Sáng tác ca khúc, truyện ngắn và phê bình văn chương của Bùi Công Thuấn. Bạn cũng có thể đọc BCT tại http://yume.vn/buicongthuan
Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2010
CHUYỆN CÁCH TÂN THƠ VIỆT
CHUYỆN CÁCH TÂN THƠ VIỆT- PBVC của Bùi Công Thuấn
Saturday, 30. January 2010, 13:42:41
phê bình văn chương
NS Đoàn Quang Trung và NS Trần Lệ Hằng trình bày tác phẩm trong buổi sinh hoạt tất niên của Ban Âm Nhạc Hội VHNTĐN 30/01/2010
Ngày đầu xuân, trong tâm thức Việt Nam là ngày linh thiêng. Các nhà thơ thường có thơ khai bút. Họ dồn hết tâm lực, tinh anh, khí phách cho những dòng thơ đầu tiên ấy. Nguyễn Khuyến đã có những câu thơ khai bút thật ấn tượng
Ình ịch đêm qua trống các làng
Ai ai mà chẳng rước xuân sang
Rượu ngon nhắp giọng đưa vài chén
Bút mới xô tay thử một hàng…(Khai Bút )
Cái “xô tay” thử bút đầu xuân của cụ Tam Nguyên Yên Đổ thật khí thế. Cái khí thế ấy ở thời đại Hồ Chí Minh trở thành khí thế cách mạng
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta
(Mừng Xuân 1968-Hồ Chí Minh )
Có thể nói, thơ xuân Việt Nam rất phong phú. Bến Đò Xuân Đầu Trại của Nguyễn Trãi là cảnh xuân thôn dã nhưng giàu chất Đường thi
Độ đầu xuân thảo lục như yên
Xuân vũ thiêm lai thuỷ phách thiên
Dã kính hoang lương hành khách thiểu
Cô châu trấn nhật các sa miên
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi
Mùa Xuân Chín của Hàn Mặc Tử là mùa xuân lãng mạn
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý – Bóng xuân sang
Sóng cỏ xanh tươi gợn đến trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Xuân Xanh của Bùi Giáng thì không dễ đọc
Em hé cành cây xanh ngó lại cười nhau rộng mở hàm răng. Thu qua em khóc bốn mùa sương ướt tóc buồn bàn chân định bước về phía núi xa xanh sớm tím chiều hoang gió dại thu rừng thu rừng em ngó mắt nghe tai nắm cầm năm ngón nhỏ nghe bốn phía lạnh nằm trong trái tim. Máu xương lổ đổ biết mần răng đợi bóng sang hôm sau tuyết trắng như sầu băng thương nhớ. Em hé cành cây xanh cánh cửa bước vào trong cõi ấy bờ xa gió rộng chạy dài. Em khóc cho người nghe thổn thức sau khi cười cho thật sung sướng người nghe. Miệng em và. Trái anh đào lay lắt suối trong soi suốt một sớm mai tiên nữ đi về gót vang lồng lộng em ồ em! Ta định nói hai tay năm ngón một lời man dại yêu thương (Mưa Nguồn )
Thơ xuân Vy Thuỳ Linh lại đầy ắp hơi thở nhục thể
Hít gió bấc mùi hoa táo trắng
Và hương em
Thứ hương luôn quyến rũ Anh về căn phòng dập dìu đêm nào trên tay Anh tóc em cũng ngủ
Về ngôi nhà nhiều cửa sổ nhà tắm trong suốt thường gọi Anh vào với em và tường kính tràn hoa
muốn kéo ta ào xuống phố
Mắt dẫn bước vào xuân
Năm mới đóng những tranh chấp, bon chen vào năm cũ cho người người thân ái
ngừng lại chiến tranh, đói rét
Tất cả như nhau, quyền ăn Tết thanh bình
Phố búp xanh võng tơ mái biếc
Cột điện già dây giăng nắng lạnh
Vỉa hè chật ngày tháng Chạp
Bồng bềnh rừng đào má hồng tay ấm
Lộc giật mình thức mơ hồ hưng phấn
Ta đi tìm thời gian đã mất trong thời gian đang trôi
Thong thả yêu nhau bằng khí lực thanh xuân, giữa chớp nhoáng ngày đêm- tình huống nghiệt ngã
của tạo hoá
Tận hưởng xuân ngưng lại mùa huyền bí
Làm như quên tình tiết trai gái hôn cháy cả giao thừa…
Trên da thịt đôi ta, theo hơi thở Anh, mưa xuân đang ấm
Gió lên tình, vờ không phân biệt nổi mùi nàng với ngàn hoa
(Ngưng Lại Mùa Xuân – Vi Thuỳ Linh )
Lục bát xuân của Hoàng Cầm có những nét mới
Khi mùa xuân đến mắt em
Bỗng dưng biển sóng trào lên ngang trời
Dâng theo cả chín trận cười
Đậu chênh vênh bến mi dài rợp xanh
Khi mùa xuân đến mắt anh
Chon von dòng tóc
em thành sông xa
Bên này sông
đỏ phù sa
Bên kia sông
trắng nhập nhoà khói sương
Em thường khẩn nguyện
mười phương
Mà quên cánh gió
dẫn đường xuân đi
Đến nơi em cát khô lỳ
Gọi em em mải miết gì không thưa
Đến nơi anh ứa dòng mưa
Gạn trăm bến đục
Xuân chờ trong em
(Khi Mùa Xuân Đến)
Lục Bát cuả Nguyên Sa có nét cổ kính:
Thơ xuân áo vàng
Mùa xuân em mặc áo vàng,
Ở trong thơ cổ chim hoàng hạc bay.
Em vừa xoay nhẹ vai gầy,
Nhìn coi vũ điệu vào đầy giấc mơ.
Nhìn coi chỗ cuối bài thơ,
Nụ hôn màu đỏ trời cho rượu đào.
Anh nhìn em mới bước vào,
Nhìn xuân, xuân cát tiếng chào đầu năm.
Có khi nào bạn tự hỏi những bài thơ trên khác nhau thế nào không ? Bình thường khi đọc thơ, ta tiếp nhận ngay nội dung những gì nhà thơ phát ngôn qua câu chữ, sau đó lắng đọng xem bài thơ gợi trong ta những cảm xúc thẩm mỹ nào, và bất giác ta bật lên thành tiếng : thơ hay! Nhiều khi ta không thể giải thích được cái hay của bài thơ là gì. Cái hay ấy cứ ngân nga mãi trong tâm trí ta. Tuy nhiên trong những bài thơ trên, không phải bài nào ta cũng dễ dàng chia sẻ được những cảm nghĩ của tác giả, bởi vì ta vấp phải bức tường ngôn ngữ, và vì thế ta không thể cảm nhận được cái hay của thơ.”vô tri bất mộ” mà. Không hiểu thì không ái mộ. Thơ Nguyễn Khuyến và thơ Hồ Chí Minh thật dễ hiểu, nhưng nếu không có một chút tri thức về thơ chữ Hán, về thi pháp thơ Đường, ta không thể dọc bài thơ Nguyễn Trãi. Cũng vậy thơ Bùi Giáng được viết bằng một kiểu thi pháp khác với kiểu ngôn ngữ bình thường, khiến cho ngữ nghĩa trở nên hàm hồ, thật khó xác định đâu là điều tác giả muốn nói, nhưng nếu buông bài thơ ra, ta lại thấy như điều tác giả nói đang hiển hiện trước mặt
Những cảm xúc, suy nghĩ của các nhà thơ trước mùa xuân có lẽ không khác nhau nhiều, song thi pháp thơ của họ thì rất khác nhau. Điều này chính là sự cách tân trong thơ.
Chúng ta đã qúa quen với Lục Bát của ca dao, của truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh- Nguyễn Du ). Nhà thơ hôm nay không thể làm thơ Lục Bát như các cụ ngày xưa. Hoàng Cầm, Du Tử Lê và nhiều nhà thơ khác có nhiều nỗ lực để làm mới Lục Bát. Ca dao sử dụng chật liệu đời sống sinh hoat, sáng tác ngay trong môi trường lao động, nói bằng kiểu ngôn ngữ hình ảnh biểu cảm, bằng điệu nói hồn nhiên thể hiện cái tình chân thật dân dã. Lục Bát của Nguyễn Du bên cạnh những câu dân dã, là những câu thơ bác học, ngôn ngữ trau chuốt, tình ý sâu xa, những tứ thơ trác tuyệt. Nguyễn Bính đã kết hợp được Luc Bát ca dao và lục bát của Kiều, nhưng đem vào thơ “cái tôi”lãng mạn, tạo nên một giọng điệu mới
Thử so sánh sự khác nhau về thi pháp của những bài bát sau
Đu đủ tía, dền dền cũng tía
Khoai lang giâm, ngọn mía cũng giâm
Củi tre chen lẫn với trầm
Em chọn sao cho khéo kẻo lầm, bớ em !
(ca dao )
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Dăm hồng bụi cuốn chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh
(Đoạn Trường Tân Thanh- Nguyễn Du)
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi
(Chân Quê- Nguyễn Bính )
Hiện nay nhiều nhà thơ kết hợp Lục Bát với Tứ Tuyệt Đường Luật, nhưng có rất ít thành công, bởi thi pháp của hai kiểu thơ này rất khác nhau. Tứ tuyệt là kiểu thơ niêm luật chặt chẽ, thiên về tư duy trí tuệ. Đặc sắc của Đường thi là tứ thơ độc đáo. Các nhà thơ Đường đã khai thác hầu như mọi đề tài, mọi cảm xúc, cả hiện thực và lãng mạn, cũng không loại trừ sex (Hương Liễm Tập-Hàn Ốc). Nhưng cái làm nên đặc trưng thơ Đường là tứ thơ tư tưởng. Về mặt này, nhà thơ Việt Nam rất ít người vươn tới được.
Thuỵ khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi
(Xuân Vãn –Trần Nhân Tông- Hoàng Việt Thi Tuyển)
Dịch nghĩa
Ngủ dậy mở cửa sổ
Không biết rằng xuân đã về
Một đôi bướm trắng
Nương theo hoa bay dập dờn
Bài thơ là một hệ thống hình ảnh được ghi nhận thật khách quan, nhưng đó là tứ thơ, tư tưởng tình cảm của nhà thơ ẩn kín trong cấu trúc ngôn ngữ ấy. Tư tưởng của thơ Đường là tư tưởng an nhien của Đạo, trầm mặc củaThiền, và chất nhân văn sâu sắc. Để thưởng thức thơ Đường, người đọc phải dùng trí tuệ giải mã các tứ thơ. Phải có căn bản tư tưởng Thiền của Phật, tư tưởng An Vi của Đạo mới có thể thâm nhập vài hệ thống tứ thơ, và lúc ấy mới cảm nhận được cái hay của thơ Đường. Xin thử đọc :
Nhập Tục Luyến Thanh Sơn
Pháp Loa Thiền Sư(1284-1330)
Sơ cấu cùng thu thuỷ
Sàm nham lạc chiếu trung
Ngang đầu kham bất tận
Lai lộ hựu trùng trùng
Dịch thơ:
Nước thu in bóng núi gầy
Đỉnh cao chót vót gió lay ánh tà
Ngước nhìn mây núi bao la
Con đường phía trước bỗng xa nghìn trùng
(Vào cõi tục tiếc non xanh – Nguyễn Duy dịch)
Thơ Lãng Mạn (1930-1945) ở Việt Nam (Thơ Mới )là một bước cách tân quan trọng trong thơ Việt. Cốt lõi thơ Lãng mạn là “cái tôi” cá nhân chủ nghĩa. Hồn thơ là trạng thái cái tôi thoát ly thực tại đắm mình trong cõi mơ mộng thiên nhiên mỹ lệ là một yếu tố của thi pháp. Thể thơ thường được các nhà thơ Lãng mạn sử dụng là thể 7 chữ, 8 chữ, gieo vần liền hoặc vần cách. Ngôn ngữ, cảm xúc, tình ý của thơ Lãng Mạn khác hẳn với thi pháp thơ Đường. Thơ Lãng mạn thường sử dụng kiểu ngôn ngữ tượng trưng (Xuân Diệu), có cả ngôn ngữ siêu thực (Hàn Mặc Tử, Bích Khê). Xuân Thu Nhã Tập đã đẩy thơ Lãng Mạn lên một bước mới, thơ hình thức, mà sau này Trần Dần, Lê Đạt tiếp tục con đường hình thức chủ nghĩa của những người đi trước với ý thức ngôn ngữ và thi pháp mới hơn nữa. Xin đọc:
Bình Tàn Thu
Bình tàn thu vai phấn nghiêng rơi
Chén vàng dâng ướp nhạc lòng đời
Sương mùa lệ héo dặm đường hương
Cung phi dăng bướm buồn Nghê Thường
Sách đàn tay xõa ái tình chương
Cổ mây người nhạc dịu vườn tươi
Da xuân mười tám tuổi buồn người
Mi thơm chanh buổi chĩu buồn da
Rượu tóc loan tháng đượm mùa ngà
Sầu chùm tơ giấy giở mưa hoa
Người ơi người nẻo ngát tường nương
Hồn Tương Giang đàn dựa buồn hường.
