

Càng hy vọng và hạnh phúc bao nhiêu Chí Phèo càng bi phẫn bấy nhiêu khi bị thị Nở cự tuyệt tình yêu

Thị Nở về hỏi ý kiến bà cô. Bà cô thị gạt hẳn : “ Đàn ông đã chết hết cả rồi sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha..Ai lại đi lấy thằng chì có một nghề là rạch mặt ăn vạ.Trời ơi nhục nhã ơi là nhục nhã..”. Và thị trút hết những lời ấy vào Chí rồi bỏ đi .Lúc đầu Chí nhạo cười Thị, rồi hình như hiểu, Chí ngẩn người. : “Hắn cứ ngồi ngẩn mặt không nói gì “ , rồi Chí sửng sốt đứng lên gọi thị lại. Chí chạy theo ,thị gạt Chí và giúi Chí ngã xuống sân. “ hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. Rồi Chí ống rượu , nhưng “ càng uống càng tỉnh. Tỉnh ra chao ôi buồn. Hắn môm mặt khóc rưng rức.Hắn ra đi với một con dao thắt ở lưng “

Đó là trạng thái thức tỉnh và bi phẫn tột cùng cuả Chí.

Nam Cao không miêu tả suy nghĩ nội tâm cuả Chí, mà chỉ miêu tả những biểu hiện tâm lý qua dáng vẻ, hành động : Ngẩn mặt, sửng sốt , hít hít thấy hơi cháo hành , ôm mặt khóc rưng rức . Chưa bao giờ Chí khóc, vậy mà giờ đây Chí ôm mặt khóc rưng rức. Khóc rưng rức là khóc rưng rưng , nhưng không nén nổi xúc động , thành ra khóc rưng rức. Đó là cái khóc thương thân. Chí thương thân Chí quá. Thân hận Chí sao mà đáng thương đấn vậy . Chỉ thức tỉnh về thân phận mình. Chí không thể sống chung với con người, dù với thị Nở, một người xấu đến độ ma chê quỷ hờn và ngẩn ngơ.

Nói khác đi , Chí đã bị gạt ra khỏi thế giới loài người. Khát vọng được sống lương thiện cuả Chí bị từ chối. Hành động xách dao ra đi cuả Chí là biểu hiện cuả bi kịch bị từ chối quyền làm người lương thiện. Điều này được Chí noí ra khi đến gặp bá Kiến : “Tao muốn làm người lương thiện”- “ Không được , ai cho tao lương thiện .. tao không thể là người lương thiện nưã ..”. Chí xông vào chém Bá kiến rồi tự sát. Chí chết trên ngưỡng cưả con đường trở về cuộc sống lương thiện, nhưng Chí không sao vượt qua được ngưỡng cưả ấy. Chí “… giãy đành đạch ở giưã bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược.Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng “. Cái tiếng Chí muốn nói ấy, ta hiểu , là Chí “muốn làm người lương thiện.” Bi kịch cả khi chết không nhắm mắt.

5. Giá trị cuả việc miêu tả tâm trạng

Miêu tả sự phức tạp trong tâm trạng cuả Chí chính là tài năng bậc thầy cuả Nam Cao. Nam Cao tạo được một bề dày tâm lý cho Chí, khiến nhân vật hiện lên có chiều sâu tâm thức, có bề rộng cuả hoàn cảnh xã hội, có sự quyết liệt cuả cuộc đấu tranh giai cấp, có ý nghiã triết học sâu xa về thân phận người

Quá trình diễn biến tâm trạng cuả Chí giúp ta hiểu bản chất lương thiện cuả Chí, khát vọng làm người luơng thiện cháy bỏng thế nào, và tính triết lý cuả vấn đề : làm người lương thiện rất khó. Bao giờ người lương thiện chưa thể sống lương thiện, thì tiếng kêu cuả Chí và tiếng nói nhân đạo cuả tác phẩm Chí Phèo vẫn sẽ tiếp tục vang dội lên trong tâm thức người đọc, thức tỉnh tâm thức xã hội.

_________________________________________

ĐỀ LUYỆN TẬP

Đề : Sau khi ở tù về , Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần ? Thuật lại ngắn gọn những gì xảy ra mỗi lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Phân tích ý nghiã tư tưởng cuả lần đến sau cùng. Qua đó nếu suy nghĩ về giá trị cuả tác phẩm

NỘI DUNG CHÍNH

I . Những lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến
Lần I :
Ở tù ra hôm trước , hôm sau Chí ngồi ở ngoài chợ uống rượu với thị chó từ trưa đến xế chiều , say khướt , hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tên tục cụ Bá ra chửi . “ hắn định đến đây nằm vạ “ , “ Chí nói bới BK : “ Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi “ .Bá Kiến mời Chí vào nhà uống nước , xử nhũn với hắn , giết gà mua rượu cho hắn uống , đãi thêm đồng bạc để về uống rượu .Ở nhà BK ra về , Chí vô cùng hả hê , hắn loạng choạng vưà đi vưà cười .

Ý nghiã : Chí còn tỉnh táo , chỉ mượn rượu để gây sự , Chí nhìn rõ kẻ thù và quyết tâm trả thù . Nhưng Bá Kiến rút kinh nghiệm với Năm Thọ , Binh Chức và đời làm tổng lý cuả hắn để xử nhũn với Chí . Chí không biết , vui vẻ ra về . Bá Kiến hoá giải ý định trả thù cuả Chí.

