VỚI VĂN NGHỆ ĐỒNG NAI
Bùi Công Thuấn
Năm 1988 tôi được kết nạp vào Hội VHNT Đồng Nai, ban Âm Nhạc. Trong lễ kết nạp, cố nhà văn Nguyễn Đức Thọ (NĐT) có phỏng vấn tôi và đưa tin. Tôi nhớ mãi nụ cười hiền lành và tác phong lanh lợi của anh. Sau này khi viết phê bình văn chương, tôi mới đọc văn NĐT. Hồi Ức Làng Che và Dấu Chân Tiên của anh thực sự thuyết phục tôi. Anh viết về những bi kịch dữ dội của con người Việt Nam trong những khúc quanh khốc liệt của lịch sử. Tôi nhìn thấy ở anh triển vọng một nhà văn viết truyện ngắn hay của văn chương VN. Rất tiếc anh lại ra đi quá sớm. Những tài năng thực sự chỉ lóe sáng như một ánh sao băng giữa trời.
Tôi ở xa, rất ít có dịp gặp gỡ các nhà văn Đồng Nai. Những năm 1980, thỉnh thoảng tôi có nhìn thấy nhà văn Lý Văn Sâm đi vào văn phòng Hội. Tôi là kẻ hậu bối, chỉ đứng xa mà ngưỡng phục. Ông không chỉ là nhà văn nổi tiếng, mà nhìn dáng ông, tôi có nhiều điều ngẫm ngợi. Một con người vóc dáng nhỏ thó, gầy guộc, thanh thoát vậy mà lại sống và viết trong lòng địch mấy chục năm, chịu bắt bớ giam cầm vì ngòi bút của mình. Ở ông toát ra một sức mạnh mà tôi không hiểu nổi. Sức mạnh của một con người, một nhà văn sống có lý tưởng. Hiểm nguy, gian khổ như vậy mà ông vẫn viết được, viết hay và viết rất sung sức. Ít có nhà văn Đồng Nai nào viết về đất nước con người Đồng Nai hay như ông. Hẳn những trang văn của ông sẽ còn là thách thức đối với những nhà văn trẻ Đồng Nai, và tôi nghĩ khó có nhà văn trẻ Đồng Nai nào vượt qua ông, bởi họ không thể có một lý tưởng, một đời sống chiến đấu cho lý tưởng như ông, và hơn thế, có một tấm lòng với Đồng Nai và một tài năng sáng tạo có nhiều nét độc đáo như ông.
Cho đến giờ, tôi vẫn còn nợ nhà văn Hoàng Văn Bổn một món nợ tinh thần, món nợ tự nguyện. Đó là tôi chưa thể viết được một công trình nghiên cứu về ông. Bởi ông không chỉ là nhà văn, mà còn là nhà văn hóa lớn của Đồng Nai. Những lần gặp ông ở văn phòng Hội, lúc nào tôi cũng thấy ông ưu tư. Ông bảo tôi muốn đọc tác phẩm nào của ông thì cứ ghé nhà. Trước một khối lượng tác phẩm đồ sộ của ông, tôi biết mình không đủ sức khám phá hết tài năng nhiều mặt của ông. Điều làm tôi kính phục ông là ông sống và viết cho một lý tưởng cao đẹp, và ông đã có nhiều đóng góp cho văn học nghệ thuật chung của cả nước, như một nhà văn lớn. Tôi gọi ông là nhà văn lớn bởi ông có nhiều bộ tiểu thuyết sử thi viết về Đồng Nai, hẳn nhiên ông đã đổ hết công sức và tâm huyết của ông cho những bộ sử thi ấy. Và hẳn nhiên, ông đã sống đắm mình trong thời đại bão táp Cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc thì ông mới có thể phản ánh được thời đại lịch sử vẻ vang ấy. Những nhà văn như ông ở Đồng Nai chỉ có Huỳnh Văn Nghệ, Lý Văn Sâm. Nhà văn trẻ không ai có thể theo chân ông được. Và tôi biết, ông sẽ còn mãi ưu tư.
Tất nhiên là mỗi nhà văn có một không gian nghệ thuật riêng của mình, có ưu thế riêng về khả năng thể hiện, và có những nhiệm vụ riêng mà người cầm bút tự nguyện dấn thân. Gần đây Đàn Ống Tre Bên Kia Sông của Khôi Vũ được nhà xuất bản Đồng Nai chọn in tài trợ, là một dấu chỉ Khôi Vũ là nhà văn Đồng Nai có cốt cách riêng. Tôi có “duyên” với nhà văn Khôi Vũ từ bên ban Âm Nhạc. Anh giúp tôi in tuyển tập nhạc, nhân dịp tôi tổ chức một đêm nhạc kỷ niệm 30 năm viết ca khúc (tháng 11. 1998). Trong lời giới thệu tập sách, anh phát hiện ra trong các ca khúc của tôi có những nốt thăng, giáng bất thường, giống như nhưng thăng giáng trong đời thực của tôi. Điều ấy làm tôi rất thú vị, bởi phát hiện ra anh đọc nhạc của tôi rất sâu sắc. Hèn gì mà (anh kể với tôi), trong một năm người ta mời anh tham gia làm giám khảo tới mấy chục cuộc hội thi âm nhạc.