(_Nguyễn Xuân Sanh-Xuân Thu Nhã Tập)
Nụ Xuân
Nụ xuân chớp đông
hoa xuân chợp hồng
Chũm cau tứ thì chúm chím
Ú ớ mơ ngần
một giấc chim xuân
Chiều bóng mây
hay mắt em rợp tím
Hè thon cong thân nắng cựa mình
Gió ngỏ tình
xanh nín lộc
giả làm thinh
(Lê Đạt )
Thơ Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975) có một bước cách tân so với thơ Lãng Mạn. Hiện thực kháng chiến là đối tượng chính của thơ. Công , nông , binh trở thành nhân vật chính. Cái tôi nhà thơ hoà vào cái ta quần chúng để thể hiện những tình cảm công dân. Giọng điệu chính của thơ không còn là giọng điệu riêng cuả nhà thơ mà là giọng nói của nhân dân lao động. Nhiệm vụ chính của thơ là phản ánh hiện thực để cổ vũ chiến đấu, để ca ngợi chiến thắng. Phương pháp chính của thơ là phương pháp Hiện Thực XHCN. Hình thức chính của thơ là thơ tự do và trường ca. Ngày nay thơ 1945-1975 được gọi là “thơ truyền thống”, để phân biệt với thơ hậu chiến. Tuy vậy nền thơ này với thi pháp đã thành “truyền thống” vẫn bám rất chặt vào cân não nhà thơ thế hệ kháng chiến khiến cho họ rất khó vượt thoát để cách tân. Vì đa số bạn đọc đã biết ít nhiều bài thơ của giai đoạn này nên tôi xin không nhắc lại. Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật… để lại dấu ấn thật sâu đậm ảnh hưởng trên cả nền thơ.
Cũng phải kể đến Thơ Tân Hình Thức cuối thế kỷ XX mà nhà thơ Khế Yêm và các đồng sự của ông học tập thơ Tân Hình Thức Mỹ làm mới thơ Việt hiện đại. Một bài thơ Tân Hình Thức có những đặc điểm sau : mỗi câu có một số chữ nhất dịnh. Nội dung là một câu chuyện được kể như văn xuôi. Kỹ thuật quan trọng của thơ Tân Hình Thức là kỹ thuật vắt dòng và những vòng lặp.
Bài thơ Tân Hình Thức Tay Trái Thơ Tay Phải Núi mỗi câu 6 chữ:
nhà thơ có việc vội phải
đi chuyến tàu nhanh tay trái
cầm theo bài thơ vừa làm
xong chưa kịp đọc tàu nhanh
chạy len qua những trái núi
như mọi ngày mây vẫn đánh
đai quanh sườn núi như mọi
lần nhà thơ cảm thấy một
trái núi tách ra nhà thơ
rời chuyến tàu nhanh tay phải
một trái núi tay trái còn
nguyên bài thơ chưa kịp đọc
(Đỗ Quyên)
Chủ nghĩa Hậu Hiện Đại là một trào lưu đa nguyên cả về chính trị và nghệ thuật. Nó phủ định những Đại tự sự, những niềm tin, những giá trị chân lý. Nó chủ trương phi trung tâm, thay vào đó là lai tạp ; phi hình thức, phá vỡ cấu trúc của tác phẩm, phá vỡ trật tự thời gian không gian; giải sáng tạo ; đem vào những yếu tố ngẫu nhiên, hoang tưởng, tạo nên một trạng thái rối loạn ngôn từ. Trong những “sáng tác” Hậu Hiện Đại của các “nhà thơ” trẻ đăng trên net, có quá nhiều sự thô bỉ, nhầy nhụa, hằn học, thậm chí lưu manh (ý của Đông La). Người ta không chú ý đến thuộc tính sáng tạo ra cái đẹp của văn chương, cũng là thuộc tính nhân văn của nghệ thuật. Vì thế cần xác lập đâu là văn chương, đâu là lợi dụng văn chương cho những mục đích cá nhân đi ngược lại với cộng đồng văn hoá. Nói như thế không có nghĩa là không có tác giả tác phẩm nghệ thuật Hậu Hiện Đại. Tâm thức và hình thức Hậu Hiện Đại chỉ là cái xác để nhà thơ thổi vào đó sinh khí, làm nên một sinh mệnh nghệ thuật đích thực.
hoe chân lời
Mùi quế hương lưu vong
tấm lưng trần liệm nắng
ngọn râu khoai lườm nguýt mặt đất
những bầu vú ra khơi vắt sữa mặt trời!
Se tháng năm vất vưởng đáy rốn
nhúm nhau dạt chân trời
không tổ chức
lụt bão
luật lệ
tử cung
sự giao lưu hoang hoải ngực Mạ
một ngày mai tinh khôi vân tay
một ngày thơ cô đơn rực rỡ mai San Francisco
hao gầy
bóng Mỹ
nợ nần
lửa khói
hoe đáy mắt phù du Thiên Cầm
phủ dụ kiếp biển
mùi nước mắm vàng lên chân lời Hồng Lĩnh
(Văn Cầm Hải )
Bài thơ này không có cấu trúc, nó là những mảnh hiện thực. Không có nhân vật trữ tình. Không gian và thời gian bị phá vỡ. Những yếu tố ngẫu nhiên, phi logic đặt bên nhau. Bài thơ để lại những ấn tượng về hiện thực cho người đọc, nhưng rất khó để tìm một logic cho hiện thực, vì thế nó hoàn toàn khác với “thơ truyền thống”. Đó là một bài thơ được cách tân về thi pháp.
Trở lại vấn đề cách tân thơ Việt, đã có nhiều nhà thơ, nhiều nỗ lực bứt phá thi pháp “thơ truyền thống” để làm mới thơ Việt. Đã có một thế hệ nhà thơ làm thơ khác với lớp trước, bước đầu đã có những thành công, nhưng con đường còn dài phía trước.
Nhìn vào quá trình phát triển thơ Việt, tôi nghĩ rằng, để cách tân thơ, trước hết nhà thơ phải có được một ý thức thẩm mỹ mới, thi pháp mới, kiểu ngôn ngữ mới và trên hết là tư tưởng, tình cảm mới. Thơ hôm nay quá cũ, vì vẫn quanh quẩn trong thi pháp “thơ truyền thống”: Thơ cổ điển, Lãng Mạn và thơ XHCN. Vẫn bộc bạch những nỗi niềm mà nhà thơ cách chúng ta hàng ngàn năm đã thổ lộ, vẫn dùng lại những từ ngữ, cách diễn đạt đã thành sáo rỗng, vẫn là giọng điệu cuả thơ 45-75, vẫn nhắc lại những kỷ niệm cũ. Rất ít nhà thơ có khả năng cách tân thơ. Nhưng tôi tin rằng, nhân tài thời nào cũng có. Họ sẽ tự mình làm nên một thời đại thơ mới. Điều ấy đã được minh chứng trong lịch sử thi ca dân tộc
Vài điều xin mạn đàm cùng quý độc giả trong những ngày đầu xuân này, biết đâu lại gặp được một tấm lòng tri kỷ với thơ. Mong lắm thay.
12/2009
Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010
TÂM SỰ TRÁI TIM
“TÂM SỰ TRÁI TIM”
(Đọc Gió Vẫn Thổi Về Từ Biển. Tập thơ Lê Quang Trang- NxbVăn Học 2009)Bùi Công Thuấn
1.Gió Vẫn Thổi Về Từ Biển là tâm sự trái tim của Lê Quang Trang (LQT), anh tâm sự điều gì ?
Tập thơ gồm ba phần : Dưới Tán Lá Rừng Già (52 bài), Sau Chiến Tranh (124 bài) và Nhữ ngTứ Thơ Bất Chợt (49 bài )
DƯỚI TÁN LÁ RỪNG GIÀ gồm những bài thơ được viết từ 1971 đến ngày toàn thắng 1975. Hiện thực đậm nét trong thơ LQT là sự ác liệt cuả chiến tranh và những hy sinh lớn lao mà tác giả chứng kiến trên đường hành quân
Hai nghìn cây số rừng
Hai nghìn cây số núi
Bom đạn trước mặt, sau lưng
Vắt, rắn, mưa đêm
Biệt kích rình
Và sốt rét
Vượt sông, vượt suối…
(Mai này, khi con lớn)
Nơi đây hố bom uốn đường làng ngoằn ngoèo
Mặt đất bạc những vết thương mưng mủ
Những thưở ruộng quên muà trồng tiả
Cỏ bông. Cỏ ống chen dày…
Ở đây những người chị goá chồng
Nỗi đau tưởng chai từng ánh mắt
Đưá trẻ mồ côi đi tìm ống tre, ống trúc
Mặt xịu dần khi thấy mộ cha
Tảng đá ong đầu tấm mộ bia
Dãi dầu trong mưa dầm nắng gắt
Đưá trẻ nhìn tôi, rồi quay về bót địch
Tia nhìn hằn lên
Ánh mắt cho chúng tôi hiểu thêm
Những khi súng nổ…
(Nơi tôi đến )
Ghi lại những nỗi đau thương trong của dân tộc, LQT hiểu được điều quan trọng này, đó là sức mạnh, bản lĩnh của cả dân tộc trong cuộc đối đầu lịch sử với kẻ thù. Một bản lĩnh tuyệt vời mà kẻ thù không thể hiều nổi
Cơn sốt rừng đốt tái những làn môi
Nhưng ánh mắt vẫn trong như nguồn suối
Địch càn chưa qua, B.52 đã tới
Đội hầm lên là bắt gặp tiếng cười
(Cánh rừng năm ấy )
Ở chiến trường
Tình yêu được nhân lên gấp bội
Khi trên đầu B.52 cứ dội
Và dưới hầm chúng tôi vẫn làm thơ
(Hơi ấm đồng đội )
Ở đâu LQT cũng gặp nhưng con người dũng cảm phi thường trong đời sống bình thường , đó là cô giao liên toả sáng giữa rừng, Anh du kích dạn dày chiến đấu, người cán bộ dân vận năng động từng trải, những bà mẹ cách mạng với tình thương con tuyệt vời…
…Người đầu tiên tôi gặp ở vùng này
Là anh Tư có nước da bóng nhẫy
Một vết thương xẻ dài cánh tay
Tiếng cười to và bao giờ cũng ngắn
Câu đầu tiên
Anh nói với tôi
“Còn cái be sườn cũng đánh “
( Nơi tôi đến )
Khi em là cô giáo giảng bài
Khi thợ cấy ngày muà bận rộn
Bưã cơm chiều hôm nào cũng vội
Đội khăn theo du kích lên đường
Em xôn xao với hơi thở chiến trường
Trăn trở tìm hồi sinh cho đất
Em bé nhỏ trong cái nhìn cô bác
Đột lớn lên sau trận san đồn…
(Người nữ cán bộ trẻ ở vùng ven.1974)
Tôi không nhớ bao nhiêu lần đã khóc
Trước những bà má không sinh ra tôi
Đó là những lần mới về với má dăm ngày, đã tạm biệt, tôi đi
Và những lần đột ấp, nhìn tôi ăn cơm, má vuốt tóc tôi mà vẫn không tin là thật
Trong mệnh lệnh của tôi,
từng thôi thúc cả trăm người xông vào đồn địch
Từng dự bàn bao nhiêu chuyện lớn lao
Nhưng trước má với bàn tay gầy và vầng trán nhăn nheo
Tôi thấy mình vô cùng bé bỏng!