Lần 2 : hắn uống rượu được 3 ngày , đến ngày thứ tư thì gây sự với con mẹ hàng rượu rồi đến nhà BK gây sự : hắn nói với BK :”..Đi ở tù còn có cơm mà ăn , bây giờ về làng nước , một thước cắm dùi không có , chả làm gì nên ăn . Bẩm cụ , con lại đến kêu cụ , cụ lại cho con đi ở tù “” .. bẩm cụ không đượxc thì con phải đâm chết dăm ba thằng , rồi cụ bắt con giải huyện “ . Bá Kiến khích Chí đến đòi nợ Đội Tảo . Chí đòi được nợ cho BK , được BK cắm cho 5 sào vườn ở bãi sông . Chí Phèo bỗng thành ra có nhà. Hồi ấy hắn mới đâu 27,28.Chí Phèo ra về , cái mặt vênh vệnh . Hắn tự đắc : “ Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta “(32)

Ý nghiã : Chí trở thành công cụ đắc lực cho bá Kiến , rồi từ đó bao giờ hắn cũng say “ những cơn say cuả hắn tràn cơn này sang cơn khác , thành một cơn dài , mênh mông…Chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo , để nhớ rằng hắn có ở đời “. Chí trượt dài tên con đường tha hoá , trở thành “ con quỷ dữ làng Vũ Đại ‘Bao nhiêu việc ức hiếp , phá phách , đâm chem. , mưu hại , người ta giao cho hắn làm ! Những việc ấy chính là cuộc đời hắn “ ( tr.33 )

Lần 3 : Bị Thị Nở chửi rồi gạt cho ngã xuống đất , chí ngẩn người , rồi hiểu ra , chí uống rượu rồi ôm mặt khóc. Chí xách dao đến nhà BK đòi “ Tao muốn làm người lương thiện “- Không được . Ai cho tao lương thiện.? Tao không thể là người lương thiện nưã ..” Chí Phèo xông vào giết BK rồi tự sát.

Ý nghiã : Chí giết được kẻ thù nhưng bế tắc tự sát . Chí chết trong bi kịch bị tước đoạt quyền làm người lương thiện . Từ đó bật ra giá trị TP : Số phận người nông dân và tội ác cuả giai cấp thống trị trong xã hội cũ. Lòng xót thương cuả NC .Nam cao lên tiếng kêu cứu cho người lao động lương thiện bị tha hoá (Chí ). Cũng bộc lộ bế tắc cuả NC

II. Giá trị hiện thực cuả Chí Phèo :

Giá trị hiện thực cuà TP là giá trị phản ánh hiện thực , TP có góp phần cải tạo hiện thực không , thái độ cuả nhà văn với hiện thực thế nào .

Chí Phèo phản ánh xã hội cũ với hai đối tượng : giai cấp thống trị ( điển hình là Bá Kiến ) và cuộc sống cuả người nông dân ( điển hình là Chí Phèo ) và cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giưã người nông dân và gc thống trị . Nam Cao tố cáo tội ác cuả gc thống trị và lên tiếng kêu cứu cho người nông dân

Tố cáo tội ác giai cấp thống trị
Bá Kiến , một tên gian hùng : Bốn đời làm tổng lý , già đời đục khoét với rất nhiều thủ đoạn Thâm hiểm. BK dung sự tàn bạo để thống trị và bóc lột.Đẩy người lương thiện vào con đường tội ác , để rồi biến họ thành công cụ tội ác cho hắn , hắn bao che tội ác cho chúng : Sẵn sàng cho đi tù , dung bọn đầu bò để tác oai tác quái “Khi cần chỉ cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình .. nó lưà đốt nhà hay cho mấy nhát dao . quăng chai rượu lậu , gây sự rồi kêu làng . Có chúng sinh sự thì mới có dịp mà ăn.( 28 ) ..kể ăn thì cũng dễ ăn nhưng không phải hễ mà làm lý trưởng thì cứ việc ngồi mà khoét .Thầy điạ lý bảo đất làng này vào cái thế quần ngư tranh thực .. mồi thì ngon đấy nhưng năm bè bảy mối..(22)

BK đặc biệt gây tội ác với Năm Thọ , Binh Chức và Chí Phèo : làm tha hoá người lương thiện , biến người nông dân lương thiện thành công cụ tội ác cuả BK .

Phơi bày tình cảnh bi thảm cuả người nông dân : ( Năm Thọ , Binh Chức , Chí Phèo )

Chí Phèo vô cớ bị BK cho đi tù. Về làng không thể sống nổi : “ Đi ở tù còn có cơm mà ăn , bây giờ về làng nước , một thước cắm dùi không có , chả làm gì nên ăn . Bẩm cụ , con lại đến kêu cụ , cụ lại cho con đi ở tù” . Nhà tù TD , cùng với tình cảnh khốn cùng , dưới thủ đoạn hiểm độc cuả BK , Chí bị đẩy vào con đường lưu manh. Chí bị tha hoá , bị huỷ hoại cả nhân hình , nhân tính , bị tước đoạt quyền làm người lương thiện để rồi chết quằn quại trên vũng máu , chết trong bi kịch , chết tuyệt vọng.

Người lao động cam chịu bị thống trị bóc lột thì sống còn thức tỉnh đòi quyền sống lương thiện thì bị tiêu diệt

Phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt giưã người nông dân và GC thống trị

Nam cao tập trung miêu tả cuộc đấu tranh cuả người nông dân với gc thống trị .Ở tù ra Chí tìm đến nhà BK để “ liều chết với bố con nhà “ BK . kết thúc tác phẩm , Chí giết được kẻ thù , nhưng bế tắc phải tự sát .Nhưng cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục : “ tre già măng mọc “ BK chết có Lý Cường thay , Chí Phèo chết , một Chí Phèo con lại ra đời .Người nông dân lương thiện lại tiếp tục kiếp tá điền , sẵn sang bị cho đi ở tù . Rồi như một quy luật ” mười thằng đã đi ra thì chin thằng trở về với cái vẻ hung đồ.. ( 27 ) . Họ không thoát được tay những thằng “ khôn róc đời” như Bá Kiến , để rồi trở thành công cụ tội ác . Có muốn làm người lương thiện cũng không được.