Có lần tôi hỏi anh, anh làm việc xã hội nhiều như vậy thì anh lấy đâu ra thời gian để viết văn, anh chỉ cười (chắc là bí mật nghề nghiệp). Thực sự là tôi thán phục sức làm việc và sức viết của anh. Anh cho xuất bản tác phẩm đều đều, và tác phẩm của anh sống lâu bền trong lòng bạn đọc. Ở Đồng Nai, tôi đánh giá cao nỗ lực khám phá sáng tạo của anh. Lời Nguyền Hai Trăm Năm của anh là một khám phá về kết cấu hai tuyến truyện song song khá độc đáo. Đến Vỡ Dần Trong Mắt, anh có một bước cách tân khác về lối viết. Anh có tài kể những chuyện đời thường, dung dị nhưng giàu ý nghĩa tư tưởng. Cách kể của anh bộc trực nhưng ý nhị khôn ngoan. Tôi học được ở anh nhiều bài học đối với người cầm bút. Lần anh giúp tôi in cuốn Chút Tình Tri Âm, anh bảo, tôi chưa in cuốn nào vất vả như in cuốn này, tranh cãi nhiều lần với nhà xuất bản để bảo vệ bài viết của tôi. Sách được in đẹp, đầy đặn , đặt được một cột mốc trong đời viết phê bình văn chương của tôi. Cả những khi ngòi bút của tôi mất lửa, anh cũng giúp tôi giữ gìn nhiệt tình với văn chương.
Thực sự thì khi viết phê bình văn chương, tôi bị mất lửa nhiều lần. Có lẽ tại tôi sinh bất phùng thời, không có được một không gian phê bình văn chương đúng nghĩa, tức là phê bình để khám phá tài năng và giá trị văn chương. Và vì thế bài viết của tôi dễ đụng chạm. Tôi viết phê bình văn chương chỉ vì một chút tình tri âm, không vì bất cứ điều gì. Thế nhưng người cầm bút viết văn làm thơ hôm nay lại vì rất nhiều thứ ngoài văn chương. Thật khó tìm được một nhà thơ nhà văn chỉ viết vì cái đẹp nghệ thuật, chỉ viết để làm đẹp cuộc đời, làm giàu đẹp đời sồng tinh thần của nhân dân và làm giàu có vốn văn hóa của dân tộc. Lúc sinh thời, nhà thơ Hải Ba đọc bài tôi viết về thơ ông, ông đã phủ định thẳng thừng những nhận xét của tôi. Tôi hiểu ông ái ngại về những nhận xét ấy, vì nó dễ làm tổn thương con người đảng viên của ông, dù rằng bài viết của tôi không nói gì đến Hải Ba, con người xã hội.
Mãi sau này tôi mới ngộ ra một điều, trong thực tế không có chỗ cho nhà phê bình độc lập (tôi tạm dùng từ này để chỉ phê bình khám phá các tài năng và giá trị văn chương). Ở các Hội văn nghệ địa phương, chức năng của Hội là làm văn nghệ phục vụ chính trị. Hội có chức năng phát triển văn nghệ quần chúng. Nghị quyết 23 của Bộ Chính Trị đã đề ra quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ cụ thể:” Văn hóa, văn nghệ là một bộ phận khăng khít của toàn bộ sự nghiệp cách mạng, có sứ mệnh phục vụ các nhiệm vụ của cách mạng trong từng thời kỳ và gắn bó sâu sắc với đời sống nhân dân.- Phát triển sâu rộng văn nghệ quần chúng, đồng thời tập trung xây dựng phát triển văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp. “Quy định số 284-QĐ/TW ngày 5-2-2010 của Ban Bí thư đã khẳng định: “Công tác cán bộ lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật là công tác cán bộ của Đảng. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật…” Các quan điểm ấy đã xác lập tiêu chí chính trị là tiêu chí tiên quyết của văn nghệ. Vì thế Hội văn nghệ hay tạp chí văn nghệ của Hội trước hết, và tiên quyết phải phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Vấn đề chất lượng nghệ thuật không phải là quyết định. Cũng vì thế vấn đề phê bình văn nghệ , trước hết phải trên tiêu chí chính trị, lấy việc phục vụ các nhiệm vụ cách mạng là thang giá trị. Thật cũng dễ hiểu Hội kết nạp tất cả những ai có khả năng cầm bút phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng, mà không bận tâm nhiều đến tài năng sáng tạo. Tôi đã đọc văn nghệ Đồng Nai với tinh thần ấy.(Tôi cũng đọc VNĐN với tiêu chí khác, nhưng ở một diễn đàn khác, tiêu chí khám phá những cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật)
Tôi đã đọc văn của Anh Hoàng, Trần Thúc Hà, Tấn Hoài, Lê Đăng Kháng, Phạm Thanh Quang, Đào Sỹ Quang, Nguyễn Một, Dương Đức Khánh, Trần Thu Hằng, Hoàng Ngọc Điệp, Trâm Oanh, Hạnh Vân… Tôi đã đọc thơ Cao Xuân sơn, Trương Nam Hương, Hải Ba (trước kia), Lê Thanh Xuân, Đàm Chu Văn, Đỗ Minh Dương, Xuân Bảo, Hồng Phương, Đào Trọng Thử, Nguyễn Hoài Nhơn, Ngọc Thùy Giang, Trần Ngọc Tuấn, Nguyễn Đức Phước, Tiêu Thanh Giang, Khương Hà Bùi, Nguyễn Thị Khánh…(Có tác phẩm tôi đã viết thành bài đăng báo, có tác phẩm tôi lưu giữ trong kho tư liệu, để dành viết). Tôi thấy rằng đội ngũ nhà thơ nhà văn Đồng Nai sung sức, say mê văn chương, thực hiện tốt trách nhiệm nhà văn - chiến sĩ. Tác phẩm phục vụ tốt cho nhiệm vụ cách mạng của Đồng Nai (xin đọc tác phẩm của các trại sáng tác về học tập gương đạo đức Hồ Chí Minh, đề tài Công nghiệp, đề tài Tam Nông, đề tài nhà giáo, nhà trường…). Cá nhân mỗi người cầm bút đều có những nỗ lực âm thầm vượt lên chính mình. Những vấp váp lúc này lúc khác là trong quá trình vượt lên để trưởng thành, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn. Không có những sai phạm nặng nề như Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất của Nguyễn Khải hay Nhật Ký Nguyễn Đăng Mạnh…Có nhà văn Đồng Nai đã vươn tầm vóc đến với bạn đọc cả nước, tác phẩm đạt giải của Hội Nhà Văn, đó là tín hiệu đáng mừng của Văn Nghệ Đồng Nai.