Má không sinh ra tôi nhưng cho tôi sự sống
Khi má cắn răng chịu đòn khảo tra
mà không chỉ căn hầm bem dưới đó tôi ngồi
Lít gạo dành chống càn, chôn xuống rồi,
má còn bới lên nấu cháo cho chúng tôi…
(Trước những bà má không sinh ra tôi)
Điều quan trọng cuả một cây bút làm thơ là ở chất thi sĩ . Không có chất thi sĩ thì không thể thành nhà thơ, có chăng chỉ là người ghi chép hiện thực. Chất thi sĩ ở LQT thể hiện ở sự tinh tế trong quan sát hiện thực, ở tấm lòng đầy ắp yêu thương với cuộc sống , với con người, và ở những suy tư sâu sắc về ý nghiã sự sống, ý nghiã sự hy sinh. LQT thể hiện được cái đẹp của cuộc sống gian khổ hy sinh bằng cái nhìn giàu chất nhân văn, thể hiện được bản lĩnh đẹp phi thường của một dân tộc trên con đường đi tới tương lai .Bài Khuôn Mặt Đám Cưới và Tiếng Ru Người Mẹ Trẻ là những bài thơ xúc động
Rất đơn sơ là đám cưới chiến khu
Con gái không mặc áo dài
và con trai không đeo cà vạt
Nhưng bù vào những khoang mất mát
Là tấm lòng đem đến tự muôn nơi
Đám cưới vui nhiều là lũ trẻ con thôi
Được mặc áo hoa, hò la và ăn cỗ
Cô dâu luôn giữ nụ cười lặng lẽ
Như gửi nỗi niềm xa lắc xa lơ
(Khuôn mặt đám cưới )
Chị ngồi đưa võng cho con
Hát một điệu dân ca quan họ
Đưa tôi trở về nỗi nhớ
Ngày nào mẹ ru trong nôi…
…Cháu ngủ rồi nên đâu có nghe
Thành tôi là người nghe tất cả
Râm ran trong lòng một điều kỳ lạ
Thật tâm tình và cũng thật mênh mông
Trước mặt tôi là tình mẹ giăng giăng
Tôi cứ nhìn vui không chớp mắt
Trong hành trang của tình yêu đất nước
Lại một tiếng- ru- người -mẹ lên đường.
(Tiếng ru người mẹ trẻ )
Ý thức sâu sắc của LQT về hiện thực tạo nên những câu thơ ấn tượng
Hai chiếc cáng thương các anh chở bằng một xe
Tôi bắt gặp ở Ngã- ba – bông- giấy
Cái đầu tiên sau câu chào hỏi
Là giọt máu thương binh rơi
Hoa giấy rung rinh
Và tôi thì lặng người
Tiếng pháo tiếng bom bên kia ngọn đồi
Chiến trường ấy thực hơn ngàn chuyện kể
Tôi bất giác nhìn vào vùng nước nhỏ
Dáng đất nước này trong máu bạn bè tôi
(Ở một ngã ba)
Đặc sắc thơ ở phần này là những bài thơ kể chuyện có giọng tâm tình hướng nội (đây là giọng chủ đạo của thơ LQT). LQT có cách kể mộc, suy tư nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, kết hợp với sự bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, tạo nên những hiệu ứng sống thực tác động vào trái tim người đọc. Tình cảm tinh khôi cuả LQT đã tạo nên những bài thơ đẹp, có sứcvang vọng và để lại bao yêu thương trân trọng với những tháng ngày kháng chiến đã qua (Khuôn mặt đám cười,Tội ác kẻ thù là huỷ diệt các loài lan, Ở một ngã ba, Lằn cờ,Trước những bà má không sinh ra tôi, Phồ nhỏ). Tuy vậy LQT không thành công ở những bài miêu tả sử thi cuộc kháng chiến thắng lợi trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975(Sài gòn vào trận)
Phần II : SAU CHIẾN TRANH (124 bài ) gồm những bài thơ được sáng tác từ 5/1975 đến 2008, một khoảng thời gian trên 33 năm với những biến động lớn lao cuả lịch sử. Những biến động này có dội vào thơ Lê Quang Trang. Trước hết đó là những ngày vui đại thắng (Để có những ngày này), rồi những ngaỳ tháng chống xâm lược Pôn Pốt và bành trướng Bắc Kinh (Tiếng sóng phiá chân bán đảo, Giặc đến nhà, Thăm con trên chốt, Mưa nguồn,Khói bếp chiều ở bản.); những tháng ngày xây dựng đất nước, xây thủy điện (Hôm nay, chiến dịch; Sắc hoa Pơ lăng) ; Đất nước hội nhập và phát triển (Đất nước tháng năm này , Đường Dài )
Kể sao hết niềm vui khi ta cặp bến bờ
Nam bắc tưởng chẳng còn không gian nữ
Tay bắt tay mắt cay vì lệ ưá
Thống nhất nước nhà lệ ấm ở bàn tay
(Để có những ngày này),
Mẹ đến thăm con ngủ lại giữa chiến hào
Giường làm vội bằng chiếc ki khiêng đất
Thương con và bạn bè, mẹ nằm không chợp mắt
Trăng rừng soi, mắt mẹ như sao
(Thăm con trên chốt)
Ô kià, pơ-lang như nở sớm
Để đất trời cao nguyên đỏ thêm
Đập Yaly gồng mình ngăn nước lại
Cho một ngày dòng điện sáng thêm
Sau Hoà Bình giờ lại đến tây Nguyên..
(Sắc hoa pơ-lang)
Nhưng thơ LQT là thơ suy tư. Nhà thơ ngẫm nghĩ nhiều về những vấn đề của đời sống . Ngẫm nghĩ, tra hỏi và lý giải. Đó là một người hiện diện trong mọi hoàn cảnh, nhìn những vận động đang diễn ra với cái nhìn đầy trách nhiệm với đất nước, với dân tộc và thời đại mình đang sống.
Có hôm nay ta hiểu sự hy sinh
Ta hiểu giá một thân cây mảnh đất
Ta hiểu giá sự tự do độc lập
Để hôm nay sáng mãi nụ cười
(Để có những ngày này)
Cũng cây lúa với lòng người và đất
Hai mươi tấn một hec ta, đó là hiện thực
Cho tôi hiểu thêm giá trị lao động con người
(Luá Đại Phước )
Trở lại chiến khu gặp mắt lá rừng Tuyên
Hiểu lẽ sống một thời cha ông đã trải
Quá khứ đi qua không bao giờ trở lại
Nhưng phẩm chất kia thì không thể phai mờ
(Sau mắt lá rừng Tuyên)
Trước hết và xuyên suốt chặng đường thơ này là những kỷ niệm của thời chiến đấu trước 1975.Những kỷ niệm này trở đi trở lại, làm ánh sáng soi đường cho những bước chân đi tới phiá trước, là thước đo giá trị, phẩm giá trong cuộc sống kinh tế thị trường, là phần tinh khôi nhất của hồn thơ LQT, cũng là phần trong sáng nhất của nhân cách con người VN trong lúc giao thời (Mặt trời trái tim tôi, Cánh rừng thức dậy, Ngã rẽ, Cây lá lụa đầu ô yên Phụ, Khoảng cách, Quảng trị…)
Lúc ở rừng còn chút cơm khô
Cũng đem lại đêm vui coi là hạnh phúc
Vượt mười cây số đường rừng để gặp nhau một lúc
Gian khổ nhiều xiết chúng mình lại với nhau
Ấy là chưa kể về những kỷ niệm vùng sâu
Nếu mày chết… hay nếu như tao chết…
Không yêu ai hơn khi cùng nhau đột ấp
Nghĩ rằng tình đời chẳng thể nào vơi
Mỗi đưá về một thành phố xa xôi
Thật kinh sợ khi một ngày gặp lại
Những chi tiết ló ra trong lời noí
Trong nghĩ suy…
Đã mỗi đưá một đường
(Ngã rẽ. 1981 )
Tóc có rụng thêm, da có nhăn thêm
Ta không tiếc những tháng ngày đã mất
Cuộc kháng chiến dạy ta điều chân thật
Biết yêu người và yêu chính bản thân ta
(Vể lại nơi bảy năm trước đã ra đi)
Những người lính vô danh
Sống hào hùng suốt một thời đánh giặc
Giờ đối mặt với cuộc đời thường nhật
Lý tưởng thì xa, cơm áo thì gần
Mầu áo năm xưa dù có bạc dần
Nhưng lồng ngực vẫn con tim ấm áp…
(Khoảng cách . 1988)
Không phải LQT không có những bức xúc trước thực tại đất nước và đổi thay của lòng người (Sau một ý nghĩ quen, Trong tầm nhìn có thực,Ngày Mai anh lên đường, Bạn tôi xây nhà mới, Ánh sáng từ bóng tối, tuổi năm mươi, bi kịch, Bến chìm,Đối lập,). Điều làm anh nặng lòng là sự phát triển của đất nước, sự vỡ tan như bọt nuớc của những ảo tưởng, cuộc sống đói nghèo của nhân dân.