Chí Phèo đã phản ánh chân thật và sâu sắc một mâu thuẫn cuả giai đoạn 30 45 : mâu thuẫn giưã nhân dân lao động và gc thống trị bóc lột. Cần phải có một cuộc CM, đánh đổ gc thống trị , thay đổi xã hội cũ , mới có thể cứu được nhân dân lao động.

III. Giá trị nhân đạo cuả Chí Phèo

Chia xẻ , cảm thông sâu sắc nỗi thống khổ cuả người nông dân
Nam Cao chia xẻ nỗi nhục nhã khi Chí bị bà ba kêu lên bóp chân , miêu tả tận cùng nỗi đau đớn trong thẳm sâu tâm hồn khi Chí ngồi ôm mặt khóc rưng rức , thương thân , tuyệt vọng , chia xẻ caí khát vọng cháy bỏng muốn làm người lương thiện .. Thảm cảnh Binh Chức mất vợ, nỗi niềm sâu xa cuả Thị Nở khi ăn nằm với Chí và nỗi uất nghẹn khi phải cự tuyệt tình yêu với Chí .

Điều sâu sắc là NC phát hiện và khẳng định phẩm chất lương thiện cuả Chí và khát vọng muốn làm người lương thiện cuả Chi ngay cả khi Chí đã bị tha hoá mất cả nhân hình và nhân tính

NC lên tiếng đòi quyền sống cho người lương thiện ,

NC để cho các nhân vật phản kháng tự phát , họ không còn cách nào khác , họ phải liều mạng Nhưng thực ra , họ lại tiếp tục bị gc thống trị tha hoá : Năm Thọ , Binh Chức , Chí Phèo .

Nhưng NC cũng chỉ ra rằng muốn cứu những con người lương thiện ấy thì phải thay đổi cái xã hội tàn ác ấy. Bởi vì trong cái xã hội ấy “ bằng ấy cánh du lại với nhau để bóc lột con em “ còn “ bọn dân hiền lành chỉ è cổ ra làm nuôi bọn lý hào ..” ( 27 )

Thái độ cuả NC là tiến bộ khi đứng về những kiếp lầm than mà lên tiếng, tuy vậy NC vẫn bế tắc trong giải pháp. NC chưa vươn tới chủ nghiã nhân đạo CM

______________________________

Đề : Tư tưởng nhân đạo cuả NC thể hiện trong khát vọng làm người cuả nhân vật Chí Phèo.
Trong truyện , mấy lần Chí Phèo ý thức về nhân phẩm cuả mình ? Diễn biến mỗi lần ?


NỘI DUNG CHÍNH

I. Khái niệm nhân phẩm :

Nhân phẩm là phẩm giá cuả con người , tức là những giá trị cuả một người được xã hội công nhân. Nhân phẩm được đánh giá theo chuẩn mực đạo đức, đồng thời cũng được pháp luật bảo vệ .

Chuẩn mực cuả nhân phẩm là phẩm chất và giá trị cuả người lao động lương thiện.Những kẻ phạm pháp không còn nhân phẩm , người ta có thể bắt giam , đánh đập ,Rồi tử hình . Những cô gái mãi dâm không còn nhân phẩm phải đưa vào trường phục hồi nhân phẩm giáo dục những phẩm chất và giá trị làm người lương thiện .

Tình trạng nhân phẩm cuả Chí Phèo : Chí ở tù ra , đã mất một phần nhân phẩm , rồi bị tha hoá mất hẳng nhân hình , nhân tính , bị mọi người coi là “ con quỷ dữ làng Vũ Đại “ , Chí không còn nhân phẩm , tức là những phẩm giá để xã hội coi Chí là một con người .

Thực ra Chí cũng không ý thức về nhân phẩm vì Chí say đến nỗi không còn biết mình có mặt trên đời. Chí sống với mọi người nhưng lại vi phạm vào những giá trị làm người , giá trị đạo đức luật pháp ( say rượu ăn vạ, đốt nhà mẹ bán rượu , cưỡng hiếp Thị Nở .. )

II. Tư tưởng nhân đạo cuả Nam cao

Thể hiện ở khát vọng làm người lương thiện cuả Chí , mà cốt lõi là ý thức về nhân phẩm.Trong tp , Chí 3 lần ý thức về nhân phẩm :

Lần thứ nhất : Sau khi tỉnh rượu , được Thị Nở cho ăn cháo hành , Chí xúc động vì lần đầu tiên được săn sóc bởi một người đàn bà . Chí nhớ lại việc mình bị bà ba vợ bá Kiến bắt lên bóp chân“ cái con quỷ cái hay bóp hắn bóp chân mà lại bóp lên trên , trên nưã nó chỉ nghĩ đến sao cho thoả nó..Bị một con đàn bà gọi lên bóp chân ! Hắn thấy nhục hơn là thích “ vì “ con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng “ , “ thấy hắn dung dằng , bà mắng xơi xới vào mặt , hắn chỉ thấy nhục “ ( tr.45,46 )

Nhục là trạng thái nhân phẩm bị xúc phạm , vì phải “ làm những việc không chính đáng “.Công việc cuả Chí là làm canh điền như những người nông dân khác .Chí cũng từng ước mơ “ Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ . Chồng cuốc mướn cày thuê , vợ dệt vải , chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng .Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm ‘(43)

Trạng thái nhục cuả Chí và cử chỉ dung dằng không làm theo lời bà Ba , giúp người đọc hiểu nhân phẩm cuả Chí lúc ấy là nhân phẩm một người nông dân lương thiện . Chí ý thức rõ về nhân phẩm cuả mình .Cũng vì điều này. Chí bị BK ghen , cho đi ở tù

Lần thứ hai : Sau khi tỉnh rượu , nhìn Thị Nở mang cháo hành đến cho mình , Chí ngạc nhiên . “ hết ngạc nhiên thì hắn thấy mình hình như ươn ướt “ , bởi vì đây là lần thứ nhất Chí được một người đàn bà cho . “ Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt “ (46) .” hắn thấy vưà vui vưà buồn . và một cái gì nưã , giống như là ăn năn ..Người ta hay hối hận về tội ác khi không còn đủ sức mà ác nưã “

Chí ý thức rõ về nhân phẩm cuả mình , bây giờ Chí là kẻ ác , kẻ làm ác , Chí không còn nhân phẩm . Chí ăn năn : đó là trạng thái phục hồi nhân phẩm . “ Chí thèm lương thiện , hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao ..Họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng , thân thiện cuả những người lương thiện “ ( cái xã hội mà Chí đã làm xáo trộn, bị mọi người xa lánh ) (46) Chí nghĩ rằng Thị Nở sẽ mở đường cho Chí , hắn nhìn Thị Nở cười mà thấy tự nhiên nhẹ người .