Là người viết phê bình văn chương, tôi quan tâm đến tác phẩm và giá trị tác phẩm (tôi không dùng chữ chất lượng). Bởi khi xét giá trị tác phẩm, thì tùy tiêu chí đánh giá mà tác phẩm có giá trị hay không. Khi đã lấy tiêu chí phục vụ các nhiệm vụ của cách mạng làm chuẩn, kết hợp với nhiệm vụ phát triển sâu rộng văn nghệ quần chúng làm nhiệm vụ trọng tâm thì tiêu chí về chất lượng nghệ thuật là chuẩn mực hạng hai. Và ngay cả lấy chuẩn mực nghệ thuật, thì thế nào là hay, thế nào là không hay cũng không dễ phân định rạch ròi. Thế nên nhiêu khi tôi cũng băn khoăn về một vài việc liên quan đến tiêu chí. Chẳng hạn giải Trịnh Hoài Đức đặt ra tiêu chí tác phẩm phải có ít nhất 50 phần trăm nội dung viết về đất nước con người Đồng Nai. Điều này đúng với yêu cầu chính trị, nhưng thật khó cho nhà văn. Bởi văn chương cần phải vượt qua cái ao làng, vươn tới cộng đồng cả nước và cộng đồng thế giới. Cuốn Chút Tình Tri Âm của tôi được giải khuyến khích vì tiêu chí này, mặc dù tôi mất 4 năm mới hoàn thành, trong khi có bài hát viết về Đồng Nai lại đạt giải A, giải B. Thú thực nếu có cảm hứng, một nhạc sĩ có thể chỉ mất 30 phút là viết xong một ca khúc, không cần mất 4 năm như tôi. (Hôm dự trại sáng tác Đà Lạt 7.2012, trong một tuần tôi viết được 4 ca khúc. Các nhạc sĩ trong ban âm nhạc nghe tôi trình bày đều không chê -tôi không dám nói rằng các nhạc sĩ đều khen hay, bởi ca khúc còn tùy vào ca sĩ, hòa âm phối khí và kỹ thuật thu âm). Vâng, còn nhiều điều băn khoăn, nhưng điều quan trọng đối với một người cầm bút là anh có viết được không, tác phẩm của anh có được cộng đồng công nhận hay không.
Tất nhiên là chính quyền và nhân dân Đồng Nai mong mỏi các văn nghệ sĩ Đồng Nai viết được những tác phẩm lớn. Đó là món nợ mà chưa nhà văn nhà thơ Đồng Nai nào trả được (ngoại trừ Lý Văn Sâm, Hoàng Văn Bổn). Ngày xưa (1925-1940), M.Sôlôkhôp chỉ viết về sông Đông cũng trở thành nhà văn thế giới (tác phẩm Sông Đông Êm Đềm). Sông Đồng Nai vẫn đang nhẫn nại chờ các nhà văn nhà thơ Đồng Nai viết về mình, như thể Sông Đồng Nai Êm Đềm (tôi giả định vậy).
Tháng 1.2013
Sáng tác ca khúc, truyện ngắn và phê bình văn chương của Bùi Công Thuấn. Bạn cũng có thể đọc BCT tại http://yume.vn/buicongthuan
Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013
Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013
HỒI QUANG-Thơ Nguyễn Hoài Nhơn
HỒI QUANG CỦA KÝ ỨC
đọc tập thơ Hồi Quang của Nguyễn Hoài Nhơn,Nxb Hội Nhà Văn 2012
Bùi Công Thuấn
1. Mưa vuốt ngược từ rễ mềm lên lá
Thăm thẳm gần, vơ vẩn kí ức xa
(Hồi Quang)
Tứ thơ mới mẻ đến lạ lùng này đủ sức hấp dẫn người đọc đi vào thế giới nghệ thuật Nguyễn Hoài Nhơn (NHN), mà ở đó người đọc có thể tìm được những hạt châu ngọc của một hồn thơ còn nhiều trăn trở.
2.Hồi Quang là ánh sáng phản hồi từ kí ức, ánh sáng của trăn trở khôn nguôi những khát vọng và tuyệt vọng mênh mông.
Ta, cọng cỏ khô queo lẫn bầy hầy trong rơm rác…
Nỗi đau còn mãi , niềm vui sẽ ít đi
..Ta cứ bé dần đi trong muôn trùng tuyệt vọng băng tan
(Hão vọng)
Nhưng nhà thơ tuyệt vọng về điều gì?Thực không dễ khám phá những điều sâu thẳm của tâm thức.
Tuyệt vọng vì một đời làm thơ (?), bao công sức, tâm huyết đã đổ ra, mà thơ vẫn chưa lên ngôi. Phải chăng đó chỉ là những giấc mơ hão huyền?
Tôi hùng hục đẽo cây, dựng lều, vạc đất…
Cứ phải thật lên gân, lên cốt khặc khừ
Thắc thỏm ước ao, này hoa thơm, ơ trái
Giữa một khoảng rừng thậm tối âm u !