Thời chưa xa ta nhập với mọi người
Hoà mầu xanh để thành rừng bát ngát
Bao sức lực chống chèo trong nước xiết
Thấy ấm lòng trong âm nhịp hò reo
Trải nắng mưa vầng trán đã nhăn nheo
Lại đối diện trước ngọn đèn, trang giấy trắng
Đối diện với tâm hồn có bao điều hụt hẫng
Giữa đêm dài vắng lặng mênh mông
(Đối diện .1990)
Đất nước sau chiến tranh giao mùa luân chuyển
Không ít kẻ gian manh và thực dụng giàu lên
Người lương thiện đã nghèo lại khốn khó thêm
Cái thị hiếu người đời như cũng khác
Ngòi bút anh cầm cũng vênh lên ngơ ngác
Trước đồng tiền, bát gạo, lương tri…
(Ngày mai anh lên đường)
…trước những cánh rừng đại ngàn và cổ thụ ken dày
và lòng đất dưới chân ta ấp ủ bao hy vọng
nhưng đã có rất nhiều bong bóng
cứ tan ra giữa nắng thực cuộc đời
chống xâm lăng như sợi giây lien kết lòng người
im tiếng súng sao quá nhiều ngã rẽ…
(Vang vọng tháng tư. 1995)
Sau nhiều suy tư về lẻ đời về những chân lý cuộc sống (Sau mắt lá rừng Tuyên,Ngày mai anh lên đường, Đối diện, Đi lại đường rừng, Vang vọng tháng tư, Phiá xa xanh), nhà thơ tìm được con đường cho đời mình là trở về với nhân dân, ở đây nhà thơ tìm thấy hạnh phúc thanh xuân (Trên cầu vồng Bạc Liêu, Sắc nắng ngày thường,Gió cát, Dải đất hẹp, Đêm nay chị ngủ ở thị xã, Gió vẫn thổi về từ biển, Sắc trắng hoa kim anh, Trong lòng chúng tôi Hà Nội, Luá Đại Phước, Trước sóng và trước gió, Những bàn chân không mỏi, Với cô bão mẫu, Rau ngoại ô, Người trồng hoa, Những tia sáng, Những nỗi niềm sau lũ, Những trái tim đập nhịp với con tàu).LQT cũng tìm thấy cái đẹp của cuộc sống hôm nay: Đàlạt đẹp (Một vùng cao mát mẻ), Nhìn hoa sưã nhận ra vẻ đẹp của thành phố (Hoa sữa). Những câu thơ viết về nhân dân lao động đẹp và tươi xanh như sự sống không hề có những day dứt ưu tư. Bâng khuâng A Lưới là một bài thơ hay. Viết về cụ già trồng hoa, LQT cũng cò những dòng thơ sinh động và suy tư ý nhị.
Cụ hàng xóm kề hàng rào nhà tôi
Tuổi đã cao tóc và râu đã bạc
Đôi bàn tay gânxanh chằng chịt
Nhưng cánh tay bắp thịt vẫn săn vồng
Những luống hoa do tay cụ vun trồng
Cứ xanh biếc suốt muà xuân mùa hạ
Như cây lá chắt chiu từng giọt nhựa
Bỡng bừng lên sắc lạ cuối mùa đông…
Có biết bao nhiêu cụ ở trong làng
Trái tim đập cùng tuần hoàn dòng nhựa
Lặng lẽ hiến đời mình cho hoa nở
Cho xuân về đời ý vị hơn lên!
(Người trồng hoa.1980)
LQT cũng đối thoại chia sẻ, suy gẫm về những con người của qúa khứ và đương thời, về Đề Thám (Từ những câu chuyện lưu truyện, Thăm đền Hùng ) về Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Thi , nhà báo Nguyễn Ngọc Hải (Trong chúng tôi có một người, Mất và còn, Ánh sáng từ bóng tối, Người mang lửa , Dòng chảy ngầm phiá sau làn áo mỏng). Đó cũng là một cách bày tỏ những nghĩ suy của anh với cuộc đời, mà chân lý đang hiển hiện nơi những con người cụ thể mà anh đối thoại. Chân lý ấy là tình người, là giá trị nhân văn, là nhân cách làm người.
Nén nỗi riêng anh chịu trầm uất một mình
Dù bức bối rừng, bức bối cây,trớ trêu thay, cả bức bối bởi tình đồng đội.
Nhưng trên mấy nghìn trang văn vẫn đầy ánh sáng của tương lai và tình người nóng hổi
Có phải để viết được những dòng này anh phải chịu đựng gấp đôi.
(Ánh sáng từ bóng tối-Nhớ Nguyễn Thi )
Giữa nhộn nhịp hoang vu
Lòng người chừng tĩnh lại
Xin làm nhành hoa dại
Vì Con Người, Tình yêu !
(Chiều trên đảo Margette. 1986)
Tình cảm dành cho cha mẹ là một trong những tình cảm cội nguồn của thơ LQT ( Thức đêm với mẹ ở thị trấn ven sông, Dáng mẹ trên đồng, Với con sông quê ngoại) Hình ảnh người mẹ nghèo, tảo tần lo cho con khôn lớn để lại thật nhiều tình yêu thương và quan trọng hơn tình mẹ giữ hơi ấm cho nhà thơ giữa giá lạnh cuộc đời . Từ người mẹ ruột thân yêu LQT sẻ chia tấm lòng của những bà mẹ VN chịu đựng bao đau thương mất mát trong chiến tranh (Lòng Mẹ, Thăm con trên chốt)
Dáng mẹ trên đồng cho con biết yêu thương
Nườc da nâu và bàn tay thô ráp
Biết quý trọng và nâng niu hạt gạo
Giữ tim mình biết ấm những ngày đông
(Dáng mẹ trên đồng)
Trong thơ LQT còn một nhân vật khác, tuy không rõ hình hài nhưng lại là người chia sẻ với LQT nhiều nỗi niềm, đó là nhân vật em. Có thể đó là người bạn đời, là cô giao liên giản dị mà anh hùng , hoặc một cô gái gặp bất chợt trên đường hành quân (Cảm xúc, Nhớ mai vàng). Em là ước mơ đẹp (Con chim xanh ), Em cũng có thể chỉ là nhân vật gỉa định để nhà thơ thổ lộ tâm tình (Tro tàn quá khứ, Em đến, trước mùa xuân, Mơ gió, Tín hiệu tình yêu, Sonnet tro tàn, Bất chợt, Đón giêng hai, Trong mắt nhau, Tình yêu, Cánh cửa hồn người, Trên chuyến bay ra Hà nội, Khoả thân ). Là nhân vật của những phút giây tâm hồn nhà thơ bay trong cõi trời lãng mạn (Chờ đợi, Gió lạnh, Hoàng hôn mưa,). Bài Mặt Trời Trái Tim Tôi là một bài thơ hay và cảm động về em. Bài Bao giờ đến hẹn bộc lộ tư chất tài hoa của LQT. Tuy vậy, thơ tình LQT giàu chất lý trí vì thế khó hấp dẫn được người trẻ đang yêu.
Đi cùng em, anh không dám nói nhiều
Em bình dị và thân yêu quá đỗi
Đến với e qua tháng năm đồng đội
Nên bây giờ hạnh phúc cứ nhân lên
(Mặt trời trái tim tôi)
Bữa cơm ngày thường , anh cùng em ăn
Anh hay trách bữa cơm đơn giản quá
Em lặng im rồi bỗng cười xí xoá
Anh thấy mình như có lỗi cùng em
(Bữa cơm thường )
Như sớm mùa xuân mặt trời lên náo nức
Có em, cuộc đời đẹp hơn, giàu hơn
(Cánh cử hồn người )
LQT đi nhiều, ghi nhận và suy tư nhiều. Nơi nào, ở đâu anh cũng hiểu ra đôi điều về chân lý: Kiến An, Trung du, Điện Biên, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Lạt, Huế, A lưới ,Tây Nguyên, Chợ nổi miền tây, Bạc Liêu, Budapest, Margette,..và bàng bạc một tình quê hương đằm thắm, dù là Hà nội hay thành phố HCM (Trong lòng chúng tôi Hà Nội, Gặp gỡ Hà Nội, Thành phố tôi yêu,Hoa sữa) Anh phát hiện ra sức sống mạnh mẽ của dân tộc, cảm nhận được những vẻ đẹp tinh tế của quê hương và thể hiện được thành chất thơ mà không dễ cất thành lời.
Mưa với hoa.Và đạn bom. Đồng đội.
Sống trong tôi một trọn vẹn Điện Biên
Và con đường cả dân tộc đi lên
Điện Biên Phủ, nhắc một thời chói sáng
(Điện Biên)
Thành phố nhìn như thế giới sao sa
Trong mắt em hiện hình bao ngọn nến
Gió lạnh thổi, gợi một vùng biển lớn
Mà chúng mình vẫn ao ước bấy lâu
(Thành phố tôi yêu)
Tôi yêu đất nước này vì trong đó có em
Có gian khổ, vui buồn đã trải
Như con nước cứ muôn đời chảy mãi
Thấy lịch sử đi lên qua mỗi bước luân hồi
(Những nỗi niềm sau lũ)
LQT cũng bộc bạch những tâm sự riêng, nỗi niềm riêng (muà thu sinh con ), tâm sự cô đơn (Đối diện ) suy tư về nghề thơ (Trước cánh đồng vừa gặt, Nghĩ về nghề); Sững sờ khi tóc bạc (Khói tre bay) ; thao thức về con người (Linh cảm); chia sẻ với người đàn bà bất hạnh (Người mộ đạo ) , thương một tiếng trẻ rao đêm (Đối lập), xin cho một cháu bé lai được vào nhà trẻ (Với cô bảo mẫu) suy gẫm những chuyện kể về Đề Thám (Từ những câu chuyện lưu truyền), nhìn lục bình trôi mà suy tư về sự trôi chảy của thời gian (Thời gian không đứng đợi), tâm nguyện làm hoa dại (Chiều trên đảo Margette) và hồn nhiên hiện sinh phút giao thưà (Giao thừa). Nhiều khi LQT cảm thấy cô độc thăm thẳm, thế sự nhoà đi trong nước mắt của anh. Có lúc anh đã đuối sức, muốn nhập Thiền (Nhập Thiền ).Bài Tuổi Năm Mươi thật sâu sắc và cảm động.
LQT gắn bó với nhân dân và dân tộc, hiểu biết sâu sắc về lẽ đời cùng với tấm lòng bao dung khi đánh giá hiện thực, nhờ đó anh vượt qua được bi kịch của người trí thức, dù rằng nỗi trăn trở vẫn cháy khôn nguôi trong tâm hồn nhà thơ.
Bao buồn vui nửa thế kỷ đi qua
Một mình với đêm, ly rượi vàng trong vắt
Thế sự soi trong giọt nước mắt nhoà…
Cũng chẳng biết nên buồn hay nên vui
Giữa nồng ấm và vô tình lạnh nhạt
Tự băng lấy vết thương, đừng để rơi nước mắt
Để biết rằng anh đã tuổi năm mươi
(Tuổi năm mươi)
Thèm ăn chay niệm Phật
Mê tịch mịch chùa chiền
Màu nâu sồng chân mộc
Hài hoà cùng thiên nhiên
Yêu hương sứ hương sen
Khói hương trầm quyến rũ
Muốn gột hết bụi trần
Cho hồn mình lặng gió
(Nhập Thiền )
Đề tài và cảm xúc thơ của LQT khá rộng. Tuy vậy, đến thời điểm 2009, LQT ít có thơ về đời sống công nghiệp, về người công nhân (trong các nhà máy, công ty nước ngoài), về hội nhập thế giới. Anh cũng không quan tâm đến những vấn đề có tính toàn cầu, hoặc những vấn đề vai trò, vị trí của VN trên thế giới (VN trong tương quan Asean, với Châu Âu, với Trung Quốc…). Hồn thơ anh thuộc về quá khứ
Phần III : NHỮNG TỨ THƠ BẤT CHỢT, Phần này tác giả gọi là Những Tứ Thơ Bất Chợt vì hầu hết mới ở dạng ý tưởng được diễn đạt qua một hình ảnh nào đó. Nhưng đa số là những suy nghĩ trực tiếp, là phát ngôn trực tiếp của nhà thơ về thế sự. Vì thề chất thơ chưa định hình, mặc dù có những bài đã có dáng dấp thơ.