Năm ngày sống với Thị Nở , Chí đã thực sự thực hiện được ướ`c mơ cuả mình : có một gia đình , có nhà có vườn.Chí sống lương thiện như mọi người lương thiện khác. Điều này lộ ra bản chất cuả Chí là người lương thiện , khát vọng cháy bỏng cuả Chí là trở về cuộc đời lương thiện

Lần thứ 3 :Thị Nở đi gặp bà cô . bà bảo thị “ Đàn ông chết hết cả rồi sao , mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha . Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ. Trời ơi nhục nhã ơi là nhục nhã “(48) “ đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn , ai lại đi lấy thằng Chí Phèo “ .Nghe thế thị lộn ruột , Thị chạy sang nhà Chí Phèo , chửu hắn một trận “ trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô “ .” hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu . Hắn bỗng ngẩn người .Sau khi Thị Nở gạt hắn ngã xuống đất rồi bỏ đi . Hắn uống rượu .”càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra , chao ôi buồn. Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành.Hắn ôm mặt khóc rưng rức , rồi lại uống , lại uống “

Tuy NC không miêu tả trực tiếp Chí đang nghĩ gì , Chí hiểu gì , vì sao Chí khóc , nhưng người đọc hiểu được rằng Chí ý thức rõ về thân phận một hằng không cha không mẹ , chỉ có nghề rạch mặt ăn vạ, con đường nhờ Thị Nở mở đường cho Chí trở về đời sống lương thiện đã đóng lại. Chí thương thân và tuyệt vọng ..Chí ý thức rõ “ không thể là người lương thiện ‘ tức là ý thức mình bị tước đoạt quyền sống làm người lương thiên . Trong trạng thái bi phẫn , Chí xách dao đi .Ngay cả khi đã chết miện Chí vẫn còn không nguôi khát vọng làm người lương thiện

II. Việc miêu tả Chí ý thức về nhân phẩm

Trong qua 1trình miêu tả sự vận động tâm lý cuả Chí , Nam Cao tập trung miêu tả nguyên nhân làm cho Chí bị tha hoá và sáng tạo tình huống Chí gặp Thị Nở , được Thị Nở chăm sóc , tình yêu thương cuả Thị Nở giúp Chí thức tỉnh . Trong quá trình thức tỉnh , điều quan trọng là Chí phục hồi ý thức về nhân phẩm

Chính nhờ việc NC miêu tả Chí ý thức về nhân phẩm mà người đọc nhận ra bản chất cuả Chí là lương thiện. Tình cảnh cuả Chí là đáng thương. Cái bi kịch cuả Chí lộ ra giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cuả tác phẩm . Tiếng nói nhân đạo cuả NC trong tác phẩm là sâu sắc , vươn tới tầm tư tưởng.

_____________________________

Đề : Phân tích nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo cuả Nam Cao


NỘI DUNG CHÍNH

I. Lai lịch bá Kiến

Nam Cao miêu tả rất kỹ lai lịch Bá Kiến qua suy nghĩ cuả chính BK , BK tự hào về lai lịch ấy : BK là Tiên Chỉ làng Vũ Đại , Chánh hội đồng Kỳ hào , Huyện hào , Bắc kỳ nhân dân đại biểu , khét tiếng đến cả trong hàng huyện (21) Bốn đời làm tổng lý, già đời đục khoét (22)

Bá Kiến có giọng rất sang , có nụ cười Tào Tháo. Nhà kín cổng cao tường , có 4 bà vợ , nhiều chó dử ( 3 con ) “ Cụ năm nay đã ngoài 60, giá yếu quá “ nhưng vẫn còn ghen với bà Tư và muốn cho tất cả bọn trai trẻ đi tù

BK đầy uy quyền : chỉ quát một tiếng , mọi người ra về hết .Chí Phèo liều nhưng vẫn biết sợ BK .Biết ứng xử khôn ngoan có lợi cho mình

II. NC tập trung miêu tả những thủ đoạn tội ác cuả BK

NC không miêu tả cuộc sống riêng tư hưởng thụ cua 3 BK mà tập trung miêu tả những thủ đoạn tội ác và tâm điạ cuả hắn

Làm Lý trưởng, Chánh tổng là để ăn.

Hắn phải bỏ ra ba bốn nghìn bạc để chạy chọt tranh cái triện đồng. Làm Chánh tổng không phải việc dễ .. kể ăn thì cũng dễ ăn nhưng không phải hễ mà làm Lý trưởng thì cứ việc ngồi mà khoét (22) Đất làng này vào cái thế quần ngư tranh thực.Mồi thì ngon , nhưng năm bẻ bảy mối , bè nào cũng muốn ăn. Cánh cụ Bá Kiến , cánh ông Đội tảo , cánh ông Tư Đạm , cánh ông Bát Tùng . Bằng ấy cánh du lại bóc lột con em .

Bá kiến là một tên nham hiểm, tàn bạo , bất nhân , dâm ô

Hắn biết tuỳ cơ mà cứng rắn hay mềm mỏng ( xử nhũn với Chí , biết chiều theo yêu cầu Năm Thọ Binh Chức , biết kích Chí đi đòi nợ đội tão ..)