Tôi quẳng xuống nơi đây cả thời trai tráng trẻ
Hàng tá mồ hôi, chưa xương máu tí nào…
…Vửa tỉnh giấc hão huyền trong ngần như sương rụng
Những câu thơ thất bát chẳng lên ngôi
(Định vị… thơ)
Có một nỗi tuyệt vọng sâu xa hơn về đời người, kiếp người, phận người mang tính triết lý, hằn lên những nỗi khổ đau không che dấu được. Hóa ra, NHN làm thơ không phải là để theo đuổi mộng công danh mà để thi hóa nỗi buồn thương từ tiền kiếp đến tận mai sau. Nhà thơ ngộ ra rằng, mình là kẻ đơn độc, lạc loài, một gã ăn mày trong cuộc bể dâu. Mệnh là thế, nên phải sống cho đến tận cùng kiếp đa đoan, sống như hề không tồn tại, ngỡ chẳng phả là Ta
Nhì nhằng trong cuộc bể dâu
Rằng thơ chưa nói hết âu sầu đời
(Thơ viết ở quán cóc)
Cát bụi ngày sau khổ đau ngày trước
Điệp khúc này xin kính tặng người dưng
(Điệp khúc mưa đêm)
Hoa ru ta kẻ lạc loài
Xác khô như nắng, đêm phai hương còn..
(Ru hoa)
Ta khờ khạo với cuộc đời chưa đủ
Bỗng thành gã ăn mày xó chợ lang thang
…Ngỡ chẳng phải là ta và…không gì hết
Không biết có thế gian, không biết có đau buồn
(Võng biển)
Mệnh này là thứ mệnh khan
Thiêu bằng rụi kiếp đa đoan, nỏ chừa
(Nóng &Lạnh)
Hạt mưa tha hương phương nào
Ta như đất và… như cỏ
Như chẳng còn ta nữa sao
(Thu mưa)
Có lẽ NHN đã phải trải qua những năm tháng “thập tải phong trần”(chữ của Nguyễn Du) mới đạt tới sự giác ngộ những chân lý hiện sinh ấy. Người đọc thấy thấp thoáng tư tưởng Phật giáo trong Khổ đế, triết lý Nho giáo về Mệnh, lẽ an vi của Lão Tử và giấc mơ hóa bướm của Trang Tử (Ta chẳng phải là Ta) trong những suy nghiệm triết lý như vậy. Tư tưởng của nhà thơ lóe sáng những ánh bạc giữa mênh mông tâm trạng và cảm xúc. Đọc thơ NHN, người đọc có thể nhận ra ám ảnh về “kiếp đa đoan” của NHN có căn nguyên từ hiện thực. Đó là, nhà thơ phải sống tha hương, ở cõi chân trời nào đó mà hướng về, mà dõi theo hình bóng xưa. Quê hương mãi đói nghèo, những người thân mãi khốn khó. Thương cháu lấy chồng miền Tây xa xăm, xứ ưu phiền (Cam Phận), thương cậu một đời viết lách mà trắng tay đơn độc vì nợ đèo bòng thơ (Cậu Tôi), thương chị nhan sắc mà cô đơn, niềm yêu mờ mịt bến bờ xa trông (Chị Tôi). Hồi quang rực rỡ trong thơ NHN là ký ức về làng quê nghèo, nghèo mãi. Hồi quang của bóng tối thăm thẳm lại là cuộc mưu sinh xung quanh mình. Những thị dân khốn khổ, lũ chúng sinh vô hình vô ảnh (Thị Dân), chỉ thấy “thấp thoáng tương lai, quá khứ nhập nhằng (Thấp Thoáng)
Rơm rạ một đời-quê ơi rơm rạ…
Ta-cọng lúa gầy khẳng ngày thất bát mùa
Bữa đói bữa no, mẹ chèo, cha chống
Biết lấy gì sống trọn hết nắng mưa?
Quê ơi quê - con gọi đuối hơi rồi
…Nắng hạn qua chưa, bão lụt có chắc nguôi
(Miền trung)
Tôi đi góc bể chân trời
Đá mềm chân cứng ba mươi tuổi về
Vẫn còn đó một làng quê
Nhà tranh, vách đất, lũy tre, đường lầy
(Làng)
Tôi bỗng thiếu quê hương trong ký ức đứa xa nhà
(Nhịp cầu ký ức)
Bốn mươi năm chẵn, làng ơi
Suối Vàng cạn, khe Máng thôi hết nguồn
(Chợ làng )
Cho nên, dù thơ NHN có chút gì đó bi quan của tư tưởng cũ, nhưng sức sống của đời thực trong thơ NHN vẫn dạt dào, không hề thoát ly hiện thực, đọng lại thành tình quê hương, tình bạn, tình thân, tình người sâu nặng.
3.Do đâu mà những câu thơ thất bát chẳng lên ngôi ? Làm thơ rất khó, bởi đó là sự sáng tạo ngôn từ bậc nhất, mà cốt lõi là sự khám phá những tứ thơ. Một nhà thơ đích thực, thì phải tìm được những tứ thơ mới, độc đáo cho riêng mình. Thơ Đường sở dĩ trở thành một nền thơ có tầm vóc thế giới bởi các nhà thơ Đường đã khai thác được những tứ thơ thật độc đáo mà người làm thơ đời sau khó vượt qua. Ở góc độ này của thi pháp, những suy tư triết lý trong thơ NHN đã quá cũ vì các nhà thơ cổ điển đã đắm mình trong đó hàng chục thế kỷ. Những bài thơ về tình quê hương, bạn bè, người thân, về những con người khốn khổ cũng đã để lại những dấu son trong thơ Việt Nam từ xưa đến nay. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành những tượng đài sừng sững trong ngôi đền thi ca Việt Nam. Thơ NHN không vượt qua được, dù anh đã hết sức nỗ lực. Bởi anh đã đi lại con đường của người đi trước. “những câu thơ thất bát chẳng lên ngôi “là vì vậy. Anh phải đi con đường khác, thì may ra. Con đường mà từ nhóm Dạ Đài, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, Lê Đạt, Trần Dần đã thử nghiệm và những nhà thơ trẻ như tiếp tục dấn thân.