So với hai phần trên, phần này kém sút hẳn về chất thơ.Tình cảm thơ không còn tươi nguyên sự sống. Ẩn sau những câu chữ là những suy nghiệm thấm thiá buồn về tình đời, về con người hôm nay. Nỗi buồn vì tuổi già sức cùng lực kiệt (Đường đạn) vì đời phù du (Phù du, phù dung; Giác ngộ, Một lần) . Nhà thơ cảm thấy đơn độc vì xung quanh bạn bè ngày xưa chẳng còn ai (Đồng đội, Giật mình), mội trường xã hội toàn kẻ xấu kẻ ác, kẻ gian dối. Hiện thực còn nhập nhoạng tranh sáng tranh tối (Nghịch lý , Vùng tối ,Tranh tối tranh sáng, Ân hận, Nhận diện, Nhân và quả), lý tưởng trước kia đã chết mòn vì tham nhũng (Chết mòn). Luật pháp không nghiêm (Hai câu, Nói dối). Sống là sống khổ vì luôn phải đối phó (Đời), những người càng tài năng càng phải gánh lấy số phận bi đát (Tài năng và số phận). Có lúc anh đã phải Đầu Hàng vì bất lực trước trang giấy. Giọng thơ anh không còn đằm thắm trước thực tại, không còn là giọng reo vui lý tưởng thuở cầm súng đánh giặc
LQT cũng lưu ý người đọc về những trải nghiệm của mình. Đừng bán rẻ danh dự (Danh dự), đừng sống Hèn. Phải biết khiêm tốn (Tự phụ), đừng Ngây thơ trước cuộc đời, hạnh phúc phải qua đau khổ mơí Thấm. LQT khẵng định chân lý này với người cầm quyền:
Nhà nước của dân do dân vì dân
sao mới một phần hai thế kỷ
mà đã bao phen bão lốc
Hỡi những ai đang trên nấc thang quyền lực
có nhớ chăng “chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”!
(Dân )
Chân lý sau cùng LQT đặt làm nền cho mọi nghĩ suy của mình là gắn bó với nhân dân như lời mẹ dặn
Con sẽ tự tách khỏi cộng đồng nếu không thấy niềm vui
Khi đất nước hoà bình hay ngày nước nhà thống nhất
Và con sẽ “đứt gánh giữa đường” nếu trên đường kiếm tìm hạnh phúc
Còn để lo âu trong mắt trẻ thơ và nếp nhăn trên trán những mẹ nghèo
(Lời mẹ)
2.Những đặc điểm chung của thơ Lê Quang TrangGió Vẫn Thổi Về Từ Biển gồm 225 bài thơ được sáng tác từ những năm 1971 đến 2008 (37 năm ) có thể được coi là thơ của một đời người trong những biến động lớn lao của lịch sử. Vâỵ hành trình tư tưởng và nghệ thuật cuả LQT vận động thế nào trong suốt chặng đường dài ấy
Thơ LQT nằm trong dòng chảy chung của thơ “truyền thống “ VN những năm kháng chiến và những năm đất nước thống nhất. LQT bám sát hiện thực, khám phá hiện thực. A không tập trung phản ánh hiện thực mà suy gẫm về hiện thực để tìm ra ý nghiã tư tưởng của đời sống. Mỗi bài thơ của LQT là dòng tâm trạng, có khi đối thoại, có khi độc thoại, có khi chia sẻ, có khi ca ngợi. Nhưng dù viết thế nào, LQT cũng thể hiện sự chân thực trong trẻo của hồn thơ và ngòi bút chân thành trong từng câu chữ tự nhiên. Sức hấp dẫn của thơ LQT xuất phát từ những quan sát tinh thề, những suy gẫm sâu sắc, cách thể hiện tự nhiên như kể chuyện và sự chân thành với bạn với đời trong quan hệ cuả nhà thơ với người đọc.(Khuôn mặt đám cưới,Tiếng ru người mẹ, Ở một ngã ba, lằn cờ, Trước những bà má không sinh ra tôi, Phố nhỏ, Cây lá lụa đầu ô Yên Phụ, Trong Tầm nhìn có thực, Bạn tôi xây nhà mới, Giao Thưà, Khỏa thân, Bình minh chợ nổi, Bao giờ đến hẹn…).
LQT thành công đặc biệt ở những bài kết hợp được sự ghi nhận sắc xảo hiện thực với suy tư sâu sắc về chân lý qua giọng thơ tự nhiên, chân thành trong những bài thơ kể chuyện mà câu thơ gần với văn xuôi. LQT ít có câu thơ hay nhưng có nhiều bài thơ hay. Cái hay không nằm trong câu chữ mà toát ra từ cái nhìn phát hiện cái đẹp cuả cuộc sống, từ tấm lòng thấm đẫm tình người tình đời, và từ giọng kể chân thành .Vì thế , nếu chỉ đọc những câu thơ trích thì khó nhận ra cái hay của thơ LQT mà phải đọc cả bài, đọc nhiều lần và lắng tâm hồn mình lại. Phải đọc thơ LQT bằng tình yêu con người, yêu cuộc sống yêu chân lý, yêu cái đẹp mới thấy được những giá trị thẩm mỹ của thơ anh. Ngôn ngữ thơ của LQT là ngôn ngữ mộc cuả đời thường, nhưng khá chắt lọc, ngôn ngữ của suy tư. Giọng thơ anh là giọng kể, đối thoại, độc thoại tự tình, điệu thơ là điệu noí tự nhiên của tấm lòng tri kỷ .
Càng về sau thơ LQT càng nghiêng về suy tư , thiếu chất sống của đời, khiến cho sức quyến rũ bị giảm đi (Ngày về, Gió lạnh,Tình yêu, Thăm nhà lưu niệm Xuân Diệu, em đến,…). Còn một nguyên nhân nữa khiến cho ngòi bút LQT trở nên ngập ngừng, thậm chí “đầu hàng” trước trang giấy trắng, đó là thơ LQT là thơ hướng về hiện thực, lấy hiện thực làm đối tượng cảm xúc và khám phá. Khi hiện thực xã hội Việt Nam chuyển từ cuộc chiến đấu cho lý tưởng độc lập tự do sang hiện thực kinh tế thị trường, dường như mọi giá trị đều đảo lộn. LQT không còn mảnh đất lý tưởng để bay bổng. Trái lại, anh phải “Đối diện” với những “ngã rẽ”, những “đối lập “ những “khoảng cách “, bị quay quắt trong những “bi kịch”, phải trăn trở với bao điều “nghịch lý”, sống trong tình cảnh người trí thức long đong (Tranh tối tranh sáng ), bao ước mơ tan như bọt bong bong, mà con đường phiá trước còn dài (Đường dài ). Năm mươi tuổi anh thấm thiá Thiên mệnh, ngộ ra cõi đời phù du, mỏi mệt, muốn nghỉ ngơi bên cây cảnh (Xuân già).Thơ của anh vận động theo tư tưởng của anh. Từ thơ kể chuyện đời sống chiến đấu lao động dào dạt sự sống tươi nguyên chuyển sang thơ suy tư thế sự, chất suy tư ngày càng lấn át hiện thực. Dù anh ý thức được rằng cội nguồn cảm hứng thơ là nhân dân, và a cũng có được một số bài thành công nhưng không nhiều (Giải đất hẹp. Giặc đến nhà,Thăm con trên chốt, Sắc trắng hoa kim anh, Lúa Đại Phước, Bâng khuâng A Lưới, Sắc hoa pơ-lang, Bình minh chợ nổi , trước sóng và trước gió, Những bàn chân không mỏi, Rau ngoại ô,)
Nếu bỏ qua yếu tố tác giả trong thơ, thì có thể nhận thấy rằng, nhân vật trữ tình trong thơ anh là con người VN tinh khôi, trong vắt những phẩm chất lý tưởng. Con người ấy đã trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ hy sinh, những năm tháng trăn trở xây dựng đất nước và hội nhập, đã trải qua những dằn vặt để lý gỉai và giữ mình mãi sáng trong, dù hiện thực ngày càng bề bộn phức tạp với bao ngã rẽ. Con người ấy mang vẻ đẹp nhân văn VN, và bên trong nó, ở bề sâu, là sức mạnh và bản lĩnh VN. Con người ấy đằm thắm, thiết tha lắm dù cuộc sống có bao điều bức xúc mả đôi khi khó có có thể kềm chế để không lên tiếng nói phê phán. Con người ấy hoà trong nhân dân, một nhân dân sôi nổi, trẻ trung, sinh động, đang ào ạt tiến về phía trườc mà không gì có thể cản được bước chân lịch sử. Trong dòng chảy lịch sử ào ạt ấy, nhân vật tôi vưà đi vừa suy gẫm và nhận ra ánh sáng soi đường từ nhân dân, từ đó hồn thơ cất lên tưoi đẹp, mới mẻ đến kỳ lạ. Nói cách khác, tập thơ giúp khám phá lại con người VN trong thời đại đã qua, để vững tin vào tương lai, mà chắc chắn sẽ rạng rỡ, dù rằng con đường còn dài
Cái đọng lại sâu sắc nhất ở tập thơ này là những nghĩ suy trăn trở về đất nước, về cuộc sống, về tình người với tinh thần trách nhiệm cao của người trí thức. Hình ảnh con người Việt Nam sáng trong, đằm thắm, mạnh mẽ trong suốt trường kỳ kháng chiến và xây dựng đất nước là một thành công khác của tập thơ, tạo nên giá trị thơ LQT. Người đọc tìm thấy sự chia sẻ những khám phá về nhân dân, về dân tộc, về những lẽ đời từ nhân vật ấy. Tôi nghĩ đó là những Tâm Sự Trái Tim mà LQT muốn chia sẻ. Những tâm sự ấy đủ làm nên những dấu ấn của một đời thơ trong lòng người đọc.Xin cùng tiếp tục cuộc hành trình với thơ anh
Chân trời mới mở ra bao khát vọng
Nào, lên đường, muà hạ đón ta sang…
(Đón giêng hai)
Tháng 12/2009
(Đọc Gió Vẫn Thổi Về Từ Biển. Tập thơ Lê Quang Trang- NxbVăn Học 2009)Bùi Công Thuấn
1.Gió Vẫn Thổi Về Từ Biển là tâm sự trái tim của Lê Quang Trang (LQT), anh tâm sự điều gì ?