Nhiều thủ đoạn , biết nắm thằng có tóc , biết rằng già néo đứt dây . “ một người khôn ngoan chỉ bóp đến nưả chừng.. ngấm ngầm đẩy người ta xuống song , nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn”. Trị không lợi thì ông dùng : Biết dùng thằng đầu bò để trị thằng đầu bò , sẵn sàng cho đi tù.

Hắn nhiều kinh nghiệm : “ những thằng có máu mặt , vợ đẹp con đàn , chính là những thằng sợ quan và dễ bóp ; trái lạ những thằng tứ cô vô thân, giết chúng thì dễ , nhưng giết được , chỉ còn có xương mà gây với chúng là mở một dịp tốt để cho các phe nghịch xoay lại mình” (27)

Là kẻ gây ra bao tội ác
BK trực tiếp là người gây tội ác với Năm Thọ , Binh Chức và Chí Phèo : cuớp vợ con Binh Chức , cho Chí Đi tù , biến Chí thành công cụ tội ác huỷ hoại cả nhân hình nhân tính cuả Chí ; Thủ đoạn chính cuả BK là đẩy họ đến bước đường cùng để rồi bị tha hoá và cam tâm làm tay sai, làm công cụ tội ác cho BK. : Chí vô cớ bị đi tù , về làng thước đất cắm dùi không có không biết làm gì nên ăn , bị BK khích đi đòi nợ Đội tảo . Binh chức cũng thành chỗ chân tay được BK bao che :

“ những thằng ấy chính là những thằng được việc. Khi cần đến , chỉ cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào .. đốt nhà hay cho mấy nhát dao.. quăng chai rượu lậu hoặc gây sự rồi lăn ra kêu làng. Có chúng nó sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn “ ( 28)

Qua Chí Phèo , bá Kiến gây nên bao nhiêu là tội ác : “ Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp . đập nát bao nhiêu cảnh yên vui . đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc làm chảy máu và nước mắt cuả bao nhiêu người lương thiện”..”” bao nhiêu việc ức hiếp , phá phách , đâm chem. , mưu hại người ta giao cho hắn làm ..”

Số phận cuả BK
BK chết vì chính công cụ tội ác cuả hắn .
Thực ra đây là giải pháp cuả NC .NC để chi Chí giết BK , đẩy cuộc đấu tranh lên đỉnh điểm quyết liệt làm lộ ra tư tưởng cuả tp . BK là người khôn ngoan , nhà kín cổng cao tường nhiều cho dữ , không dễ gì Chí ra vào như chỗ không người .

II. Tính cách điển hình cuả BK

BK đạt đến tầm vóc một nhân vật điển hình cho gc thống trị ở nông thôn trước CM/8

BK có những nét cá thể hoá : cười Tào tháo , bao giờ cũng quát để thử dây thần kinh cuả người khác . Có 4 bà vợ. Già rồi nhưng còn ghen với bọn trai làng . NC miêu tả kỹ lai lịch , tính cách , thủ đoạn ..

BK điển hình cho gc thống trị ở nông thôn : mua chức để nắm quyền , dùng những thủ đoạn tội ác để củng cố quyền lực . Làm lý trưởng là để ăn . Bỉ ổi ( với vợ Binh Chức ) , tàn bạo ( sẵn sang thí mạng Chí Phèo ) , hưởng thụ trên máu và nước mắt cuả nhân dân ( 4 vợ , lo cho Lý Cường làm Lý trưởng . Điển hình cho kẻ gây ra tội ác với nhân dân ( tha hoá họ, biến họ làm công cụ tội ác )

Thái độ cuả NC :
Vạch trần bản chất , thủ đoạn , tội ác cuả BK . Chỉ rõ BK là nguyên nhân mọi nỗi thống khổ cuả nông dân xưa . Còn những kẻ như BK , người nông dân không thể sống lương thiện .

Ngòi bút NC miêu tả từ bên trong nhân vật ( đoạn hồi tưởng rút kinh nghiện từ Năm Thọ , Binh Chức ) , cùng với những nhận xét cuả mọi người ( phần kết truyện sau khi BK chết ) và lời bình cuả tác giả .

NC đặt BK vào những tình huống quyết liệt , trong cuộc đấu tranh giai cấp ngàn đời
ở nông thôn xưa , từ đó nhân vật bộc lộ ra bản chất : đối xử với Năm Thọ , Binh Chức , Chí Phèo , Đội Tảo …
_______________________________

Đề : Chí Phèo và Vợ Nhặt đều viết về tình cảnh người nông dân trước CM tháng 8 / 1945.
Anh chị hãy :
a. Phân tích những khám phá riêng cuả mỗi tác giả về số phận và cảnh ngộ
cuả người nông dân trong từng tác phẩm
b.Chỉ ra sự khác nhau trong cách kết thúc cuả hai thiên truyện . Giải thích
vì sao có sự khác nhau ấy . Nêu ý nghiã cuả mỗi cách kết thúc
c. Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo cuả mỗi tác phẩm
( ĐHSP Hanoi . khối C, N – 2001-2002 )

NỘI DUNG CHÍNH

I Những khám phá riêng cuả mỗi tác giả :

1. Nam Cao trong Chí Phèo :

Cảnh ngộ : ( Cảnh ngộ là hoàn cảnh đang gặp phải – Trong tp , từ lúc Chí xuất hiện đến khi chết là tình trạng huỷ hoại cả nhân hình nhân tính ) Chí bị BK đẩy vào tình trạng tha hoá , bị huỷ hoại cả nhân hình , nhân tính, trở thành công cụ tội ác cho BK . Nhờ Thị Nở , Chí thức tỉnh và hy vọng , nhưng tuyệt vọng trong bi kịch bị tước đoạt quyền làm người lương thiện .