Thế nhưng NHN thiên về kiểu thơ truyền thống, hơn là nỗ lực tìm tòi cách tân thi pháp. Anh quyết liệt chê “Trường phái…thơ” của Hoàng Vũ Thuật. Thực ra thơ HVT không phải là đối tượng mà nhà phê bình hướng tới so với thơ Nguyễn Quang Thiều, Thanh Thảo, Văn Cần Hải, Ly Hoàng Ly…
Thơ anh có nhiều gan, ruột
Câu xoắn, chữ cũng cong, vênh
Đọc trước, quên sau, lạy Chúa…
A-thơ đánh đố, đa kênh…
Chờ chi, nán chờ chi nữa?
Ta quyết “xóa mù”…thơ ta
Chưa kịp nhai câu, nghiến chữ
Thơ chết non, ta chết già”
Riêng tôi nhận thấy, những bài thơ về quê hương của NHN có thề đứng được, vì ngòi bút NHN có khám phá riêng, tạc được những tứ thơ mới mẻ, độc đáo mà người đi trước chưa nói đến
Con xin được ghé vai giữa hai đầu đòn gánh
Mấu chặt non cao, mấu đáy biển khơi…
(Miền Trung)
Lời ru dấu võng còn đây
Con bò buộc cội rơm gầy chân nhang
(Làng)
Ếch kêu như suyễn, như lao
Cơn mưa vọc vạch, gió gào thinh không
(Xó quê)
Cháu tôi về xứ miền Tây
Đường xa ngái lắm, đò đầy, nước dư
(Cam phận)
Nghe kỳ lạ quá ve ơi
Kêu như xương rạn, tủy sôi, máu bầm
(Lục bát tuổi 50)
Tóc xanh như gió ấy mà
Mấy mùa còn mấy mùa qua nắng hờn
(Chị tôi)
Đêm nghe tiếng lá miên man
Tiếng con dế đói ru đàn chấu non
(Thức cùng rừng cháy)
4. Hồi Quang có những bài thơ suy tưởng kiểu thơ Chế Lan Viện, có bài giọng châm biếm (Trường phái… thơ, Xin trời cho con tí…lụt, Nông dân @.com), giọng đùa vui xuề xòa (Cậu tôi), giọng thổ âm bình dị thân thiết (Mự tôi), và hiện hiện một chất giọng riêng NHN. Bề sâu của chất giọng ấy là nỗi buồn thê thiết, bao phủ bên ngoài là niềm vui gượng gạo. Nhịp điệu chắc, khỏe, ào ạt. NHN dùng nhiều vần trắc, cắt rời dòng chảy tư duy, gần như làm mất đi cái dịu dàng, nhẹ nhà thường có trong nhạc thơ Việt.
Ta /còn cổ hơn /phố cổ
Lại ho, lại hắt hơi /khan
Mắt môi / mười năm chưa khép
Thởi gian mỏi mệt, thời gian
(Bóng xưa)
Mẹ lật đật theo cha xuống cùng cát đất
Con kịp muộn về khấn nén hương đêm
Kí ức thót tim, nhớ thương hằn vết
Con tóc bạc trắng rồi nhiều khi lẫn khi quên
(Kí ức làng Cao)
Tôi hùng hục đẽo cây, dựng lều, vạc đất…
Cứ phải thật lên gân, lên cốt khặc khừ
(Định vị…thơ)
Nếu nói về thi pháp, thơ NHN vẫn nằm trong thi pháp của thơ 1945-1975. Chịu ảnh hưởng rõ nhất của kiểu thơ kể người, kể việc, gọi nhau ơi ới, hướng về công chúng mà chia sẻ, động viên, cổ vũ ( thơ Tố Hữu: Lượm ơi, Huế ơi, mẹ Tơm ơi, Anh chị em ơi, Bác ơi, Việt Nam ơi, …): NHN lặp lại nhiều lần những tiếng gọi Cậu ơi, mẹ ơi, chị ơi, mình ơi, con ơi, đò ơi, rơm rác ơi, ve ơi, tuyết ơi, mưa ơi, mầm ơi…
Con về bên mẹ, mẹ ơi
Nấm đất nâu với một trời mộ bia
(Về với mẹ)
Em lên thăm chị sáng nay
Mới quen tiếng nhớ, vơi đầy chị ơi!