Tập thơ gồm ba phần : Dưới Tán Lá Rừng Già (52 bài), Sau Chiến Tranh (124 bài) và Nhữ ngTứ Thơ Bất Chợt (49 bài )
DƯỚI TÁN LÁ RỪNG GIÀ gồm những bài thơ được viết từ 1971 đến ngày toàn thắng 1975. Hiện thực đậm nét trong thơ LQT là sự ác liệt cuả chiến tranh và những hy sinh lớn lao mà tác giả chứng kiến trên đường hành quân
Hai nghìn cây số rừng
Hai nghìn cây số núi
Bom đạn trước mặt, sau lưng
Vắt, rắn, mưa đêm
Biệt kích rình
Và sốt rét
Vượt sông, vượt suối…
(Mai này, khi con lớn)
Nơi đây hố bom uốn đường làng ngoằn ngoèo
Mặt đất bạc những vết thương mưng mủ
Những thưở ruộng quên muà trồng tiả
Cỏ bông. Cỏ ống chen dày…
Ở đây những người chị goá chồng
Nỗi đau tưởng chai từng ánh mắt
Đưá trẻ mồ côi đi tìm ống tre, ống trúc
Mặt xịu dần khi thấy mộ cha
Tảng đá ong đầu tấm mộ bia
Dãi dầu trong mưa dầm nắng gắt
Đưá trẻ nhìn tôi, rồi quay về bót địch
Tia nhìn hằn lên
Ánh mắt cho chúng tôi hiểu thêm
Những khi súng nổ…
(Nơi tôi đến )
Ghi lại những nỗi đau thương trong của dân tộc, LQT hiểu được điều quan trọng này, đó là sức mạnh, bản lĩnh của cả dân tộc trong cuộc đối đầu lịch sử với kẻ thù. Một bản lĩnh tuyệt vời mà kẻ thù không thể hiều nổi
Cơn sốt rừng đốt tái những làn môi
Nhưng ánh mắt vẫn trong như nguồn suối
Địch càn chưa qua, B.52 đã tới
Đội hầm lên là bắt gặp tiếng cười
(Cánh rừng năm ấy )
Ở chiến trường
Tình yêu được nhân lên gấp bội
Khi trên đầu B.52 cứ dội
Và dưới hầm chúng tôi vẫn làm thơ
(Hơi ấm đồng đội )
Ở đâu LQT cũng gặp nhưng con người dũng cảm phi thường trong đời sống bình thường , đó là cô giao liên toả sáng giữa rừng, Anh du kích dạn dày chiến đấu, người cán bộ dân vận năng động từng trải, những bà mẹ cách mạng với tình thương con tuyệt vời…
…Người đầu tiên tôi gặp ở vùng này
Là anh Tư có nước da bóng nhẫy
Một vết thương xẻ dài cánh tay
Tiếng cười to và bao giờ cũng ngắn
Câu đầu tiên
Anh nói với tôi
“Còn cái be sườn cũng đánh “
( Nơi tôi đến )
Khi em là cô giáo giảng bài
Khi thợ cấy ngày muà bận rộn
Bưã cơm chiều hôm nào cũng vội
Đội khăn theo du kích lên đường
Em xôn xao với hơi thở chiến trường
Trăn trở tìm hồi sinh cho đất
Em bé nhỏ trong cái nhìn cô bác
Đột lớn lên sau trận san đồn…
(Người nữ cán bộ trẻ ở vùng ven.1974)
Tôi không nhớ bao nhiêu lần đã khóc
Trước những bà má không sinh ra tôi
Đó là những lần mới về với má dăm ngày, đã tạm biệt, tôi đi
Và những lần đột ấp, nhìn tôi ăn cơm, má vuốt tóc tôi mà vẫn không tin là thật
Trong mệnh lệnh của tôi,
từng thôi thúc cả trăm người xông vào đồn địch
Từng dự bàn bao nhiêu chuyện lớn lao
Nhưng trước má với bàn tay gầy và vầng trán nhăn nheo
Tôi thấy mình vô cùng bé bỏng!
Má không sinh ra tôi nhưng cho tôi sự sống
Khi má cắn răng chịu đòn khảo tra
mà không chỉ căn hầm bem dưới đó tôi ngồi
Lít gạo dành chống càn, chôn xuống rồi,
má còn bới lên nấu cháo cho chúng tôi…
(Trước những bà má không sinh ra tôi)
Điều quan trọng cuả một cây bút làm thơ là ở chất thi sĩ . Không có chất thi sĩ thì không thể thành nhà thơ, có chăng chỉ là người ghi chép hiện thực. Chất thi sĩ ở LQT thể hiện ở sự tinh tế trong quan sát hiện thực, ở tấm lòng đầy ắp yêu thương với cuộc sống , với con người, và ở những suy tư sâu sắc về ý nghiã sự sống, ý nghiã sự hy sinh. LQT thể hiện được cái đẹp của cuộc sống gian khổ hy sinh bằng cái nhìn giàu chất nhân văn, thể hiện được bản lĩnh đẹp phi thường của một dân tộc trên con đường đi tới tương lai .Bài Khuôn Mặt Đám Cưới và Tiếng Ru Người Mẹ Trẻ là những bài thơ xúc động
Rất đơn sơ là đám cưới chiến khu
Con gái không mặc áo dài
và con trai không đeo cà vạt
Nhưng bù vào những khoang mất mát
Là tấm lòng đem đến tự muôn nơi
Đám cưới vui nhiều là lũ trẻ con thôi
Được mặc áo hoa, hò la và ăn cỗ
Cô dâu luôn giữ nụ cười lặng lẽ
Như gửi nỗi niềm xa lắc xa lơ
(Khuôn mặt đám cưới )
Chị ngồi đưa võng cho con
Hát một điệu dân ca quan họ
Đưa tôi trở về nỗi nhớ
Ngày nào mẹ ru trong nôi…
…Cháu ngủ rồi nên đâu có nghe
Thành tôi là người nghe tất cả
Râm ran trong lòng một điều kỳ lạ
Thật tâm tình và cũng thật mênh mông
Trước mặt tôi là tình mẹ giăng giăng
Tôi cứ nhìn vui không chớp mắt
Trong hành trang của tình yêu đất nước
Lại một tiếng- ru- người -mẹ lên đường.
(Tiếng ru người mẹ trẻ )
Ý thức sâu sắc của LQT về hiện thực tạo nên những câu thơ ấn tượng
Hai chiếc cáng thương các anh chở bằng một xe
Tôi bắt gặp ở Ngã- ba – bông- giấy
Cái đầu tiên sau câu chào hỏi
Là giọt máu thương binh rơi
Hoa giấy rung rinh
Và tôi thì lặng người
Tiếng pháo tiếng bom bên kia ngọn đồi
Chiến trường ấy thực hơn ngàn chuyện kể
Tôi bất giác nhìn vào vùng nước nhỏ
Dáng đất nước này trong máu bạn bè tôi
(Ở một ngã ba)
Đặc sắc thơ ở phần này là những bài thơ kể chuyện có giọng tâm tình hướng nội (đây là giọng chủ đạo của thơ LQT). LQT có cách kể mộc, suy tư nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, kết hợp với sự bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, tạo nên những hiệu ứng sống thực tác động vào trái tim người đọc. Tình cảm tinh khôi cuả LQT đã tạo nên những bài thơ đẹp, có sứcvang vọng và để lại bao yêu thương trân trọng với những tháng ngày kháng chiến đã qua (Khuôn mặt đám cười,Tội ác kẻ thù là huỷ diệt các loài lan, Ở một ngã ba, Lằn cờ,Trước những bà má không sinh ra tôi, Phồ nhỏ). Tuy vậy LQT không thành công ở những bài miêu tả sử thi cuộc kháng chiến thắng lợi trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975(Sài gòn vào trận)
Phần II : SAU CHIẾN TRANH (124 bài ) gồm những bài thơ được sáng tác từ 5/1975 đến 2008, một khoảng thời gian trên 33 năm với những biến động lớn lao cuả lịch sử. Những biến động này có dội vào thơ Lê Quang Trang. Trước hết đó là những ngày vui đại thắng (Để có những ngày này), rồi những ngaỳ tháng chống xâm lược Pôn Pốt và bành trướng Bắc Kinh (Tiếng sóng phiá chân bán đảo, Giặc đến nhà, Thăm con trên chốt, Mưa nguồn,Khói bếp chiều ở bản.); những tháng ngày xây dựng đất nước, xây thủy điện (Hôm nay, chiến dịch; Sắc hoa Pơ lăng) ; Đất nước hội nhập và phát triển (Đất nước tháng năm này , Đường Dài )
Kể sao hết niềm vui khi ta cặp bến bờ
Nam bắc tưởng chẳng còn không gian nữ
Tay bắt tay mắt cay vì lệ ưá
Thống nhất nước nhà lệ ấm ở bàn tay
(Để có những ngày này),
Mẹ đến thăm con ngủ lại giữa chiến hào
Giường làm vội bằng chiếc ki khiêng đất
Thương con và bạn bè, mẹ nằm không chợp mắt
Trăng rừng soi, mắt mẹ như sao
(Thăm con trên chốt)
Ô kià, pơ-lang như nở sớm
Để đất trời cao nguyên đỏ thêm
Đập Yaly gồng mình ngăn nước lại
Cho một ngày dòng điện sáng thêm
Sau Hoà Bình giờ lại đến tây Nguyên..
(Sắc hoa pơ-lang)
Nhưng thơ LQT là thơ suy tư. Nhà thơ ngẫm nghĩ nhiều về những vấn đề của đời sống . Ngẫm nghĩ, tra hỏi và lý giải. Đó là một người hiện diện trong mọi hoàn cảnh, nhìn những vận động đang diễn ra với cái nhìn đầy trách nhiệm với đất nước, với dân tộc và thời đại mình đang sống.
Có hôm nay ta hiểu sự hy sinh
Ta hiểu giá một thân cây mảnh đất
Ta hiểu giá sự tự do độc lập
Để hôm nay sáng mãi nụ cười
(Để có những ngày này)
Cũng cây lúa với lòng người và đất
Hai mươi tấn một hec ta, đó là hiện thực
Cho tôi hiểu thêm giá trị lao động con người
(Luá Đại Phước )
Trở lại chiến khu gặp mắt lá rừng Tuyên
Hiểu lẽ sống một thời cha ông đã trải
Quá khứ đi qua không bao giờ trở lại
Nhưng phẩm chất kia thì không thể phai mờ
(Sau mắt lá rừng Tuyên)
Trước hết và xuyên suốt chặng đường thơ này là những kỷ niệm của thời chiến đấu trước 1975.Những kỷ niệm này trở đi trở lại, làm ánh sáng soi đường cho những bước chân đi tới phiá trước, là thước đo giá trị, phẩm giá trong cuộc sống kinh tế thị trường, là phần tinh khôi nhất của hồn thơ LQT, cũng là phần trong sáng nhất của nhân cách con người VN trong lúc giao thời (Mặt trời trái tim tôi, Cánh rừng thức dậy, Ngã rẽ, Cây lá lụa đầu ô yên Phụ, Khoảng cách, Quảng trị…)
Lúc ở rừng còn chút cơm khô
Cũng đem lại đêm vui coi là hạnh phúc
Vượt mười cây số đường rừng để gặp nhau một lúc
Gian khổ nhiều xiết chúng mình lại với nhau
Ấy là chưa kể về những kỷ niệm vùng sâu
Nếu mày chết… hay nếu như tao chết…
Không yêu ai hơn khi cùng nhau đột ấp
Nghĩ rằng tình đời chẳng thể nào vơi
Mỗi đưá về một thành phố xa xôi
Thật kinh sợ khi một ngày gặp lại
Những chi tiết ló ra trong lời noí
Trong nghĩ suy…
Đã mỗi đưá một đường
(Ngã rẽ. 1981 )
Tóc có rụng thêm, da có nhăn thêm
Ta không tiếc những tháng ngày đã mất
Cuộc kháng chiến dạy ta điều chân thật
Biết yêu người và yêu chính bản thân ta
(Vể lại nơi bảy năm trước đã ra đi)
Những người lính vô danh
Sống hào hùng suốt một thời đánh giặc
Giờ đối mặt với cuộc đời thường nhật
Lý tưởng thì xa, cơm áo thì gần
Mầu áo năm xưa dù có bạc dần
Nhưng lồng ngực vẫn con tim ấm áp…
(Khoảng cách . 1988)
Không phải LQT không có những bức xúc trước thực tại đất nước và đổi thay của lòng người (Sau một ý nghĩ quen, Trong tầm nhìn có thực,Ngày Mai anh lên đường, Bạn tôi xây nhà mới, Ánh sáng từ bóng tối, tuổi năm mươi, bi kịch, Bến chìm,Đối lập,). Điều làm anh nặng lòng là sự phát triển của đất nước, sự vỡ tan như bọt nuớc của những ảo tưởng, cuộc sống đói nghèo của nhân dân.