Số phận cuả Chí : Chí là một đưá trẻ mồ côi , lớn lên làm canh điền , là người nông dân lương thiện , bị BK cho đi tù , ra tù không sống nổi , thành công cụ tội ác cho Bá Kiến , chết trong bi kịch .Đó là một số phận khốn khổ , bi thảm , bị thống trị bóc lột , bị huỷ hoại nhân tính , bị tha hóa , bị tước đoạt quyền làm người lương thiện . Số phận Chí phản ánh một bộ phận nông dân trước CM/8 bị đẩy vào con đường lưu manh hoá , bị tha hoá , bế tác.

2. Kim Lân trong Vợ Nhặt :

Cảnh ngộ : người nông dân trong thảm trạng chết đói 1945 , lại phải cưu mang thêm miệng ăn . Một nỗi âu lo bao trùm .Cái đói huỷ hoại mọi giá trị nhân phẩm .

Số phận :Nghèo khó suốt đời , ngụ cư , hậu quả cuả thống trị bóc lột : “ đằng nó bắt giồng đay , đằng nó bắt đóng thuế “ .Tràng không lấy nổi vợ. Người vợ nhặt không gia cư , thất nghiệp , đói tơi tả , theo không Tràng về làm vợ . nhưng số phận cuả họ mở ra , Tràng hướng về Việt Minh

II. Sự khác nhau trong cách kế`t thúc :

Cách kết thúc :
Nam cao .kết thúc Chí Phèo là cảnh người ta bàn tán về cái chết cuả Chí Phèo và BK, Thị Nở nhìn xuống bụng.Thị thấy thấp thoáng cái lò gạch cũ bỏ không và vắng người qua lại

Kim Lân kết thúc bằng chi tiết : trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc Nhật . Hình ảnh này train ngược với cảnh lo âu và chết đói trong truyện

Giải thích :

Do hoàn cảnh sáng tác và phương pháp sáng tác :
Chí Phèo được viết (1940, in 1941) trước 1945, tình cảnh xã hội VN đang bị TDPKFX thống trị , cuộc sống nhân dân lao động tăm tối . PP sáng tá cuả Chí Phèo l;à PH Hiện Thực Phê Phán , nhà văn miêu tả bề trái hiện thực nhằm mục đích phê phán xã hội

Vợ Nhặt được viết sau 1945, khi nhân dân lao động đã được giải phóng. PP sáng tác là PH Hiện Thực XHCN , nhà văn miêu tả hiện thực CM kết hợp với lãng mạn CM , chỉ ra hướng đi lên cuả xh.

Ý nghiã mỗi cách kết thúc

Chí Phèo kết thúc tạo nên kết cấu vòng tròn , thể hiện sự bế tắc cuả số phận người nông dân , đồng thời cho thấy hiện tượng Chí Phèo vẫn tồn tại trong xh cũ .

Kết thúc Vợ Nhặt mở ra hướng giải thoát số phận các nhân vật . Chỉ ra con đường sống cuả nhân dân lao động là đi theo CM

III. Tư tưởng nhân đạo cuả mỗi tác giả :

Cả hai tác phẩm đều yêu thương , cảm thông người lao động , đều khẳng định những phẩm chất khát vọng cuả họ , đều lên tiếng tố cáo sự chà đạp lên nhân phẩm..Nhưng mỗi tp có đặc sắc riêng.

Nam Cao : Chí Phèo là tiếng kêu cứu cho người lao động lương thiện đang bị chà đạp nhân tính ,
bị tước quyền sống làm người lương thiện . NC chỉ rõ chính xh cũ , chính giai cấp thống trị bóc lột là kẻ gây ra tội ác đối với người lao động , đấu tranh tự phát như Chí không thay đổi được gì .Tre gia măng mọc.Cần phải thay đổi xh cũ.

Kim Lân : Lòng nhân ái , có tình người là có tất cả : “ Tôi muốn độc giả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi nưã thì tình người vẫn vượt lên tất cả. Có tình người là có cuộc sống , có tình người là có hy vọng tương lai..Đó là chủ đề , là bản chất nhân đạo ..( Kim Lân , Văn Nghệ Trẻ 26/3/2000 )

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo , người lao động vẫn cưu mang đùm bọc nhau. Họ luôn khát khao sống , khát khao hạnh phúc và hướng về tương lai , vuợt qua thảm cảnh .Chỉ có CM mới giải phóng được nhân dân lao động

________________________________

Đề : “ Tình yêu Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh Chí Phèo mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người trở lại cuộc đời và anh hồi hộp hy vọng ‘.
Phân tích mối tình Thị Nở - Chí Phèo để làm sáng tỏ nhận định trên.


NỘI DUNG CHÍNH

I.Tình trạng cuả Chí trước khi gặp Thị Nở :

Không thức tỉnh : Chí say bất tận “ chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo , để nhớ rằng có hắn ở đời “ Chí gây ra bao nhiêu tội ác trong lúc say ; “ hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp , đập nát bao nhiêu cảnh an vui , đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc , làm chảy máu và nước mắt cuả bao nhiêu người lương thiện. Hắn biết đâu hắn làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say “ ( 33) . Chí không hề có ý thức cuả một con người

Bị tha hoá : Chí là con vật lạ , là con quỷ dữ làng Vũ Đại , bị mọi người xa lánh .

Tuyệt vọng : Cuộc đời Chí cứ tuột dốc trên con đường tội ác và tha hoá không sao dừng lại được. Đó là sự tuyệt vọng . Chỉ khi thức tỉnh Chí mới nhận ra ( mất quà khứ , hiện tại là kẻ ác , tương lai cô độc , bệnh tật )

II. Tình yêu cuả Thị Nở :

Gặp gỡ Thị Nở - Chí Phèo : ( kể lại ) Chí uống rượu say ở nhà Tự Lãng . Trên đường về , Chí gặp TN đang ngủ dưới gốc cây chuối . Thị đi lấy nước ở ngoài sông . Trăng thanh gió mát làm thị ngủ quên. Tai nạn xảy ra với thị. Nưả đêm Chí nôn thốc nôn tháo , TN đưa Chí vào lều , nấu cháo cho Chí ăn. Chí tỉnh rượu , vu đuà với Thị . Chí rủ thị sang ở chung. TN sang nhà Chi ở , làm thành một cặp xứng đôi vưà lưá , được 5 ngày , TN nghe lời bà cô từ chối tình yêu cuả Chí . Chí ôm mặt khóc.