(Chị tôi)
Bốn mươi năm chẵn, làng ơi
(Chợ làng)
Những tứ thơ, lời thơ, giọng thơ như thế đã quá quen thuộc đến sáo mòn. May mà NHN còn làm mới được ở một vài phút sáng tạo tinh khôi, như tứ thơ này chẳng hạn
Gọi đò rát ruột đò ơi
Giật mình lũ vạc bay rời nhàu đêm
(Đò ơi)
Tôi bị hấp dẫn bởi những tứ thơ độc đáo của NHN. Tôi cũng phục tài anh ở chỗ, một thành phố hàng chục triệu dân mà anh có thể nén lại thành một file rất chặt, rất sinh động (Thị dân). Anh chộp được đường nét, thần thái sông nước miền Tây (Cam Phận), anh làm hằn lên nỗi khắc khoải miền Trung (Miền Trung). Anh tạc được vóc dáng, tính cách con người miền Trung- bình dị, hóm hỉnh mà sâu sắc (Mự tôi, Cậu tôi), đặc biệt anh cảm hiểu sâu sắc những người bạn thơ như Đào Trọng Thử (Bản chất), Hữu Loan (Màu Tím Hữu Loan), Hoàng Cát (Lưu lạc). NHN cũng có chất suy tư Chế Lan Viên, có chút nghịch ngợm khôi hài của Bùi Giáng (Thơ viết ở quán cóc), có cả cái cười châm biếm của Trần Tế Xương (Xin trời cho con tí…lụt). Nói thế để bạn đọc thấy được màu sắc thẩm mỹ trong thơ NHN là rất phong phú. Có được suy tư sâu sắc, có được tình cảm nồng nàn, có được những tứ thơ mới lạ và màu sắc thẩm mỹ phong phú, nhưng yếu tố đó đủ làm nên một tài thơ có sức hấp dẫn bạn đọc. Tứ thơ này ám ảnh tôi mãi về NHN
Đêm nghe tiếng lá miên man
Tiếng con dế đói ru đàn chấu non
Đêm nghe thảng thốt oan hồn
Sống tha hương, chết tha phương chốn này
(Thức cùng rừng cháy)
Tháng 01.2013
___________________________________________________________
Nguyễn Hòai Nhơn
Sinh năm Bính Thân tại thôn Bắc Hòa, xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch,Tỉnh Quảng Bình
Đã in
Phù du trần thế- thơ 1994
Câu hát quê nhà- in chung- 1997
Hồi ức chiến tranh-Ký-1995
Nhật ký tìm trầm-Ký-1996
Trên những nẻo đường chiến tranh- Ký 3 tập-1999
Những chặng đường đánh Mỹ-Ký-1999
Tự biết- thơ-2009
Hồi Quang-Thơ 2012
Giải thưởng:
Giải nhất thi thơ TNXP-TpHCM 1986
Giải nhì Hào Khí Đồng Nai 1000 năm Thăng Long –Hà Nội
Giải thi thơ của báo Va7n Nghệ- Hội Nhà Văn 2003va2 2004
Giải B Thơ. Hội VHNT Đồng Nai 2004
Giải thưởng tthơ làng Chùa 2012…
đọc tập thơ Hồi Quang của Nguyễn Hoài Nhơn,Nxb Hội Nhà Văn 2012
Bùi Công Thuấn
1. Mưa vuốt ngược từ rễ mềm lên lá
Thăm thẳm gần, vơ vẩn kí ức xa
(Hồi Quang)
Tứ thơ mới mẻ đến lạ lùng này đủ sức hấp dẫn người đọc đi vào thế giới nghệ thuật Nguyễn Hoài Nhơn (NHN), mà ở đó người đọc có thể tìm được những hạt châu ngọc của một hồn thơ còn nhiều trăn trở.
2.Hồi Quang là ánh sáng phản hồi từ kí ức, ánh sáng của trăn trở khôn nguôi những khát vọng và tuyệt vọng mênh mông.
Ta, cọng cỏ khô queo lẫn bầy hầy trong rơm rác…
Nỗi đau còn mãi , niềm vui sẽ ít đi
..Ta cứ bé dần đi trong muôn trùng tuyệt vọng băng tan
(Hão vọng)
Nhưng nhà thơ tuyệt vọng về điều gì?Thực không dễ khám phá những điều sâu thẳm của tâm thức.
Tuyệt vọng vì một đời làm thơ (?), bao công sức, tâm huyết đã đổ ra, mà thơ vẫn chưa lên ngôi. Phải chăng đó chỉ là những giấc mơ hão huyền?
Tôi hùng hục đẽo cây, dựng lều, vạc đất…
Cứ phải thật lên gân, lên cốt khặc khừ
Thắc thỏm ước ao, này hoa thơm, ơ trái
Giữa một khoảng rừng thậm tối âm u !
Tôi quẳng xuống nơi đây cả thời trai tráng trẻ
Hàng tá mồ hôi, chưa xương máu tí nào…
…Vửa tỉnh giấc hão huyền trong ngần như sương rụng
Những câu thơ thất bát chẳng lên ngôi
(Định vị… thơ)
Có một nỗi tuyệt vọng sâu xa hơn về đời người, kiếp người, phận người mang tính triết lý, hằn lên những nỗi khổ đau không che dấu được. Hóa ra, NHN làm thơ không phải là để theo đuổi mộng công danh mà để thi hóa nỗi buồn thương từ tiền kiếp đến tận mai sau. Nhà thơ ngộ ra rằng, mình là kẻ đơn độc, lạc loài, một gã ăn mày trong cuộc bể dâu. Mệnh là thế, nên phải sống cho đến tận cùng kiếp đa đoan, sống như hề không tồn tại, ngỡ chẳng phả là Ta
Nhì nhằng trong cuộc bể dâu
Rằng thơ chưa nói hết âu sầu đời
(Thơ viết ở quán cóc)
Cát bụi ngày sau khổ đau ngày trước
Điệp khúc này xin kính tặng người dưng
(Điệp khúc mưa đêm)
Hoa ru ta kẻ lạc loài
Xác khô như nắng, đêm phai hương còn..