Thời chưa xa ta nhập với mọi người
Hoà mầu xanh để thành rừng bát ngát
Bao sức lực chống chèo trong nước xiết
Thấy ấm lòng trong âm nhịp hò reo
Trải nắng mưa vầng trán đã nhăn nheo
Lại đối diện trước ngọn đèn, trang giấy trắng
Đối diện với tâm hồn có bao điều hụt hẫng
Giữa đêm dài vắng lặng mênh mông
(Đối diện .1990)
Đất nước sau chiến tranh giao mùa luân chuyển
Không ít kẻ gian manh và thực dụng giàu lên
Người lương thiện đã nghèo lại khốn khó thêm
Cái thị hiếu người đời như cũng khác
Ngòi bút anh cầm cũng vênh lên ngơ ngác
Trước đồng tiền, bát gạo, lương tri…
(Ngày mai anh lên đường)
…trước những cánh rừng đại ngàn và cổ thụ ken dày
và lòng đất dưới chân ta ấp ủ bao hy vọng
nhưng đã có rất nhiều bong bóng
cứ tan ra giữa nắng thực cuộc đời
chống xâm lăng như sợi giây lien kết lòng người
im tiếng súng sao quá nhiều ngã rẽ…
(Vang vọng tháng tư. 1995)
Sau nhiều suy tư về lẻ đời về những chân lý cuộc sống (Sau mắt lá rừng Tuyên,Ngày mai anh lên đường, Đối diện, Đi lại đường rừng, Vang vọng tháng tư, Phiá xa xanh), nhà thơ tìm được con đường cho đời mình là trở về với nhân dân, ở đây nhà thơ tìm thấy hạnh phúc thanh xuân (Trên cầu vồng Bạc Liêu, Sắc nắng ngày thường,Gió cát, Dải đất hẹp, Đêm nay chị ngủ ở thị xã, Gió vẫn thổi về từ biển, Sắc trắng hoa kim anh, Trong lòng chúng tôi Hà Nội, Luá Đại Phước, Trước sóng và trước gió, Những bàn chân không mỏi, Với cô bão mẫu, Rau ngoại ô, Người trồng hoa, Những tia sáng, Những nỗi niềm sau lũ, Những trái tim đập nhịp với con tàu).LQT cũng tìm thấy cái đẹp của cuộc sống hôm nay: Đàlạt đẹp (Một vùng cao mát mẻ), Nhìn hoa sưã nhận ra vẻ đẹp của thành phố (Hoa sữa). Những câu thơ viết về nhân dân lao động đẹp và tươi xanh như sự sống không hề có những day dứt ưu tư. Bâng khuâng A Lưới là một bài thơ hay. Viết về cụ già trồng hoa, LQT cũng cò những dòng thơ sinh động và suy tư ý nhị.
Cụ hàng xóm kề hàng rào nhà tôi
Tuổi đã cao tóc và râu đã bạc
Đôi bàn tay gânxanh chằng chịt
Nhưng cánh tay bắp thịt vẫn săn vồng
Những luống hoa do tay cụ vun trồng
Cứ xanh biếc suốt muà xuân mùa hạ
Như cây lá chắt chiu từng giọt nhựa
Bỡng bừng lên sắc lạ cuối mùa đông…
Có biết bao nhiêu cụ ở trong làng
Trái tim đập cùng tuần hoàn dòng nhựa
Lặng lẽ hiến đời mình cho hoa nở
Cho xuân về đời ý vị hơn lên!
(Người trồng hoa.1980)
LQT cũng đối thoại chia sẻ, suy gẫm về những con người của qúa khứ và đương thời, về Đề Thám (Từ những câu chuyện lưu truyện, Thăm đền Hùng ) về Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Thi , nhà báo Nguyễn Ngọc Hải (Trong chúng tôi có một người, Mất và còn, Ánh sáng từ bóng tối, Người mang lửa , Dòng chảy ngầm phiá sau làn áo mỏng). Đó cũng là một cách bày tỏ những nghĩ suy của anh với cuộc đời, mà chân lý đang hiển hiện nơi những con người cụ thể mà anh đối thoại. Chân lý ấy là tình người, là giá trị nhân văn, là nhân cách làm người.
Nén nỗi riêng anh chịu trầm uất một mình
Dù bức bối rừng, bức bối cây,trớ trêu thay, cả bức bối bởi tình đồng đội.
Nhưng trên mấy nghìn trang văn vẫn đầy ánh sáng của tương lai và tình người nóng hổi
Có phải để viết được những dòng này anh phải chịu đựng gấp đôi.
(Ánh sáng từ bóng tối-Nhớ Nguyễn Thi )
Giữa nhộn nhịp hoang vu
Lòng người chừng tĩnh lại
Xin làm nhành hoa dại
Vì Con Người, Tình yêu !
(Chiều trên đảo Margette. 1986)
Tình cảm dành cho cha mẹ là một trong những tình cảm cội nguồn của thơ LQT ( Thức đêm với mẹ ở thị trấn ven sông, Dáng mẹ trên đồng, Với con sông quê ngoại) Hình ảnh người mẹ nghèo, tảo tần lo cho con khôn lớn để lại thật nhiều tình yêu thương và quan trọng hơn tình mẹ giữ hơi ấm cho nhà thơ giữa giá lạnh cuộc đời . Từ người mẹ ruột thân yêu LQT sẻ chia tấm lòng của những bà mẹ VN chịu đựng bao đau thương mất mát trong chiến tranh (Lòng Mẹ, Thăm con trên chốt)
Dáng mẹ trên đồng cho con biết yêu thương
Nườc da nâu và bàn tay thô ráp
Biết quý trọng và nâng niu hạt gạo
Giữ tim mình biết ấm những ngày đông
(Dáng mẹ trên đồng)
Trong thơ LQT còn một nhân vật khác, tuy không rõ hình hài nhưng lại là người chia sẻ với LQT nhiều nỗi niềm, đó là nhân vật em. Có thể đó là người bạn đời, là cô giao liên giản dị mà anh hùng , hoặc một cô gái gặp bất chợt trên đường hành quân (Cảm xúc, Nhớ mai vàng). Em là ước mơ đẹp (Con chim xanh ), Em cũng có thể chỉ là nhân vật gỉa định để nhà thơ thổ lộ tâm tình (Tro tàn quá khứ, Em đến, trước mùa xuân, Mơ gió, Tín hiệu tình yêu, Sonnet tro tàn, Bất chợt, Đón giêng hai, Trong mắt nhau, Tình yêu, Cánh cửa hồn người, Trên chuyến bay ra Hà nội, Khoả thân ). Là nhân vật của những phút giây tâm hồn nhà thơ bay trong cõi trời lãng mạn (Chờ đợi, Gió lạnh, Hoàng hôn mưa,). Bài Mặt Trời Trái Tim Tôi là một bài thơ hay và cảm động về em. Bài Bao giờ đến hẹn bộc lộ tư chất tài hoa của LQT. Tuy vậy, thơ tình LQT giàu chất lý trí vì thế khó hấp dẫn được người trẻ đang yêu.
Đi cùng em, anh không dám nói nhiều
Em bình dị và thân yêu quá đỗi
Đến với e qua tháng năm đồng đội
Nên bây giờ hạnh phúc cứ nhân lên
(Mặt trời trái tim tôi)
Bữa cơm ngày thường , anh cùng em ăn
Anh hay trách bữa cơm đơn giản quá
Em lặng im rồi bỗng cười xí xoá
Anh thấy mình như có lỗi cùng em
(Bữa cơm thường )
Như sớm mùa xuân mặt trời lên náo nức
Có em, cuộc đời đẹp hơn, giàu hơn
(Cánh cử hồn người )
LQT đi nhiều, ghi nhận và suy tư nhiều. Nơi nào, ở đâu anh cũng hiểu ra đôi điều về chân lý: Kiến An, Trung du, Điện Biên, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Lạt, Huế, A lưới ,Tây Nguyên, Chợ nổi miền tây, Bạc Liêu, Budapest, Margette,..và bàng bạc một tình quê hương đằm thắm, dù là Hà nội hay thành phố HCM (Trong lòng chúng tôi Hà Nội, Gặp gỡ Hà Nội, Thành phố tôi yêu,Hoa sữa) Anh phát hiện ra sức sống mạnh mẽ của dân tộc, cảm nhận được những vẻ đẹp tinh tế của quê hương và thể hiện được thành chất thơ mà không dễ cất thành lời.
Mưa với hoa.Và đạn bom. Đồng đội.
Sống trong tôi một trọn vẹn Điện Biên
Và con đường cả dân tộc đi lên
Điện Biên Phủ, nhắc một thời chói sáng
(Điện Biên)
Thành phố nhìn như thế giới sao sa
Trong mắt em hiện hình bao ngọn nến
Gió lạnh thổi, gợi một vùng biển lớn
Mà chúng mình vẫn ao ước bấy lâu
(Thành phố tôi yêu)
Tôi yêu đất nước này vì trong đó có em
Có gian khổ, vui buồn đã trải
Như con nước cứ muôn đời chảy mãi
Thấy lịch sử đi lên qua mỗi bước luân hồi
(Những nỗi niềm sau lũ)
LQT cũng bộc bạch những tâm sự riêng, nỗi niềm riêng (muà thu sinh con ), tâm sự cô đơn (Đối diện ) suy tư về nghề thơ (Trước cánh đồng vừa gặt, Nghĩ về nghề); Sững sờ khi tóc bạc (Khói tre bay) ; thao thức về con người (Linh cảm); chia sẻ với người đàn bà bất hạnh (Người mộ đạo ) , thương một tiếng trẻ rao đêm (Đối lập), xin cho một cháu bé lai được vào nhà trẻ (Với cô bảo mẫu) suy gẫm những chuyện kể về Đề Thám (Từ những câu chuyện lưu truyền), nhìn lục bình trôi mà suy tư về sự trôi chảy của thời gian (Thời gian không đứng đợi), tâm nguyện làm hoa dại (Chiều trên đảo Margette) và hồn nhiên hiện sinh phút giao thưà (Giao thừa). Nhiều khi LQT cảm thấy cô độc thăm thẳm, thế sự nhoà đi trong nước mắt của anh. Có lúc anh đã đuối sức, muốn nhập Thiền (Nhập Thiền ).Bài Tuổi Năm Mươi thật sâu sắc và cảm động.
LQT gắn bó với nhân dân và dân tộc, hiểu biết sâu sắc về lẽ đời cùng với tấm lòng bao dung khi đánh giá hiện thực, nhờ đó anh vượt qua được bi kịch của người trí thức, dù rằng nỗi trăn trở vẫn cháy khôn nguôi trong tâm hồn nhà thơ.
Bao buồn vui nửa thế kỷ đi qua
Một mình với đêm, ly rượi vàng trong vắt
Thế sự soi trong giọt nước mắt nhoà…
Cũng chẳng biết nên buồn hay nên vui
Giữa nồng ấm và vô tình lạnh nhạt
Tự băng lấy vết thương, đừng để rơi nước mắt
Để biết rằng anh đã tuổi năm mươi
(Tuổi năm mươi)
Thèm ăn chay niệm Phật
Mê tịch mịch chùa chiền
Màu nâu sồng chân mộc
Hài hoà cùng thiên nhiên
Yêu hương sứ hương sen
Khói hương trầm quyến rũ
Muốn gột hết bụi trần
Cho hồn mình lặng gió
(Nhập Thiền )
Đề tài và cảm xúc thơ của LQT khá rộng. Tuy vậy, đến thời điểm 2009, LQT ít có thơ về đời sống công nghiệp, về người công nhân (trong các nhà máy, công ty nước ngoài), về hội nhập thế giới. Anh cũng không quan tâm đến những vấn đề có tính toàn cầu, hoặc những vấn đề vai trò, vị trí của VN trên thế giới (VN trong tương quan Asean, với Châu Âu, với Trung Quốc…). Hồn thơ anh thuộc về quá khứ
Phần III : NHỮNG TỨ THƠ BẤT CHỢT, Phần này tác giả gọi là Những Tứ Thơ Bất Chợt vì hầu hết mới ở dạng ý tưởng được diễn đạt qua một hình ảnh nào đó. Nhưng đa số là những suy nghĩ trực tiếp, là phát ngôn trực tiếp của nhà thơ về thế sự. Vì thề chất thơ chưa định hình, mặc dù có những bài đã có dáng dấp thơ.