Tình yêu cuả Thị Nở : Gặp gở TN-CP khởi đầu là một hành vi bản năng cưỡng bức, nó trở thành tình nghiã .” cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương , còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình . Giả thử đêm qua không có thị thì hắn chết. Thị thấy như là yêu hắn : đó là một cái lòng yêu cuả người làm ơn. Nhưng cũng có cả lòng yêu cuả người chịu ơn . Một người như thị Nở càng không thể quên được. Cho nên thị nghĩ : bỏ hắn lúc này thì cũng bạc . Dù sao cũng đã ăn nằm với nhau “ (44)

Tình nghiã ấy hướng dẫn toàn bộ hành động thị và biểu hiện bằng việc nấu cháo hành cho Chí ăn Ngồi chăm sóc Chí lúc Chí ăn , đáp lại những nguyện vọng yêu cầu cuả Chí .Tô cháo hành kết tinh tất cả tình nghiã ấy . Vì thế khi bị Thị Nở từ chối tình yêu , Chí thấy thoang thoảng mùi cháo hành , tức là tình nghiã , hạnh phúc và tất cả ước mơcuả Chí đã mất .

Tình yêu cuả Thị Nở làm Chí thức tỉnh :

Tỉnh rượu nhờ ăn cháo hành ( mà cháo hành là tình nghiã cuả Thị Nở ) Chí vã mồ hôi từng giọt , “ hắn thấy long thành trẻ con , Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ “ con người khao khát tình thương yêu.

Thức tỉnh cảnh ngộ
Nghe tiếng cuộc sống xung quanh , Chí nhận ra mình mất quá khứ , “ hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ . Chồng cuốc mướn cày thuê , vợ dệt vải , chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng “ ( 43)

Thực tại và tương lai đen tối : “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc.. tuổi già cuả hắn .đói rét và ốm đau và cô độc , cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau ..và có lúc hắn ngẫm mình mà lo .. hắn mơ hồ rằng sẽ có một lúc người ta không thể liều được nưã “

Thức tỉnh nhân phẩm

Thị Nở cho Chí ăn cháo, Chí khóc và ăn năn, vì Chí đã sống ác.” Xưa nay hắn chỉ sống bằng cườp giật và doạ nạt “. Chí phục hồi nhân phẩm dần dần

Thị Nở cho Chí ăn Cháo, Chí nhớ đến việc bà ba bắt hắn bóp đùi chỉ thấy nhục vì Chí phải làm một việc không chính đáng “. Đó là bản chất lương thiện cuả Chí.Từ đó chí them lương thiện, Chí khao khát được sống lương thiện.

Khi bị Thị Nở từ chối tình yêu, Chí hiểu rõ thân phận mình, bị tước quyền sống lương thiện, Chí lâm vào bi kịch.

Mở đường cho Chí trở lại làm người trở lại với cuộc đời

Từ khát vọng lương thiện , Chí nghĩ Thị Nở có thể giúp Chí : “ Thị Nở sẽ mở đường cho hắn , thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng , thân thiện cuả những người lương thiện “ Nghĩ vậy Chí băn khoăn nhìn thị. Thị Nở cười, Chí thấy nhẹ người. ( có lẽ Chí tưởng Thị Nở hiểu và nhận lời giúp hắn )

Chí hành động : mở lời với thị : “ Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ “ tức là được sống bình an , được yêu thương và chăm sóc. Chí bước một bước nưã :” Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui “ . Rồi Chí cười khanh khách, lòng hắn rất vui, rồi lại cười ngất khi làm thị thẹn thùng..Chí tỏ tình

Thị Nở mở đường : Thị sang sống chung với Chí. Thị sống với Chí được thì mọi người cũng sẽ sống với Chí được.Đó là bước thứ nhất trên con đường trở về. Thị sẽ là người bảo lãnh cho Chí với mọi người. Chí đã sống được năm ngày lương thiện, tỉnh táo và thực hiện được ước mơ cuả mình : có một gia đình ..Nếu mọi việc cứ vậy mà tiến triển con đường trở về cuả Chí sẽ tốt đẹp

Chì hồi hộp hy vọng
Điều làm Chí hồi hộp là không biết việc trở về cuả Chí có được thị Nở và mọi người chấp nhận không, Thị Nở có giúp Chí không. Bởi Thị Nở là người dở hơi, Thị không có ý thức đúng đắn. Hơn nưã việc hôn nhân còn nhiều điều ràng buộc, Thị không thể tự quyền mình quyết định, vì còn bà cô. Đúng như thực tế, bà cô TN đã bác hẳn việc TN lấy Chí. Thị không được lấy ,” một thằng không cha ,. Một thằng chỉ có nghề rạch mặt ăn vạ.” điều ấy là nhục nhã giòng họ …Lúc đầu Chí ngẩn người rồi kinh ngạc và hiể ra. Chí ôm mặt khóc.

Giá trị tình yêu Thị Nở với tác phẩm :
Đọc Chí Phèo , người đọc nhận ra sự biến đổi này ở nhân vật.