(Ru hoa)
Ta khờ khạo với cuộc đời chưa đủ
Bỗng thành gã ăn mày xó chợ lang thang
…Ngỡ chẳng phải là ta và…không gì hết
Không biết có thế gian, không biết có đau buồn
(Võng biển)
Mệnh này là thứ mệnh khan
Thiêu bằng rụi kiếp đa đoan, nỏ chừa
(Nóng &Lạnh)
Hạt mưa tha hương phương nào
Ta như đất và… như cỏ
Như chẳng còn ta nữa sao
(Thu mưa)
Có lẽ NHN đã phải trải qua những năm tháng “thập tải phong trần”(chữ của Nguyễn Du) mới đạt tới sự giác ngộ những chân lý hiện sinh ấy. Người đọc thấy thấp thoáng tư tưởng Phật giáo trong Khổ đế, triết lý Nho giáo về Mệnh, lẽ an vi của Lão Tử và giấc mơ hóa bướm của Trang Tử (Ta chẳng phải là Ta) trong những suy nghiệm triết lý như vậy. Tư tưởng của nhà thơ lóe sáng những ánh bạc giữa mênh mông tâm trạng và cảm xúc. Đọc thơ NHN, người đọc có thể nhận ra ám ảnh về “kiếp đa đoan” của NHN có căn nguyên từ hiện thực. Đó là, nhà thơ phải sống tha hương, ở cõi chân trời nào đó mà hướng về, mà dõi theo hình bóng xưa. Quê hương mãi đói nghèo, những người thân mãi khốn khó. Thương cháu lấy chồng miền Tây xa xăm, xứ ưu phiền (Cam Phận), thương cậu một đời viết lách mà trắng tay đơn độc vì nợ đèo bòng thơ (Cậu Tôi), thương chị nhan sắc mà cô đơn, niềm yêu mờ mịt bến bờ xa trông (Chị Tôi). Hồi quang rực rỡ trong thơ NHN là ký ức về làng quê nghèo, nghèo mãi. Hồi quang của bóng tối thăm thẳm lại là cuộc mưu sinh xung quanh mình. Những thị dân khốn khổ, lũ chúng sinh vô hình vô ảnh (Thị Dân), chỉ thấy “thấp thoáng tương lai, quá khứ nhập nhằng (Thấp Thoáng)
Rơm rạ một đời-quê ơi rơm rạ…
Ta-cọng lúa gầy khẳng ngày thất bát mùa
Bữa đói bữa no, mẹ chèo, cha chống
Biết lấy gì sống trọn hết nắng mưa?
Quê ơi quê - con gọi đuối hơi rồi
…Nắng hạn qua chưa, bão lụt có chắc nguôi
(Miền trung)
Tôi đi góc bể chân trời
Đá mềm chân cứng ba mươi tuổi về
Vẫn còn đó một làng quê
Nhà tranh, vách đất, lũy tre, đường lầy
(Làng)
Tôi bỗng thiếu quê hương trong ký ức đứa xa nhà
(Nhịp cầu ký ức)
Bốn mươi năm chẵn, làng ơi
Suối Vàng cạn, khe Máng thôi hết nguồn
(Chợ làng )
Cho nên, dù thơ NHN có chút gì đó bi quan của tư tưởng cũ, nhưng sức sống của đời thực trong thơ NHN vẫn dạt dào, không hề thoát ly hiện thực, đọng lại thành tình quê hương, tình bạn, tình thân, tình người sâu nặng.
3.Do đâu mà những câu thơ thất bát chẳng lên ngôi ? Làm thơ rất khó, bởi đó là sự sáng tạo ngôn từ bậc nhất, mà cốt lõi là sự khám phá những tứ thơ. Một nhà thơ đích thực, thì phải tìm được những tứ thơ mới, độc đáo cho riêng mình. Thơ Đường sở dĩ trở thành một nền thơ có tầm vóc thế giới bởi các nhà thơ Đường đã khai thác được những tứ thơ thật độc đáo mà người làm thơ đời sau khó vượt qua. Ở góc độ này của thi pháp, những suy tư triết lý trong thơ NHN đã quá cũ vì các nhà thơ cổ điển đã đắm mình trong đó hàng chục thế kỷ. Những bài thơ về tình quê hương, bạn bè, người thân, về những con người khốn khổ cũng đã để lại những dấu son trong thơ Việt Nam từ xưa đến nay. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành những tượng đài sừng sững trong ngôi đền thi ca Việt Nam. Thơ NHN không vượt qua được, dù anh đã hết sức nỗ lực. Bởi anh đã đi lại con đường của người đi trước. “những câu thơ thất bát chẳng lên ngôi “là vì vậy. Anh phải đi con đường khác, thì may ra. Con đường mà từ nhóm Dạ Đài, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, Lê Đạt, Trần Dần đã thử nghiệm và những nhà thơ trẻ như tiếp tục dấn thân.
Thế nhưng NHN thiên về kiểu thơ truyền thống, hơn là nỗ lực tìm tòi cách tân thi pháp. Anh quyết liệt chê “Trường phái…thơ” của Hoàng Vũ Thuật. Thực ra thơ HVT không phải là đối tượng mà nhà phê bình hướng tới so với thơ Nguyễn Quang Thiều, Thanh Thảo, Văn Cần Hải, Ly Hoàng Ly…
Thơ anh có nhiều gan, ruột
Câu xoắn, chữ cũng cong, vênh
Đọc trước, quên sau, lạy Chúa…
A-thơ đánh đố, đa kênh…
Chờ chi, nán chờ chi nữa?
Ta quyết “xóa mù”…thơ ta
Chưa kịp nhai câu, nghiến chữ
Thơ chết non, ta chết già”
Riêng tôi nhận thấy, những bài thơ về quê hương của NHN có thề đứng được, vì ngòi bút NHN có khám phá riêng, tạc được những tứ thơ mới mẻ, độc đáo mà người đi trước chưa nói đến
Con xin được ghé vai giữa hai đầu đòn gánh
Mấu chặt non cao, mấu đáy biển khơi…
(Miền Trung)
Lời ru dấu võng còn đây
Con bò buộc cội rơm gầy chân nhang
(Làng)
Ếch kêu như suyễn, như lao
Cơn mưa vọc vạch, gió gào thinh không
(Xó quê)
Cháu tôi về xứ miền Tây
Đường xa ngái lắm, đò đầy, nước dư
(Cam phận)
Nghe kỳ lạ quá ve ơi
Kêu như xương rạn, tủy sôi, máu bầm
(Lục bát tuổi 50)
Tóc xanh như gió ấy mà
Mấy mùa còn mấy mùa qua nắng hờn
(Chị tôi)
Đêm nghe tiếng lá miên man
Tiếng con dế đói ru đàn chấu non
(Thức cùng rừng cháy)
4. Hồi Quang có những bài thơ suy tưởng kiểu thơ Chế Lan Viện, có bài giọng châm biếm (Trường phái… thơ, Xin trời cho con tí…lụt, Nông dân @.com), giọng đùa vui xuề xòa (Cậu tôi), giọng thổ âm bình dị thân thiết (Mự tôi), và hiện hiện một chất giọng riêng NHN. Bề sâu của chất giọng ấy là nỗi buồn thê thiết, bao phủ bên ngoài là niềm vui gượng gạo. Nhịp điệu chắc, khỏe, ào ạt. NHN dùng nhiều vần trắc, cắt rời dòng chảy tư duy, gần như làm mất đi cái dịu dàng, nhẹ nhà thường có trong nhạc thơ Việt.