So với hai phần trên, phần này kém sút hẳn về chất thơ.Tình cảm thơ không còn tươi nguyên sự sống. Ẩn sau những câu chữ là những suy nghiệm thấm thiá buồn về tình đời, về con người hôm nay. Nỗi buồn vì tuổi già sức cùng lực kiệt (Đường đạn) vì đời phù du (Phù du, phù dung; Giác ngộ, Một lần) . Nhà thơ cảm thấy đơn độc vì xung quanh bạn bè ngày xưa chẳng còn ai (Đồng đội, Giật mình), mội trường xã hội toàn kẻ xấu kẻ ác, kẻ gian dối. Hiện thực còn nhập nhoạng tranh sáng tranh tối (Nghịch lý , Vùng tối ,Tranh tối tranh sáng, Ân hận, Nhận diện, Nhân và quả), lý tưởng trước kia đã chết mòn vì tham nhũng (Chết mòn). Luật pháp không nghiêm (Hai câu, Nói dối). Sống là sống khổ vì luôn phải đối phó (Đời), những người càng tài năng càng phải gánh lấy số phận bi đát (Tài năng và số phận). Có lúc anh đã phải Đầu Hàng vì bất lực trước trang giấy. Giọng thơ anh không còn đằm thắm trước thực tại, không còn là giọng reo vui lý tưởng thuở cầm súng đánh giặc
LQT cũng lưu ý người đọc về những trải nghiệm của mình. Đừng bán rẻ danh dự (Danh dự), đừng sống Hèn. Phải biết khiêm tốn (Tự phụ), đừng Ngây thơ trước cuộc đời, hạnh phúc phải qua đau khổ mơí Thấm. LQT khẵng định chân lý này với người cầm quyền:
Nhà nước của dân do dân vì dân
sao mới một phần hai thế kỷ
mà đã bao phen bão lốc
Hỡi những ai đang trên nấc thang quyền lực
có nhớ chăng “chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”!
(Dân )
Chân lý sau cùng LQT đặt làm nền cho mọi nghĩ suy của mình là gắn bó với nhân dân như lời mẹ dặn
Con sẽ tự tách khỏi cộng đồng nếu không thấy niềm vui
Khi đất nước hoà bình hay ngày nước nhà thống nhất
Và con sẽ “đứt gánh giữa đường” nếu trên đường kiếm tìm hạnh phúc
Còn để lo âu trong mắt trẻ thơ và nếp nhăn trên trán những mẹ nghèo
(Lời mẹ)
2.Những đặc điểm chung của thơ Lê Quang TrangGió Vẫn Thổi Về Từ Biển gồm 225 bài thơ được sáng tác từ những năm 1971 đến 2008 (37 năm ) có thể được coi là thơ của một đời người trong những biến động lớn lao của lịch sử. Vâỵ hành trình tư tưởng và nghệ thuật cuả LQT vận động thế nào trong suốt chặng đường dài ấy
Thơ LQT nằm trong dòng chảy chung của thơ “truyền thống “ VN những năm kháng chiến và những năm đất nước thống nhất. LQT bám sát hiện thực, khám phá hiện thực. A không tập trung phản ánh hiện thực mà suy gẫm về hiện thực để tìm ra ý nghiã tư tưởng của đời sống. Mỗi bài thơ của LQT là dòng tâm trạng, có khi đối thoại, có khi độc thoại, có khi chia sẻ, có khi ca ngợi. Nhưng dù viết thế nào, LQT cũng thể hiện sự chân thực trong trẻo của hồn thơ và ngòi bút chân thành trong từng câu chữ tự nhiên. Sức hấp dẫn của thơ LQT xuất phát từ những quan sát tinh thề, những suy gẫm sâu sắc, cách thể hiện tự nhiên như kể chuyện và sự chân thành với bạn với đời trong quan hệ cuả nhà thơ với người đọc.(Khuôn mặt đám cưới,Tiếng ru người mẹ, Ở một ngã ba, lằn cờ, Trước những bà má không sinh ra tôi, Phố nhỏ, Cây lá lụa đầu ô Yên Phụ, Trong Tầm nhìn có thực, Bạn tôi xây nhà mới, Giao Thưà, Khỏa thân, Bình minh chợ nổi, Bao giờ đến hẹn…).
LQT thành công đặc biệt ở những bài kết hợp được sự ghi nhận sắc xảo hiện thực với suy tư sâu sắc về chân lý qua giọng thơ tự nhiên, chân thành trong những bài thơ kể chuyện mà câu thơ gần với văn xuôi. LQT ít có câu thơ hay nhưng có nhiều bài thơ hay. Cái hay không nằm trong câu chữ mà toát ra từ cái nhìn phát hiện cái đẹp cuả cuộc sống, từ tấm lòng thấm đẫm tình người tình đời, và từ giọng kể chân thành .Vì thế , nếu chỉ đọc những câu thơ trích thì khó nhận ra cái hay của thơ LQT mà phải đọc cả bài, đọc nhiều lần và lắng tâm hồn mình lại. Phải đọc thơ LQT bằng tình yêu con người, yêu cuộc sống yêu chân lý, yêu cái đẹp mới thấy được những giá trị thẩm mỹ của thơ anh. Ngôn ngữ thơ của LQT là ngôn ngữ mộc cuả đời thường, nhưng khá chắt lọc, ngôn ngữ của suy tư. Giọng thơ anh là giọng kể, đối thoại, độc thoại tự tình, điệu thơ là điệu noí tự nhiên của tấm lòng tri kỷ .
Càng về sau thơ LQT càng nghiêng về suy tư , thiếu chất sống của đời, khiến cho sức quyến rũ bị giảm đi (Ngày về, Gió lạnh,Tình yêu, Thăm nhà lưu niệm Xuân Diệu, em đến,…). Còn một nguyên nhân nữa khiến cho ngòi bút LQT trở nên ngập ngừng, thậm chí “đầu hàng” trước trang giấy trắng, đó là thơ LQT là thơ hướng về hiện thực, lấy hiện thực làm đối tượng cảm xúc và khám phá. Khi hiện thực xã hội Việt Nam chuyển từ cuộc chiến đấu cho lý tưởng độc lập tự do sang hiện thực kinh tế thị trường, dường như mọi giá trị đều đảo lộn. LQT không còn mảnh đất lý tưởng để bay bổng. Trái lại, anh phải “Đối diện” với những “ngã rẽ”, những “đối lập “ những “khoảng cách “, bị quay quắt trong những “bi kịch”, phải trăn trở với bao điều “nghịch lý”, sống trong tình cảnh người trí thức long đong (Tranh tối tranh sáng ), bao ước mơ tan như bọt bong bong, mà con đường phiá trước còn dài (Đường dài ). Năm mươi tuổi anh thấm thiá Thiên mệnh, ngộ ra cõi đời phù du, mỏi mệt, muốn nghỉ ngơi bên cây cảnh (Xuân già).Thơ của anh vận động theo tư tưởng của anh. Từ thơ kể chuyện đời sống chiến đấu lao động dào dạt sự sống tươi nguyên chuyển sang thơ suy tư thế sự, chất suy tư ngày càng lấn át hiện thực. Dù anh ý thức được rằng cội nguồn cảm hứng thơ là nhân dân, và a cũng có được một số bài thành công nhưng không nhiều (Giải đất hẹp. Giặc đến nhà,Thăm con trên chốt, Sắc trắng hoa kim anh, Lúa Đại Phước, Bâng khuâng A Lưới, Sắc hoa pơ-lang, Bình minh chợ nổi , trước sóng và trước gió, Những bàn chân không mỏi, Rau ngoại ô,)
Nếu bỏ qua yếu tố tác giả trong thơ, thì có thể nhận thấy rằng, nhân vật trữ tình trong thơ anh là con người VN tinh khôi, trong vắt những phẩm chất lý tưởng. Con người ấy đã trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ hy sinh, những năm tháng trăn trở xây dựng đất nước và hội nhập, đã trải qua những dằn vặt để lý gỉai và giữ mình mãi sáng trong, dù hiện thực ngày càng bề bộn phức tạp với bao ngã rẽ. Con người ấy mang vẻ đẹp nhân văn VN, và bên trong nó, ở bề sâu, là sức mạnh và bản lĩnh VN. Con người ấy đằm thắm, thiết tha lắm dù cuộc sống có bao điều bức xúc mả đôi khi khó có có thể kềm chế để không lên tiếng nói phê phán. Con người ấy hoà trong nhân dân, một nhân dân sôi nổi, trẻ trung, sinh động, đang ào ạt tiến về phía trườc mà không gì có thể cản được bước chân lịch sử. Trong dòng chảy lịch sử ào ạt ấy, nhân vật tôi vưà đi vừa suy gẫm và nhận ra ánh sáng soi đường từ nhân dân, từ đó hồn thơ cất lên tưoi đẹp, mới mẻ đến kỳ lạ. Nói cách khác, tập thơ giúp khám phá lại con người VN trong thời đại đã qua, để vững tin vào tương lai, mà chắc chắn sẽ rạng rỡ, dù rằng con đường còn dài
Cái đọng lại sâu sắc nhất ở tập thơ này là những nghĩ suy trăn trở về đất nước, về cuộc sống, về tình người với tinh thần trách nhiệm cao của người trí thức. Hình ảnh con người Việt Nam sáng trong, đằm thắm, mạnh mẽ trong suốt trường kỳ kháng chiến và xây dựng đất nước là một thành công khác của tập thơ, tạo nên giá trị thơ LQT. Người đọc tìm thấy sự chia sẻ những khám phá về nhân dân, về dân tộc, về những lẽ đời từ nhân vật ấy. Tôi nghĩ đó là những Tâm Sự Trái Tim mà LQT muốn chia sẻ. Những tâm sự ấy đủ làm nên những dấu ấn của một đời thơ trong lòng người đọc.Xin cùng tiếp tục cuộc hành trình với thơ anh
Chân trời mới mở ra bao khát vọng
Nào, lên đường, muà hạ đón ta sang…
(Đón giêng hai)
Tháng 12/2009
Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2010
Phát hành tập sách : NHỮNG TÌM TÒI NGHỆ THUẬT CỦA ANH ĐỨC
BCT vưà in xong tập LLPB NHỮNG TÌM TÒI NGHỆ THUẬT CỦA ANH ĐỨC.
Đây là một chuyên luận nghiên cứu sâu về một tác giả văn chương CM miền Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Tập sách này giúp ích cho các bạn muốn tìm hiểu một khuôn mặt đặc sắc của văn chương CM Việt Nam đương đại, từ đó có thể hiểu các nhà văn lớp trước đã sống và sáng tác thế nào, tại sao tác phẩm cuả họ có giá trị với cuộc sống kháng chiến đương thời.
Tập sách cũng có thể giúp ích cho những người mới cầm bút, hiểu được giá trị đích thực của văn chương là gì, từ đó co thể tìm kiếm cho mình một hướng đi phù hợp với giòng chảy chung cuả văn chương dân tộc.
Sách dày 176 trang. Nxb Đồng Nai. 12/09
(Bạn có nhu cầu xin lien hệ với BCT theo điạ chỉ email : buicongthuan2401ks@yahoo.com)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)