Biến cái xấu thành cái đẹp. Trong mắt Chí , TN xâú ma chê quỷ hờn thành ra là người“ có duyên “, “ tình yêu làm cho người ta có duyên “

Biến cái ác thành cái thiện. Chí làm ác, “bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém,mưu hại, người ta giao cho hắn làm.. Hắn phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc...” giờ khao khát lương thiện , “hắn thấy lòng thành trẻ con”.”Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người”

Biến hai con vật thành người . Chí là con vật lạ , là con quỷ dữ làng Vũ Đại, còn TN bị xa lánh như xa lánh một con vật ghê tởm. Họ đã sống bên nhau như mọi người lương thiện, như một gia đình hạnh phúc mà Chí hằng ước mơ. Chí không còn uống rượu, không còn gây sự, không còn phạm tội ác.

Tình yêu TN làm lộ ra giá trị nhân đạo sâu sác cuả tác phẩm , giúp Chí thức tỉnh khát vọng sống lương thiện .TP vang lên tiếng nói khẳng định Chí là người lương thiện , là đưá hiền như đất, lộ ra bi kịch bị từ chối quyền làm người và tiếng nói kêu cứu cho Chí Phèo.

__________________________________
ĐỀ : Bình luận về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên cuả Nam cao, có nhà phê bình cho rằng : Chí Phèo vưà là một gã mất trí , vưà là đầu óc sáng suốt nhất cuả làng Vũ Đại , ý kiến anh chị thế nào ? Từ truyện ngắn này cuả Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến cuả mình .( HSG Đồng Nai 08/11/2005)

NỘI DUNG CHÍNH

1.Chí Phèo là kẻ mất trí

Mất trí là gì ? là mất trí nhớ ( người bị bịnh tâm thần không còn nhận thức được thực tại ) Mất trí còn là trạng thái mất lương tri, không còn phân biệt được phải trái , đúng sai, nên làm hay không nên làm. Một lúc nào đó , lương tri bị che mờ, con người phạm vào tội ác

Chí Phèo mất trí :
Chí say bất tận, không biết mình có mặt trên cõi đời
Chí giết Bá Kiến và tự sát. Chỉ kẻ mất lương tri mới giết người.
Chỉ kẻ mất trí mới tự sát

2 Chí Phèo là một đầu óc sáng suốt nhất làng Vũ Đại

MuỐn nói Chí Phèo là bộ óc sáng suốt nhất làng Vũ Đại, ta phải so sánh Chí với những bộ óc sáng suốt khác. Làng Vũ Đại có nhiều đầu óc sáng suốt :

Lúc Chí chửi : mọi người đều nghĩ nó chưà mình ra, không ai gây sự với Chí. Đó là sự không ngoan. Dây với thằng say chỉ thiệt

Những người đến xem cái chết cuả hai nhân vật, có người cho rằng, chính chúng nó giết nhau. Bá Kiến bị chính tay sai cuả mình giết. Chơi dao đứt tay. Ác giả ác báo.Người khác bình luận : tre già măng mọc. Bà cô Thị Nở chỉ vào mặt con cháu : Phúc đức con nhá , không ôm lấy chân ông Chí .Nếu ôn lấy Chí thì giờ thành goá phụ. Thị Nở nghĩ, sao nó hiền như đất ( biết phân biệt với ý kiến mọi người )

Bá Kiến khôn róc đời trong việc nhận định đối phó kẻ thù và mưu đồ thống trị, nhưng Bá kiến chết vì chính tội ác cuả mình trung lúc không còn đủ bình tĩnh

Chí Phèo sáng suốt nhất
Cái sáng suốt cuả dân làng là sáng suốt cầu an, bảo thủ, không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác, cam chịu thân phận nô lệ. Cái sáng suốt cuả Bá Kiến là sáng suốt trong mưu đồ thống trị bóc lột. Bá Kiến không hiểu được sức mạnh cuả lương tri và lẽ thiện, phản ứng cuả con người bị dồn đến chân tường

Chí ý thức sâu sắc về nhân phẩm , về giá trị làm người, về khát vọng sống lương thiện. Lúc bị bà Ba kêu lên bóp chân, Chí chỉ thấy nhục và biết mình làm một việc không chính đáng. Chí khát khao trở về đời sống lương thiện

Chí nhận ra kẻ thù và tiêu diệt được kẻ thù.kẻ thù. Chí đứng trên lập trường lẽ thiện ( tao muốn làm người lương thiện ) để kết tội Bá Kiến và xử tội bá Kiến.hành động cuả Chí trong xã hội người lương thiện không được bảo vệ là hành động đúng. Bá Kiến không hiểu được sức mạnh cuả chân lý lẽ thiện

Nam cao xây dựng nhân vật Chí Phèo với mục đích gì ?
có phải chỉ để nói về Chí vưà mất trí vưà sáng suốt không ?

Nhận định Chí vưà mất trí , vưà sáng suốt chỉ là nhận định về những biểu hiện bên ngoài căn cứ vào hành động cuả Chí. Nhật định ấy tạo ra sự mâu thuẫn để gây rồi trí người đọc, để người đọc tập trung vào tìm hiểu Chí

Thực ra Chí là người nông dân lương thiện, bị Bá Kiến làm tha hoá biến thành công cụ tội ác, Nhờ tình yêu cuả thị Nở , chí thức tỉnh và khao khát trở về cuộc sống lương thiện, nhưng chí lâm vào bi kịch và chết trên ngưỡng cưả cuộc đời.

Qua Chí, Nam cao tố cáo tội ác cuả giai cấp đị chủ phong kiến, nói lên tiếngnói nhân đạo kêu cứu cho người lao động lương thiện.Chí trở thành điển hình cho số phận người nông dân bị giai cấp thống trị làm tha hoá. Chí trở thành nhân vật tư tưởng thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc cuả tác phẩm. Nhận định Chí vưà mất trí vưà sáng suốt không giúp nhân ra giá trị thực cuả hình tượng Chí, nhưng có thể gợi ra những suy nghĩ để tìm hiểu nhân vật này

KL : Chí Phèo là một hình tượng tư tưởng đặc sắc cuả Nam Cao