Ta /còn cổ hơn /phố cổ
Lại ho, lại hắt hơi /khan
Mắt môi / mười năm chưa khép
Thởi gian mỏi mệt, thời gian
(Bóng xưa)
Mẹ lật đật theo cha xuống cùng cát đất
Con kịp muộn về khấn nén hương đêm
Kí ức thót tim, nhớ thương hằn vết
Con tóc bạc trắng rồi nhiều khi lẫn khi quên
(Kí ức làng Cao)
Tôi hùng hục đẽo cây, dựng lều, vạc đất…
Cứ phải thật lên gân, lên cốt khặc khừ
(Định vị…thơ)
Nếu nói về thi pháp, thơ NHN vẫn nằm trong thi pháp của thơ 1945-1975. Chịu ảnh hưởng rõ nhất của kiểu thơ kể người, kể việc, gọi nhau ơi ới, hướng về công chúng mà chia sẻ, động viên, cổ vũ ( thơ Tố Hữu: Lượm ơi, Huế ơi, mẹ Tơm ơi, Anh chị em ơi, Bác ơi, Việt Nam ơi, …): NHN lặp lại nhiều lần những tiếng gọi Cậu ơi, mẹ ơi, chị ơi, mình ơi, con ơi, đò ơi, rơm rác ơi, ve ơi, tuyết ơi, mưa ơi, mầm ơi…
Con về bên mẹ, mẹ ơi
Nấm đất nâu với một trời mộ bia
(Về với mẹ)
Em lên thăm chị sáng nay
Mới quen tiếng nhớ, vơi đầy chị ơi!
(Chị tôi)
Bốn mươi năm chẵn, làng ơi
(Chợ làng)
Những tứ thơ, lời thơ, giọng thơ như thế đã quá quen thuộc đến sáo mòn. May mà NHN còn làm mới được ở một vài phút sáng tạo tinh khôi, như tứ thơ này chẳng hạn
Gọi đò rát ruột đò ơi
Giật mình lũ vạc bay rời nhàu đêm
(Đò ơi)
Tôi bị hấp dẫn bởi những tứ thơ độc đáo của NHN. Tôi cũng phục tài anh ở chỗ, một thành phố hàng chục triệu dân mà anh có thể nén lại thành một file rất chặt, rất sinh động (Thị dân). Anh chộp được đường nét, thần thái sông nước miền Tây (Cam Phận), anh làm hằn lên nỗi khắc khoải miền Trung (Miền Trung). Anh tạc được vóc dáng, tính cách con người miền Trung- bình dị, hóm hỉnh mà sâu sắc (Mự tôi, Cậu tôi), đặc biệt anh cảm hiểu sâu sắc những người bạn thơ như Đào Trọng Thử (Bản chất), Hữu Loan (Màu Tím Hữu Loan), Hoàng Cát (Lưu lạc). NHN cũng có chất suy tư Chế Lan Viên, có chút nghịch ngợm khôi hài của Bùi Giáng (Thơ viết ở quán cóc), có cả cái cười châm biếm của Trần Tế Xương (Xin trời cho con tí…lụt). Nói thế để bạn đọc thấy được màu sắc thẩm mỹ trong thơ NHN là rất phong phú. Có được suy tư sâu sắc, có được tình cảm nồng nàn, có được những tứ thơ mới lạ và màu sắc thẩm mỹ phong phú, nhưng yếu tố đó đủ làm nên một tài thơ có sức hấp dẫn bạn đọc. Tứ thơ này ám ảnh tôi mãi về NHN
Đêm nghe tiếng lá miên man
Tiếng con dế đói ru đàn chấu non
Đêm nghe thảng thốt oan hồn
Sống tha hương, chết tha phương chốn này
(Thức cùng rừng cháy)
Tháng 01.2013
___________________________________________________________
Nguyễn Hòai Nhơn
Sinh năm Bính Thân tại thôn Bắc Hòa, xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch,Tỉnh Quảng Bình
Đã in
Phù du trần thế- thơ 1994
Câu hát quê nhà- in chung- 1997
Hồi ức chiến tranh-Ký-1995
Nhật ký tìm trầm-Ký-1996
Trên những nẻo đường chiến tranh- Ký 3 tập-1999
Những chặng đường đánh Mỹ-Ký-1999
Tự biết- thơ-2009
Hồi Quang-Thơ 2012
Giải thưởng:
Giải nhất thi thơ TNXP-TpHCM 1986
Giải nhì Hào Khí Đồng Nai 1000 năm Thăng Long –Hà Nội
Giải thi thơ của báo Va7n Nghệ- Hội Nhà Văn 2003va2 2004
Giải B Thơ. Hội VHNT Đồng Nai 2004
Giải thưởng tthơ làng Chùa 2012…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)